Thứ bảy 19/07/2025 10:33
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công: Không nên triển khai một cách máy móc

12/10/2020 00:00
Chủ trương thúc giải ngân vốn đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế là đúng đắn, nhưng cũng cần cân nhắc việc thúc giải ngân bằng mọi giá.

Đầu tư công không chỉ góp phần tăng trưởng, phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước mà còn giải quyết đời sống, thu nhập cho hàng triệu người(Ảnh minh họa: KT)

Giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%

Chính phủ và Thủ tướng xác định, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là giải pháp trọng yếu để hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh, các dòng vốn đầu tư đang chững lại, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, người lao động giảm việc làm, thu nhập thấp... Đầu tư công không chỉ góp phần tăng trưởng, phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước mà còn giải quyết đời sống, thu nhập cho hàng triệu người. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, cứ 1% đầu tư thì sẽ góp phần tăng GDP 0,06%.

Đồng tình quan điểm này, PGS.TS. Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, các gói hỗ trợ hiện tại chỉ là “cầm hơi”, trong khi giải ngân đầu tư công “mới thực sự bơm máu cho nền kinh tế, máu sẽ chảy vào các hệ thống, lan dần ra, làm hồi sinh doanh nghiệp, kích hoạt doanh nghiệp, làm sống động dần các ngành, lĩnh vực”.

Theo kế hoạch vốn đầu tư công giải ngân trong năm nay là 28 tỷ USD, tương đương 633.000 tỷ đồng. Mặc dù 7 tháng qua giải ngân vốn có tiến bộ, cao hơn các năm trước, nhưng vẫn là mức thấp.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính chung 7 tháng năm 2020, giải ngân vốn đầu tư công đạt 203.000 tỷ đồng, bằng 42,7% kế hoạch năm và tăng 27,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn Trung ương quản lý đạt 32.500 tỷ đồng, bằng 38,4% kế hoạch năm; vốn địa phương quản lý đạt 170.500 tỷ đồng, bằng 43,6% kế hoạch năm. Như vậy, vẫn còn khối lượng rất lớn chưa được giải ngân.

Nếu lặp lại tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nỗ lực bình ổn kinh tế vĩ mô, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của giai đoạn trung hạn 2016-2020.

Nóng ruột với kết quả giải ngân thấp, tại buổi giao ban trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với các địa phương trên toàn quốc về công tác giải ngân vốn đầu tư công mới đây, yêu cầu phải giải ngân hết 100% vốn đầu tư công năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, phải quy trách nhiệm rõ ràng cho người đứng đầu, cán bộ trực tiếp thì mới hy vọng có sự chuyển biến tình hình, đồng thời yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, các bộ trưởng phải có một chương trình hành động cụ thể, ngắn gọn với hành động mạnh mẽ trong việc giải ngân vốn đầu tư công; 2 tuần một lần phải báo cáo về tình hình giải ngân và kiểm tra, đôn đốc thực hiện.

Đáng chú ý, việc điều chuyển vốn từ các bộ, ngành, địa phương không giải ngân được để tập trung cho các công trình, dự án có khả năng giải ngân cũng sẽ được Chính phủ thực hiện ngay từ tháng 8/2020. Đặc biệt, ngay sau cuộc họp này, Thủ tướng đã quyết định thành lập 7 đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công (kể cả vốn ODA) năm 2020 tại một số bộ, cơ quan, địa phương do đích thân Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và một số Bộ trưởng làm trưởng đoàn.

Cân nhắc việc thúc giải ngân đầu tư công bằng mọi giá

Trao đổi với phóng viên VOV.VN, GS. TS. Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển cho rằng, tăng trưởng kinh tế năm 2020 đang trông vào mũi giáp công giải ngân vốn đầu tư công khi các động lực còn lại đang gặp khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với kết quả giải ngân chưa như kỳ vọng, Chính phủ đã truyền đạt những thông điệp cứng rắn, quyết liệt để tháo gỡ bài toán này. Chủ trương thúc giải ngân vốn đầu tư công theo đúng tiến độ, kế hoạch đã giao là hoàn toàn đúng, nhưng cũng cần cân nhắc việc thúc giải ngân đầu tư công bằng mọi giá.

“Những dự án đã giao nhưng không có khả năng hấp thụ, không hiệu quả mà bây giờ cứ thúc để giải ngân đạt đúng tiến độ, đúng kế hoạch thì e là chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế nhưng lại không giải được bài toán hiệu quả, thậm chí dẫn đến mặt trái của nó, gây thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước thì sẽ rất nguy hiểm”, GS. TS. Đặng Đình Đào cảnh báo.

Theo GS. TS. Đặng Đình Đào, để thực hiện yêu cầu của Chính phủ là giải ngân vốn đầu tư công đạt 95-100% thì cần phải tính toán lại những dự án nào hiện nay đang trì trệ mà phải hoàn thành để đưa vào khai thác thì cần tập trung làm hoặc dự án nào hiện nay còn vướng mắc chưa giải ngân được thì tập trung tháo gỡ vướng mắc để giải ngân chứ không nên chỉ chú trọng giải ngân bằng mọi giá. Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cần rà soát lại các dự án, dự án nào thực sự cần cho nền kinh tế quốc dân, cần cho tăng trưởng, cần cho địa phương thì phải gấp rút hoàn thiện thủ tục để đầu tư, triển khai, còn dự án nào không cần thiết, không hiệu quả thì thôi.

“Cần tính toán 1 cách tổng thể việc giải ngân vốn đầu tư công, chủ trương đúng nhưng không thể triển khai một cách máy móc. Phải minh bạch hóa rà soát, đánh giá lại các dự án, xem vướng mắc ở chỗ nào thì chung tay tháo gỡ từ trên xuống chứ không thể cứ địa phương nào cũng muốn giải ngân vốn để chỉ số hoàn thành tăng lên nhưng không hiệu quả thì sẽ tạo thêm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Việc này các bộ, ngành, địa phương phải làm ngay, không thể làm theo kiểu chạy theo số lượng, chạy theo thành tích trong giải ngân vốn đầu tư công, như vậy rất nguy hiểm”, GS. TS. Đặng Đình Đào khuyến cáo./.

Tin bài khác
Khi ngân hàng bắt tay với startup: Từ “tài sản đảm bảo” đến niềm tin vào nhà sáng lập

Khi ngân hàng bắt tay với startup: Từ “tài sản đảm bảo” đến niềm tin vào nhà sáng lập

"Bạn có tài sản đảm bảo không?" – Đây là câu hỏi đầu tiên mà nhiều ngân hàng đặt ra khi một doanh nghiệp muốn vay vốn. Nhưng với các startup, đôi khi tất cả tài sản họ có chỉ là… chính bản thân mình.
Giá cà phê tăng vọt, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025

Giá cà phê tăng vọt, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 947 nghìn tấn, trị giá 5,45 tỷ USD, tăng 4,5% về lượng và tăng mạnh 66,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Dệt may, da giày Việt Nam: Bài toán nội địa hóa 70% nguyên liệu

Dệt may, da giày Việt Nam: Bài toán nội địa hóa 70% nguyên liệu

Xuất khẩu vượt 70 tỷ USD nhưng vẫn phụ thuộc tới 60% nguyên phụ liệu nhập khẩu, ngành dệt may và da giày Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn trong chuỗi cung ứng. Mục tiêu đạt 100 tỷ USD xuất khẩu và nội địa hóa 70% nguyên phụ liệu sẽ chỉ khả thi nếu công nghiệp phụ trợ được “cởi trói” bằng những chính sách quyết liệt, thực chất.
Đề xuất hộ kinh doanh phải dùng tài khoản ngân hàng riêng

Đề xuất hộ kinh doanh phải dùng tài khoản ngân hàng riêng

UBND TP Hà Nội đề xuất quy định bắt buộc hộ kinh doanh phải đăng ký tài khoản ngân hàng và sử dụng giao dịch điện tử phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh.
Founder Local Brand LAM KHUE: "Tôi thất bại vì tư duy sai, không phải vì thiếu năng lực"

Founder Local Brand LAM KHUE: "Tôi thất bại vì tư duy sai, không phải vì thiếu năng lực"

Founder LAM KHUE chia sẻ 7 sai lầm khiến thương hiệu thời trang Việt phải đóng cửa sau 8 năm. Bài học đắt giá dành cho startup và người kinh doanh sáng tạo.
Đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng riêng phục vụ kinh doanh

Đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng riêng phục vụ kinh doanh

Góp ý về hồ sơ chính sách của Dự án Luật Quản lý thuế (thay thế), UBND TP Hà Nội đã đưa ra đề xuất yêu cầu hộ kinh doanh phải bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản giao dịch điện tử riêng biệt phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Kinh doanh vàng tài khoản, chứng chỉ vàng: Cánh cửa nào đang mở?

Kinh doanh vàng tài khoản, chứng chỉ vàng: Cánh cửa nào đang mở?

Trong ngắn hạn, nhà đầu tư vẫn cần theo dõi chặt chẽ diễn biến từ phía NHNN về tiến độ nghiên cứu và triển khai các công cụ vàng tài khoản.
Chính thức bàn giao vốn Nhà nước ở FPT Telecom về Bộ Công an

Chính thức bàn giao vốn Nhà nước ở FPT Telecom về Bộ Công an

FPT Telecom chính thức được bàn giao phần vốn Nhà nước về Bộ Công an, đánh dấu bước đi chiến lược trong an ninh dữ liệu và chuyển đổi số quốc gia.
Đà Nẵng: Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai

Đà Nẵng: Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai

Chiều 15/7, lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng đã có buổi làm việc với Ban Quản lý các Khu Kinh tế và Khu công nghiệp và kiểm tra thực tế một số dự án trong Khu kinh tế mở Chu Lai.
Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Thị trường xe máy điện của Việt Nam hiện đang lớn nhất ở khu vực ASEAN và lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Trong tương lai, thị trường xe điện Việt Nam còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng.
Kiểm soát rủi ro về hóa đơn điện tử: Khó hay dễ?

Kiểm soát rủi ro về hóa đơn điện tử: Khó hay dễ?

Đã có những trường hợp bị truy thu nhầm vì thiếu hiểu biết hoặc hiểu sai quy định, khiến nhiều người lo ngại mọi khoản tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng có thể bị quy là thu nhập và phải chịu thuế.
Doanh nghiệp tư nhân làm gì để minh bạch sản phẩm?

Doanh nghiệp tư nhân làm gì để minh bạch sản phẩm?

Để lấy được niềm tin của người tiêu dùng, vấn đề đầu tiên là chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, làm thế nào để người tiêu dùng biết đó là sản phẩm tốt hay xấu, các thành phần của sản phẩm, quá trình sản xuất?…
“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

Chia sẻ tại “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”, chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, nhiều ý kiến bày tỏ: “Xanh hóa” trở thành con đường sống còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và tạo sức bật trong chuỗi biến động. Phát triển logistics xanh sẽ là lợi thế cạnh tranh để doanh nghiệp Việt đi nhanh hơn, vượt lên trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu.
Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”.
Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh có thể bị từ chối cấp phép nếu vi phạm hoặc không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.