Xuất khẩu dệt may dự báo "về đích" 34 tỷ USD
- Kinh doanh
- 14:02 30/11/2020
DNHN - Đến thời điểm hiện tại, dự báo được ngành dệt may đưa ra là tổng trị giá XK cả năm sẽ đạt khoảng 33,5-34 tỷ USD, giảm khoảng 14-15% so năm 2019, cao hơn dự báo vào tháng 4/2020 là chỉ đạt 30-31 tỷ USD.
Tổng trị giá XK cả năm sẽ đạt khoảng 33,5-34 tỷ USD
Bộ Công Thương cũng nhận định, 2020 là năm đặc biệt khó khăn của ngành dệt may Việt Nam khi thị trường có nhiều biến động phức tạp, khó dự báo. Dưới tác động của dịch Covid-19, dệt may là một trong những ngành hàng chịu thiệt hại trực tiếp lớn nhất cùng với ngành du lịch, hàng không, da giày. Nhu cầu chững lại do dịch Covid-19 khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch bệnh, các DN dệt may Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều khó khăn do đơn hàng khan hiếm.
Theo ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng nổ trên toàn cầu khiến các chuỗi cung ứng đứt gãy, cầu hàng hoá sụt giảm. Các quốc gia đóng cửa ảnh hưởng nghiêm trọng tới các ngành kinh tế trong đó có dệt may.
Đánh giá năm nay là lần đầu tiên kim ngạch XK của ngành dệt may giảm sau 25 năm tăng trưởng liên tục, nhưng ông Lê Tiến Trường khẳng định, mức giảm của dệt may Việt Nam không lớn như các quốc gia khác. "Đặc biệt là trong bối cảnh tổng cầu dệt may thế giới giảm 25% và các quốc gia cạnh tranh được hỗ trợ bởi đồng tiền của các quốc gia này giảm giá so với đồng USD, trong khi đồng Việt Nam giữ giá so với đồng USD khiến hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đắt hơn so với các quốc gia", Tổng giám đốc Vinatex nhấn mạnh.
Đến thời điểm hiện tại, dự báo được ngành dệt may đưa ra là tổng trị giá XK cả năm sẽ đạt khoảng 33,5-34 tỷ USD, giảm khoảng 14-15% so năm 2019, cao hơn dự báo vào tháng 4/2020 là chỉ đạt 30-31 tỷ USD.
Với riêng trường hợp của Vinatex, ông Lê Tiến Trường nêu rõ, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Tập đoàn vẫn đảm bảo duy trì việc làm cho toàn hệ thống, không có người lao động nào phải nghỉ việc vì không có việc làm. Thu nhập bình quân dự kiến thực hiện năm 2020 là 7,95 triệu đồng/người/tháng. Để đạt được kết quả đó, các DN trong Vinatex đã linh hoạt triển khai trong công tác tổ chức sản xuất, sẵn sàng tiếp nhận các đơn hàng có giá trị gia tăng thấp, tập trung nghiên cứu và phát triển nhanh các đơn hàng mới phục vụ chống dịch, … "Đối với sản phẩm hàng may mặc, sản lượng sản phẩm sản xuất các loại lên tới 537 triệu sản phẩm, tăng 200% so với cùng kỳ năm trước", ông Lê Tiến Trường thông tin thêm.
Thay đổi hình thức kinh doanh để phù hợp thời thế
Bộ Công Thương nhận định, trong thời gian tới, DN dệt may cần tiếp tục có biện pháp mới nhằm thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh để phù hợp với tình hình mới, đồng thời khai thác và mở rộng thị trường nội địa; chủ động liên kết với khách hàng để hình thành chuỗi sản xuất, đáp ứng quy tắc xuất xứ theo cam kết của các Hiệp định Thương mại tự do (FTA)...
Trên thực tế trước những khó khăn lớn từ đại dịch Covid-19, suốt thời gian qua doanh nghiệp dệt may đã tiến hành triển khai thúc đẩy chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh như chuyển từ mặt hàng veston cao cấp, sơ mi cao cấp... sang đồ bảo hộ lao động, may đồ dệt kim, sơ mi truyền thống để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ góc độ DN, ông Nguyễn Đức Trị, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Dệt may Hòa Thọ kiến nghị thời gian tới, Chính phủ cần quan tâm hơn tới phát triển các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo vệ sinh môi trường tại miền Trung để các DN dệt nhuộm, công nghiệp phụ trợ tập trung phát triển, thu hút được lao động tại các khu vực lân cận như TPHCM, Biên Hòa, Đồng Nai, …
Liên quan tới phát triển ngành dệt may, phát biểu tại cuộc làm việc để bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của ngành dệt may, da giày Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế cũng như đại dịch Covid-19 mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, ngành dệt may tăng cường áp dụng kinh tế số, công nghệ số, tiếp cận ngành thời trang thế giới; tận dụng hiệu quả hơn nữa các FTA, phát triển mở rộng ngành nguyên liệu, tăng giá trị gia tăng; đồng thời chú trọng mô hình khu công nghiệp dệt may, nhuộm...
Thủ tướng cũng nhắc tới vấn đề các địa phương phải chú trọng để có các khu công nghiệp dệt may hiện đại, thân thiện môi trường; chú trọng tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn…
Lưu Ly
Tin liên quan
#Xuất khẩu dệt may

Xuất khẩu dệt may “ăn đong" từng tháng
Trước diễn biến khó đoán định của dịch Covid-19 tại nhiều thị trường xuất khẩu (XK) chủ lực của dệt may Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, EU..., cả năm nay XK dệt may dự báo sẽ sụt giảm khá lớn so với năm 2019.
Đọc thêm Kinh doanh
Ngành bán lẻ tăng trưởng ấn tượng
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, ngành bán lẻ Việt Nam vẫn giữ đà tăng trưởng tốt và vững vàng. Năm 2021 được kỳ vọng sẽ tiếp tục là một năm “ăn nên làm ra” của ngành bán lẻ.
Đầu tư vào đâu khi cuộc sống sẽ trở lại như trước đại dịch?
Theo Bloomberg, các chuyên gia đưa khuyến nghị đầu tư vào những cổ phiếu như cơ sở hạ tầng, công nghệ nền tảng và lĩnh vực lưu trữ năng lượng.
Sôi động thị trường lan đột biến "ảo hay thật"?
Thời gian qua nhiều thương vụ giao dịch lan đột biến được công bố trên các diễn đàn người chơi hoa với giá hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả chục tỉ đồng.
Lãi suất tiết kiệm trên thị trường đang có dấu hiệu tăng trở lại tại một số ngân hàng tư nhân
Sau nhiều tháng sụt giảm liên tiếp, lãi suất tiết kiệm trên thị trường đang có dấu hiệu tăng trở lại tại một số ngân hàng tư nhân lớn.
Xuất khẩu thép bứt phá mạnh ngay đầu năm
Trong 2 tháng đầu năm xuất khẩu sắt thép ghi nhận mức tăng 71,9% so với cùng kỳ năm 2020 đây là mức tăng chưa từng có trong nghành thép.
Thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với đường mía Thái Lan sẽ làm bức tranh ngành mía đường Việt Nam trở nên tươi sáng?
Mới đây, Tổng Cục hải quan ban hành văn bản số 993 gửi Cục hải quan các tỉnh và thành phố trong cả nước, hướng dẫn áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với đường mía Thái Lan.
Đề xuất triển khai gói hỗ trợ tín dụng 25.000-27.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp hàng không
Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam vừa kiến nghị Chính phủ kiến nghị triển khai đồng bộ các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế, từng bước mở rộng thị trường cho doanh nghiệp. Đây là lần kiến nghị thứ ba từ khi dịch Covid -19 bùng phát...
Giải pháp nào giúp doanh nghiệp thép, cơ khí vượt khó trước COVID-19?
Từ đầu năm đến nay, nhiều công trình, dự án dừng lại hoặc giãn tiến độ vì lo ngại dịch COVID-19 khiến thị trường thép, cơ khí ảm đạm, nhiều doanh nghiệp chỉ sản xuất cầm chừng, giao dịch bán hàng ít.
Giá dầu thế giới tăng mạnh sau khi OPEC+ tuyên bố duy trì mức hạn chế sản lượng
Trong cuộc họp chính sách sản lượng diễn ra ở Vienna, Áo, liên minh được biết đến với tên gọi OPEC+ nhất trí "duy trì mức sản lượng của tháng 3 trong tháng 4" - trang MarketWatch cho hay.
Xây dựng tín nhiệm tiêu chuẩn website thương mại điện tử
Xây dựng các chương trình, chính sách, giải pháp khuyến khích hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử là một trong những giải pháp của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương)