Thứ bảy 19/07/2025 10:50
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bao giờ Việt Nam tự chủ công nghệ sản xuất năng lượng?

12/10/2020 00:00
Ngành năng lượng của Việt Nam vẫn đang phụ thuộc vào công nghệ của nước ngoài, phần lớn là nhập từ Trung Quốc. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới giá thành sản xuất điện, mà còn liên quan tới an ninh năng lượng.

Những ngày gầy đây, nhiều nhà đầu tư điện mặt trời cho biết rất khó mua tấm pin mặt trời. Theo bà Lê Minh Tâm, Tổng giám đốc CTCP công nghệ năng lượng mới JL Việt Nam, việc "cháy hàng" với tấm pin mặt trời là có thật. Không chỉ hàng ở Việt Nam không còn, mà đối tác ở bên Trung Quốc cũng không nhận đơn.

Tấm pin mặt trời chủ yếu nhập từ Trung Quốc

Trên một số diễn đàn về pin mặt trời đã xuất hiện các thông tin như "chỉ còn 6 MW pin, đẩy nốt là đóng đơn", "Pin hết rồi, lấy gì để bán đây"... Những thông tin này ngay lập tức nhận được mối quan tâm của nhiều người bởi "cơn sốt" điện mặt trời, nhất là các dự án áp mái vẫn chưa hạ nhiệt khi ngày 31/12/2020 mới hết thời hạn hưởng giá bán điện ưu đãi.

tam-pin-nang-luong-mat-troi-2-2810-16003

Tấm pin mặt trời chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo thông tin từ một doanh nghiệp, nguyên nhân thiếu hụt pin mặt trời là do có nhà máy sản xuất silicon tại Trung Quốc gặp sự cố nên đã gây ra tình trạng thiếu hụt nguyên liệu để sản xuất tấm pin, dẫn tới sản lượng pin mặt trời sụt giảm. Chính phủ Trung Quốc cũng mới quyết định gia hạn chính sách ưu đãi về phát triển năng lượng mặt trời trong nước, nên loại thiết bị này đang rất đắt hàng.

Ông Nguyễn Hữu Vinh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hà Đô cho biết, hiện nay, những nước phát triển như Mỹ, Đức không còn sản xuất tấm pin mặt trời mà đã chuyển sang một nước thứ ba là Trung Quốc. Trung Quốc rất nhanh nhạy trong việc cập nhật tiến bộ khoa học để sản xuất ra các tấm pin mặt trời có công suất rất cao. Vì vậy, hiện nay, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu tấm pin từ nước này.

Trước quan điểm cho rằng Việt Nam cũng cần tính tới kế hoạch làm chủ công nghệ sản xuất năng lượng để tránh phụ thuộc vào Trung Quốc như hiện nay, ông Vinh khẳng định nếu làm được sẽ rất tốt cho các doanh nghiệp sản xuất năng lượng tái tạo, nhưng rất khó khăn.

"Nếu xác định tự sản xuất được thì giá thiết bị của Việt Nam phải rẻ hơn hàng nhập khẩu. Đấy là nói tới thiết bị sản xuất điện mặt trời, còn công nghệ điện gió thì có lẽ rất khó khăn. Những nước như Đức, Phần Lan, Mỹ, Thụy Điển sản xuất được tuabin gió nhưng họ đã đi trước hàng trăm năm", ông Vinh nói.

Công nghệ sẽ quyết định "cuộc chơi"

Theo PGS.TS. Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Nhiệt Việt Nam, công nghệ sản xuất năng lượng cho đến nay vẫn chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài, dù là công nghệ của nhiệt điện than, nhiệt điện khí hay điện tái tạo.

"Tại sao nước ta sau bao năm phát triển ngành năng lượng vẫn nhập khẩu công nghệ là chính mà không xây dựng được ngành công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng? Trong khi đó, ngành năng lượng một năm đầu tư rất lớn mà không có ngành công nghiệp công nghệ năng lượng thì có lẽ chúng ta cần xem lại", ông Nghĩa đặt vấn đề.

Đặc biệt, theo chuyên gia này, Bộ KH&CN đã được Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng một chiến lược nội địa hóa các hạng mục của ngành năng lượng, nhưng các đơn vị đảm nhiệm chưa hiện thực được mong muốn đó, phải chăng là do chưa nỗ lực? Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đã làm rất nhiều và rất tốt.

Trước thực tế trên, ông Nghĩa cho rằng: "Có lẽ những người đang đầu tư cho điện mặt trời, điện gió thì sau một vài năm đầu tư nhà máy rồi, đến một lúc nào đó cũng phải nghĩ tới chuyện nên phát triển công nghệ chứ không thể đi nhập thiết bị về mãi. Chúng ta cần phải nghĩ tới chuyện xây dựng một ngành công nghiệp công nghệ năng lượng".

Ông Nghĩa nhấn mạnh, có thể việc nhập khẩu thiết bị sẽ dễ làm, thuận lợi, chắc ăn hơn, nhưng việc tự chủ công nghệ sản xuất năng lượng rất quan trọng, đó là điều kiện tiên quyết để hạ giá thành sản xuất điện. Đồng thời, chính sách Nhà nước cũng cần phải động viên, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

Theo đánh giá của các chuyên gia, trên thế giới, công nghệ năng lượng sẽ có tác động lớn nhất đến cách sản xuất năng lượng vào năm 2040. Ông Trần Anh Tuấn, chuyên gia cấp cao, Hội đồng Năng lượng thế giới tại Việt Nam, cho biết khẳng định này là kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học hàng đầu do Hội đồng Năng lượng thế giới chủ trì tại trên 100 nước về xu hướng sử dụng năng lượng và xu hướng công nghệ mới trong tương lai (từ nay đến năm 2040).

Vậy, công nghệ nào sẽ có tác động lớn nhất đến cách sản xuất năng lượng vào năm 2040? Ông Tuấn cho biết, trước tiên là các thiết bị lưu trữ năng lượng. Các chuyên gia giải thích rằng việc lưu trữ năng lượng sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi cho ngành năng lượng vào năm 2040. Bởi vì nó có thể xử lý các biến động khác nhau của nhu cầu tiêu thụ điện, đặc biệt là khi có sự thay đổi lớn về nguồn cung. Lưu trữ điện có khả năng làm hài hòa cung và cầu một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, các tấm pin mặt trời cải tiến sẽ có tác động lớn nhất đến việc sản xuất năng lượng. Với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, các tấm pin mặt trời ngày càng rẻ và hiệu quả hơn. "Đây là những khuyến nghị mà Việt Nam nên lưu tâm", ông Tuấn nhấn mạnh.

Lê Thúy

Tin bài khác
Chính phủ gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Chính phủ gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Nghị quyết số 66.1/2025/NQ-CP ngày 18/7/2025 của Chính phủ giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch phân khu tại khu vực hình thành đô thị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
TS. Nguyễn Tuấn Quang: Việt Nam khẩn trương xây dựng thị trường carbon quốc gia

TS. Nguyễn Tuấn Quang: Việt Nam khẩn trương xây dựng thị trường carbon quốc gia

Việt Nam đang gấp rút hoàn thiện hành lang pháp lý để vận hành thử nghiệm thị trường carbon cuối năm 2025. Đây là giải pháp then chốt hiện thực hóa cam kết Net Zero 2050.
Không để gián đoạn dòng chảy vốn đầu tư công nửa cuối năm 2025

Không để gián đoạn dòng chảy vốn đầu tư công nửa cuối năm 2025

Với tổng kế hoạch vốn đầu tư công lên tới hơn 818.000 tỷ đồng, Chính phủ đang đặt mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch trong năm 2025. Đây là thách thức không nhỏ, nhưng theo những tín hiệu tích cực từ kết quả 6 tháng đầu năm, mục tiêu này không phải là bất khả thi.
Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ cho thí điểm một số cơ chế đặc thù tạo động lực cho mô hình tăng trưởng mới

Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ cho thí điểm một số cơ chế đặc thù tạo động lực cho mô hình tăng trưởng mới

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2025, lãnh đạo TP. Đà Nẵng đã kiến nghị loạt giải pháp lớn để đạt mục tiêu tăng trưởng.
Sàn giao dịch carbon sắp vận hành, Việt Nam quyết liệt chuyển dịch xanh

Sàn giao dịch carbon sắp vận hành, Việt Nam quyết liệt chuyển dịch xanh

Ngày 17/7/2025, Bộ Tài chính phối hợp cùng Chương trình Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Đông Nam Á (ETP - UNOPS) tổ chức Hội thảo tham vấn về xây dựng mô hình vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon, nhằm chuẩn bị cho giai đoạn thí điểm thị trường các-bon từ năm 2025 đến 2028.
Người lao động mong tăng lương tối thiểu để ổn định sống

Người lao động mong tăng lương tối thiểu để ổn định sống

Giữa bối cảnh lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng, người lao động Việt Nam đang rất mong mỏi tăng lương tối thiểu để đảm bảo cuộc sống ổn định.
Chuyển đổi số khu vực công: Nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Chuyển đổi số khu vực công: Nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 17/7 tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn “Chuyển đổi số khu vực công – Tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội”, thu hút các đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, viện nghiên cứu, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức công nghệ, cùng nhiều chuyên gia trong và ngoài nước.
TP. Hồ Chí Minh đón hơn 5,2 tỷ USD kiều hối trong nửa đầu năm 2025

TP. Hồ Chí Minh đón hơn 5,2 tỷ USD kiều hối trong nửa đầu năm 2025

Theo số liệu vừa công bố từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Khu vực 2, tổng lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 5,23 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Theo ông Phan Đức Hiếu, Nghị quyết 68 hướng đến giảm phiền hà, tăng bảo vệ và khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp tư nhân. Báo chí cần hiểu sâu sắc để phản biện hiệu quả.
Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2025, Bộ Tài chính đề xuất cần tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 198/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Sáng 16/7, tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và các địa phương nhằm thảo luận về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp triển khai, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết Bộ đã xây dựng và trình hai kịch bản tăng trưởng cho năm 2025.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp APEC vì tương lai xanh và số

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp APEC vì tương lai xanh và số

Ngày 16/7, tại Khách sạn Pullman thành phố Hải Phòng, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường đã tham dự và phát biểu khai mạc Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III).
Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Tại Diễn đàn “Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2045”, TS. Nguyễn Bá Hùng đã chỉ ra những bài học tăng trưởng từ Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), đây là cơ sở để Việt Nam hoạch định con đường phát triển riêng.
Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Tái cơ cấu nông nghiệp, miễn thuế đất sản xuất... là chìa khóa mở ra kỷ nguyên mới cho nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy chuỗi giá trị và tăng sức cạnh tranh quốc tế.
Sáu câu hỏi cho tương lai kinh tế Việt Nam: Cần câu trả lời cấp thiết

Sáu câu hỏi cho tương lai kinh tế Việt Nam: Cần câu trả lời cấp thiết

Tại diễn đàn xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam, PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn đã đặt ra những câu hỏi chiến lược, gợi mở hướng đi cho nền kinh tế Việt Nam.