Thứ sáu 09/05/2025 13:56
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trước vòng xoáy thuế quan Mỹ - Trung

12/02/2025 05:30
Việt Nam được đánh giá là điểm đến ưa thích của các doanh nghiệp chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc trong bối cảnh thuế quan, bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng.
Việt Nam được đánh giá là điểm đến ưa thích của các doanh nghiệp chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc trong bối cảnh thuế quan, bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng.
Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trước vòng xoáy thuế quan Mỹ-Trung

Vòng xoáy thuế quan "ăn miếng, trả miếng" giữa Mỹ và Trung Quốc

Trung Quốc vừa chính thức áp thuế trả đũa lên khoảng 14 tỷ USD hàng hóa Mỹ, có hiệu lực từ 0h01 ngày 10/2 (giờ Bắc Kinh), theo Financial Times. Danh mục thuế mới bao gồm mức thuế 15% đối với than đá, khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và 10% đối với dầu thô, thiết bị nông nghiệp, xe tải và xe động cơ lớn. Đây được xem là động thái đáp trả trực diện sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump triển khai gói thuế bổ sung 10% lên toàn bộ hàng hóa Trung Quốc, châm ngòi cho một vòng căng thẳng mới trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Không đi theo cách tiếp cận toàn diện như Mỹ, Trung Quốc chọn chiến lược nhắm thẳng vào những ngành xuất khẩu chủ lực của Washington, nhằm gia tăng sức ép lên nền kinh tế nước này. Nhưng không dừng lại ở đó, Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh thế trận bằng một đòn đánh mới: Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan Trung Quốc tuyên bố áp đặt kiểm soát xuất khẩu đối với vonfram, tellurium, ruthenium, molypden và các sản phẩm liên quan đến ruthenium , với lý do "bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia".

Song song với đó, Trung Quốc còn tung thêm một bước đi mang tính chiến lược khi mở cuộc điều tra chống độc quyền nhằm vào Google, cáo buộc tập đoàn công nghệ Mỹ vi phạm luật cạnh tranh. Động thái này được giới quan sát nhận định là một phần trong chiến dịch đáp trả cứng rắn của Bắc Kinh trước áp lực từ Washington.

Nhìn nhận về diễn biến này với phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, TS. Nguyễn Sơn - Giảng viên ngành Quản lý chuỗi cung ứng và logistics (Đại học RMIT Việt Nam) cho rằng vòng xoáy thuế quan "ăn miếng, trả miếng" giữa Mỹ và Trung Quốc là dấu hiệu cho thấy xu hướng phi toàn cầu hóa ngày càng rõ nét. Những biện pháp bảo hộ thương mại không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hai nền kinh tế, mà còn có thể kéo theo những hệ lụy sâu rộng lên toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu. "Tác động về chi phí có thể rất lớn, với nguy cơ giá cả leo thang trong các ngành công nghiệp bị áp thuế cũng như các lĩnh vực liên quan như vật liệu, năng lượng, ô tô và điện tử", ông nhận định.

Trên thực tế, từ năm 2018, cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung đã buộc nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu phải dịch chuyển từ mô hình toàn cầu hóa thuần túy sang hướng khu vực hóa, với trọng tâm đặt vào khả năng phục hồi thay vì chỉ tối ưu hóa chi phí. Động thái kiểm soát xuất khẩu kim loại lần này của Trung Quốc càng làm dấy lên lo ngại về khả năng gián đoạn trong các lĩnh vực sản xuất quan trọng như chip bán dẫn, xe điện và năng lượng tái tạo. Dù chưa tạo ra sự đứt gãy ngay lập tức, nhưng theo TS. Nguyễn Sơn, các tác động tiềm ẩn trong dài hạn là không thể xem nhẹ. Đặc biệt, trong ngành công nghiệp bán dẫn, dù các hạn chế từ Trung Quốc đã đẩy giá nguyên liệu lên cao, nhưng chuỗi cung ứng vẫn chưa rơi vào khủng hoảng. Việc thị phần nhập khẩu đất hiếm từ Trung Quốc vào Mỹ không thay đổi đáng kể cho thấy các doanh nghiệp đã nhanh chóng thích nghi, tìm cách đáp ứng các quy định cấp phép mới hoặc chuyển sang các nguồn thay thế.

Vòng xoáy thuế quan Mỹ-Trung: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam
Tiến sĩ Irfan Ulhaq – Giảng viên ngành Quản lý chuỗi cung ứng và logistics, Đại học RMIT Việt Nam (bên trái) và Tiến sĩ Nguyễn Sơn - Giảng viên ngành Quản lý chuỗi cung ứng và logistics, Đại học RMIT Việt Nam (bên phải)

Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước cuộc chiến thuế quan mới giữa Mỹ và Trung Quốc

Việc Mỹ tăng thuế 10% đối với toàn bộ hàng hóa Trung Quốc và Trung Quốc đáp trả bằng thuế quan cùng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu dự kiến sẽ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Trước xung đột của Mỹ và Trung Quốc từ trong quá khứ, các doanh nghiệp toàn cầu đã và đang đẩy mạnh đa dạng hóa hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc để giảm thiểu các rủi ro về địa chính trị trong chuỗi cung ứng. Họ đã thiết lập mạng lưới cung ứng dự phòng (chiến lược “Trung Quốc + 1”), đẩy nhanh quá trình tự động hóa và tăng cường hội nhập khu vực, đặc biệt là trong phạm vi Bắc Mỹ và Đông Nam Á.

"Các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, đã nổi lên như là bên hưởng lợi chính từ sự thay đổi này tại nhiều chuỗi cung ứng khác nhau. Xét cho cùng, việc đa dạng hóa các địa điểm sản xuất và nhà cung cấp góp phần tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng bằng cách giảm phụ thuộc quá mức và tạo ra các mạng lưới linh hoạt hơn, có khả năng thích ứng và vượt qua các thách thức địa chính trị trong tương lai", TS. Nguyễn Sơn cho biết.

Ở một góc nhìn khác, Tiến sĩ Irfan Ulhaq – Giảng viên ngành Quản lý chuỗi cung ứng và logistics, Đại học RMIT Việt Nam cũng cho biết thêm với phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập: " Việt Nam đang ngày càng trở thành điểm đến ưa thích của các doanh nghiệp chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc trong bối cảnh thuế quan và bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng. Chi phí lao động thấp, vị trí chiến lược và môi trường đầu tư được cải thiện khiến Việt Nam trở thành lựa chọn thay thế hấp dẫn dành cho các tập đoàn đa quốc gia. Đáng chú ý, các tập đoàn như Samsung, LG, Foxconn và Apple đã mở rộng hoạt động tại Việt Nam, nâng cao vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 182/2024, khởi động Quỹ hỗ trợ đầu tư để thúc đẩy đầu tư công nghệ cao, bao gồm cả chất bán dẫn, AI và nghiên cứu và phát triển (R&D). Sáng kiến ​​này nhằm định vị Việt Nam là quốc gia dẫn đầu về sản xuất và đổi mới tiên tiến. Hơn nữa, Việt Nam đang tích cực xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn của mình bằng cách đầu tư vào các cơ sở đào tạo và nghiên cứu – yếu tố thiết yếu cho tăng trưởng kinh tế dài hạn".

Để tận dụng những bước phát triển này, Tiến sĩ Irfan Ulhaq cho biết, Việt Nam nên tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng logistics, các khu công nghiệp và các chương trình đào tạo nhân lực công nghệ cao. Đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng đáng tin cậy và thúc đẩy quan hệ hợp tác nước ngoài sẽ củng cố vai trò của Việt Nam như một trung tâm sản xuất. Bằng cách duy trì các chính sách thân thiện với nhà đầu tư, Việt Nam có thể tự khẳng định mình là một lựa chọn thay thế hấp dẫn cho Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung, nhiều hoạt động sản xuất và dịch vụ sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam, tuy nhiên, để duy trì tăng trưởng, Việt Nam nên coi những biến động thuế quan sắp tới này là động lực để phát triển khả năng truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng của mình. Khả năng truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam chứng minh được tính nguyên bản của sản phẩm và phân biệt chúng với các sản phẩm của Trung Quốc. Điều này đặc biệt quan trọng khi Mỹ và các thị trường toàn cầu khác ngày càng giám sát chặt chẽ hơn đối với hoạt động trung chuyển (nơi hàng hóa Trung Quốc được đóng gói lại hoặc dán nhãn lại tại Việt Nam để tránh thuế đối với các sản phẩm Trung Quốc).

Nhìn nhận về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Quản lý chuỗi cung ứng và logistics, Đại học RMIT Việt Nam cho biết: "Việc triển khai các hệ thống truy xuất nguồn gốc hiệu quả giúp Việt Nam thiết lập được uy tín và tuân thủ các quy định thương mại quốc tế. Các ví dụ thành công về việc ứng dụng blockchain để lưu trữ và truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng thủy sản tại Việt Nam đã chứng minh được hiệu quả trong việc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu gần đây".

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Quản lý chuỗi cung ứng và logistics, Đại học RMIT Việt Nam
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Quản lý chuỗi cung ứng và logistics, Đại học RMIT Việt Nam

"Mặt khác, Việt Nam có thể sàng lọc đầu tư FDI đi kèm với mạng lưới chuỗi cung ứng xanh và số hóa. Việt Nam đã cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và đang tích cực tìm kiếm dòng đầu tư tốt vào sản xuất xanh. Việc ra quyết định cấp phép đầu tư nên cân bằng giữa khả năng xuất khẩu và hướng tăng trưởng xanh, để thúc đẩy thêm nhiều khoản đầu tư vào các khu công nghiệp xanh và sản xuất xanh", Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng cho biết thêm.

Tuy nhiên, ngay cả khi Việt Nam được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung thì vẫn phải đối mặt với một số rủi ro. Mối quan ngại chính là Việt Nam có thể trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa Trung Quốc, có khả năng dẫn đến lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ nếu Việt Nam không thực thi nghiêm ngặt các quy tắc xuất xứ và quy định hải quan. Ngoài ra, với việc thị trường Mỹ chiếm gần 30% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, việc phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ khiến Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi chính sách trong tương lai. Một rủi ro đáng kể khác là chi phí nguyên liệu thô tăng do gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, có thể làm tăng chi phí sản xuất và làm giảm khả năng cạnh tranh xuất khẩu.

Để giảm thiểu những thách thức này, theo Tiến sĩ Irfan Ulhaq, Việt Nam phải tăng cường các biện pháp tuân thủ thương mại để ngăn chặn việc bị khai thác làm một điểm trung chuyển cho hàng hóa Trung Quốc.
Việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu ngoài Mỹ, bằng cách mở rộng thương mại với các quốc gia châu Âu, ASEAN và Thái Bình Dương, cũng sẽ làm giảm sự phụ thuộc về kinh tế. Ngoài ra đầu tư vào các ngành công nghiệp công nghệ cao như chất bán dẫn, AI và điện tử sẽ giúp Việt Nam chuyển đổi sang xuất khẩu có giá trị cao hơn và giảm phụ thuộc vào sản xuất chi phí thấp.

"Việc cân bằng quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ là rất quan trọng để duy trì sự ổn định kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng thương mại", Tiến sĩ Irfan Ulhaq nhận định.

Tin bài khác
Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ hậu cuộc chiến thuế quan, giúp giảm thuế thép và ô tô, nhưng vẫn còn nhiều điều khoản hạn chế và gây tranh cãi.
Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Giá pin giảm và thuế quan của Mỹ đang thúc đẩy Đông Nam Á phát triển điện mặt trời nội địa, buộc các quốc gia trong khu vực phải đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện để ổn định mạng lưới.
Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc bất ngờ công bố loạt biện pháp kích thích kinh tế nhằm ứng phó đà giảm tốc tăng trưởng, tình trạng giảm phát và căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận về một cuộc gặp thương mại cấp cao tại Geneva vào tuần này. Cuộc gặp này được kỳ vọng mở ra cơ hội hạ nhiệt căng thẳng thuế quan và khơi thông chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế của Eurozone đã giảm tốc trong tháng 4, khi chỉ số PMI chỉ đạt 50,4, còn ngành dịch vụ gần như đình trệ, lạm phát tiếp tục hạ nhiệt – tạo tiền đề cho khả năng ECB cắt giảm lãi suất.
Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Trước áp lực từ thuế quan và nguy cơ mất việc làm hàng loạt, Trung Quốc đang tận dụng nền kinh tế gig như một “tấm đệm” linh hoạt để ổn định thị trường lao động.
Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ muốn ký thỏa thuận thương mại với Mỹ với đề xuất thuế quan “zero-for-zero” cho thép, linh kiện ô tô và dược phẩm. Cơ hội và thách thức nào đang chờ đợi?
Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Việc Mỹ áp thuế cao khiến Trung Quốc đẩy hàng xuất khẩu vào tiêu thụ nội địa, làm dấy lên lo ngại về một vòng xoáy giảm phát sâu hơn và tạo áp lực lớn lên thị trường lao động.
EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét hợp tác chiến lược với CPTPP nhằm bảo vệ trật tự thương mại toàn cầu, trong bối cảnh lo ngại gia tăng về chính sách bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đang tăng cường trung chuyển hàng hóa qua nước thứ ba để che giấu xuất xứ và “rửa” nguồn gốc thật, nhằm né mức thuế cao mà Mỹ áp đặt trong căng thẳng thương mại.
Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Fed được dự báo sẽ tạm dừng cắt giảm lãi suất trong tuần này, khi giới chức tiền tệ thận trọng trước những tác động còn chưa rõ ràng từ các đợt áp thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản lần đầu “úp mở” khả năng dùng kho trái phiếu Mỹ trị giá hơn 1.000 tỷ USD làm quân bài mặc cả trong đàm phán thương mại với Washington.
Trung Quốc âm thầm miễn thuế với khoảng 1/4 hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

Trung Quốc âm thầm miễn thuế với khoảng 1/4 hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

Trung Quốc bất ngờ miễn thuế một cách lặng lẽ cho khoảng 131 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trị giá gần 40 tỷ USD. Động thái này được cho là nhằm bảo vệ chuỗi cung ứng và giảm thiểu thiệt hại kinh tế.
Trung Quốc cân nhắc nối lại đàm phán thương mại với Mỹ

Trung Quốc cân nhắc nối lại đàm phán thương mại với Mỹ

Bắc Kinh tuyên bố đang đánh giá khả năng nối lại đàm phán thương mại với Washington, trong bối cảnh cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đều chịu áp lực từ cuộc chiến thuế quan leo thang.
Các thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nhà Trắng có thể trở thành “khuôn mẫu”

Các thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nhà Trắng có thể trở thành “khuôn mẫu”

Chủ tịch ngân hàng Goldman Sachs nhận định các thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nhà Trắng sẽ mang tính định hình, có thể trở thành khuôn mẫu cho những chính sách thương mại toàn cầu trong tương lai.