Thứ ba 15/07/2025 03:32
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Xét nghiệm COVID-19: Những mức giá “nhảy múa”

14/07/2021 16:39
Không xét nghiệm COVID-19 trên diện rộng thì không phát hiện ra người dương tính với vi rút SARS-CoV-2 để điều trị, và từ đó cũng không truy vết được F1 để cách ly. Diễn biến của đại dịch COVID-19 ở TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành khác đang diễn

Không xét nghiệm COVID-19 trên diện rộng thì không phát hiện ra người dương tính với vi rút SARS-CoV-2 để điều trị, và từ đó cũng không truy vết được F1 để cách ly. Diễn biến của đại dịch COVID 19 ở TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành khác đang diễn biến vô cùng phức tạp. Vì vậy việc xét nghiệm trên diện rộng là việc làm vô cùng cần thiết, được ban chỉ đạo phòng chống đại dịch COVID-19 quốc gia chỉ đạo sát sao, được toàn dân ủng hộ.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Ảnh minh họa. Nguồn Internet.

Tuy nhiên, theo phản ánh của báo chí, thì hiện tại mức giá xét nghiệm đang rất không thống nhất, mỗi nơi lại có một mức giá khác nhau cho một lần xét nghiệm mà không biết căn cứ vào đâu: 300 ngàn; 330 ngàn; 350 ngàn; 400 ngàn, thậm chí có nơi lên tới 580 ngàn như phản ánh trên báo Lao Động điện tử.

Những người đi từ TP Hồ Chí Minh về Đồng Nai và ngược lại chẳng hạn, bắt buộc phải xuất trình giấy chứng nhận xét nghiệm trong đó ghi âm tính với vi rút SARS-CoV-2 tại mỗi chốt kiểm dịch, thì mới được đi. Điều đó có nghĩa là mỗi lần đi, phải mất 300 ngàn, 350 ngàn đồng hay lớn hơn nữa để làm xét nghiệm, mà mỗi kết quả xét nghiệm chỉ có giá trị từ 3 đến 5 ngày. Với các công nhân đi làm hàng ngày, tuy có doanh nghiệp lo chi phí xét nghiệm. Nhưng với doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp có đông công nhân, một ngàn, vài ba ngàn hay lớn hơn nữa chẳng hạn, thì chi phí đó đang trở thành một gánh nặng trĩu vai. Đại dịch đã làm tổn hại rất lớn đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rồi, nay lại thêm hàng tỷ đồng phải bỏ ra mỗi lần xét nghiệm cho người lao động để có thể duy trì sản xuất, thì khó khăn càng chồng thêm khó khăn, tình trạng đó liệu kéo dài được bao lâu?

Khổ nhất là những người lao động tự do, những người buôn thúng bán mẹt đang phải chạy ăn từng bữa… không có cơ quan chủ quản lo thì phải tự bỏ tiền túi ra chi trả nếu muốn đi làm hoặc đi tìm việc làm. Dịch bệnh đang hoành hành, nhà nhà đang co mình lại hết sức để phòng thủ, việc làm trở thành khan hiếm, bấp bênh, đồng tiền trở nên khó kiếm hơn rất nhiều so với những lúc bình thường. Cứ cho là mỗi giấy xét nghiệm có giá trị tối đa 5 ngày, thì một tháng mỗi người lao động phải xét nghiệm 6 lần, nếu muốn đi làm hay đi tìm việc làm.Với mức giá thấp nhất là 300 ngàn mỗi lần, một tháng mất gần 2 triệu, thì họ chịu làm sao nổi?

Vì vậy, một việc vô cùng cần thiết đối với cơ quan có thẩm quyền lúc này là có sự chỉ đạo để làm sao cả nước có một mức giá xét nghiệm thống nhất, và làm thế nào để hạ được mức giá xét nghiệm xuống càng thấp càng tốt. Hạ thấp giá xét nghiệm xuống được một đồng là doanh nghiệp và người lao động nhẹ gánh đi được một phần. Hãy nhớ câu “một miếng khi đói bằng một gói khi no”.

Bút Thép

Tin bài khác
Vì sao Việt Nam khó chen chân vào chuỗi chế tác vàng khu vực?

Vì sao Việt Nam khó chen chân vào chuỗi chế tác vàng khu vực?

Ngành vàng Việt Nam đối mặt rào cản pháp lý, nhưng tiềm năng vươn tầm chế tác khu vực là rất lớn. Doanh nghiệp kỳ vọng chính sách cởi mở hơn để bứt phá.
TS. Cấn Văn Lực: TP. Hồ Chí Minh là siêu đô thị "lớn nhưng còn nghèo", cần lối đi riêng

TS. Cấn Văn Lực: TP. Hồ Chí Minh là siêu đô thị "lớn nhưng còn nghèo", cần lối đi riêng

TS. Cấn Văn Lực nhận định, TP. Hồ Chí Minh là siêu đô thị “lớn nhưng còn nghèo” và cần một chiến lược đặc thù, không thể rập khuôn các mô hình như Bangkok hay Jakarta.
Tăng cường pháp chế trong doanh nghiệp nhỏ và vừa: Khi tuân thủ trở thành động lực phát triển

Tăng cường pháp chế trong doanh nghiệp nhỏ và vừa: Khi tuân thủ trở thành động lực phát triển

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật, pháp chế doanh nghiệp đã trở thành một nhu cầu thiết yếu, đặc biệt đối với khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa – Giám đốc Công ty Luật TNHH Luật sư X, Chủ tịch Học viện Đào tạo Pháp chế ICA – đã chia sẻ với với Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập về thực trạng và các giải pháp pháp lý dành cho cộng đồng doanh nghiệp hiện nay.
UNFPA: Việt Nam đang ở "ngã rẽ" quan trọng về dân số

UNFPA: Việt Nam đang ở "ngã rẽ" quan trọng về dân số

Chia sẻ với báo chí, ông Matt Jackson, Trưởng Đại diện của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam cho biết UNFPA sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam trong việc thực hiện tinh thần của các quy định mới, hướng tới một xã hội mà trong đó “mỗi người – mỗi lựa chọn – mỗi tương lai” đều được tôn trọng, bảo vệ.
Người tiêu dùng và doanh nghiệp cần bắt tay nhau để ngăn chặn vấn nạn hàng giả

Người tiêu dùng và doanh nghiệp cần bắt tay nhau để ngăn chặn vấn nạn hàng giả

Chuyên gia về quản lý chuỗi cung ứng và logistics mách nước cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng cách đối phó hiệu quả hơn với vấn nạn hàng giả luôn khiến dư luận xã hội bức xúc trong thời gian gần đây.
Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam: Cần cú hích thể chế để bứt phá

Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam: Cần cú hích thể chế để bứt phá

Theo ông nguyễn Anh Đức - Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, niềm tin tiêu dùng giảm, thể chế thay đổi và hậu sáp nhập tạo áp lực mới, buộc ngành bán lẻ Việt Nam phải cấu trúc.
TS. Đặng Đức Anh: Phát triển dài hạn cần phải tháo điểm nghẽn thể chế

TS. Đặng Đức Anh: Phát triển dài hạn cần phải tháo điểm nghẽn thể chế

Theo TS. Đặng Đức Anh tăng trưởng phải bền vững, ổn định vĩ mô, không đánh đổi môi trường, phải gỡ điểm nghẽn thể chế, đổi mới cơ cấu địa phương toàn diện.
Chính sách thuế mới: Hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần lưu ý gì ?

Chính sách thuế mới: Hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần lưu ý gì ?

Trong bối cảnh chính sách thuế mới liên tục được cập nhật, Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa khuyến nghị hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần hiểu luật, minh bạch tài chính, tối ưu chi phí hợp pháp.
Chuyên gia đề xuất hoàn thiện khung pháp lý cho mô hình bất động sản Livehouse

Chuyên gia đề xuất hoàn thiện khung pháp lý cho mô hình bất động sản Livehouse

Livehouse là mô hình bất động sản tích hợp lưu trú, kinh doanh và giải trí, mang đến giải pháp nhà ở linh hoạt cho người đô thị và cần khung pháp lý rõ ràng.
Ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp công nghệ cao và bán dẫn

Ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp công nghệ cao và bán dẫn

Luật Hải quan sửa đổi mở đường cho doanh nghiệp công nghệ cao, bán dẫn và đổi mới sáng tạo: ưu tiên thủ tục, xuất nhập khẩu tại chỗ và tăng cường hỗ trợ giúp tháo gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng và khởi nghiệp.
"Chính phủ cần chia sẻ chi phí nếu muốn doanh nghiệp mạnh dạn phát hành trái phiếu xanh"

"Chính phủ cần chia sẻ chi phí nếu muốn doanh nghiệp mạnh dạn phát hành trái phiếu xanh"

Đây cũng là nhận định của ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam tại Tọa đàm trực tuyến “Phát triển thị trường trái phiếu xanh: Tìm kiếm cơ hội trong hành trình tiến đến Net Zero” diễn ra sáng ngày 26/6.
TS. Võ Trí Thành đề xuất “không hồi tố” để hộ kinh doanh không còn nơm nớp sợ thuế

TS. Võ Trí Thành đề xuất “không hồi tố” để hộ kinh doanh không còn nơm nớp sợ thuế

TS. Võ Trí Thành ủng hộ nguyên tắc không truy thu hồi tố với hộ kinh doanh, song cho rằng vẫn cần thêm niềm tin chính sách để người dân yên tâm công khai doanh thu.
Vì sao hàng triệu hộ kinh doanh đang “né” chính sách thuế và hóa đơn điện tử?

Vì sao hàng triệu hộ kinh doanh đang “né” chính sách thuế và hóa đơn điện tử?

Bà Lê Thị Duyên Hải cho rằng, cần xây dựng luật riêng cho hộ kinh doanh và truyền thông rõ ràng về hóa đơn điện tử để giảm lo ngại bị lộ doanh thu.
Ông Nguyễn Văn Phúc: Đừng bắt hộ kinh doanh chơi luật doanh nghiệp nếu chưa có lối riêng

Ông Nguyễn Văn Phúc: Đừng bắt hộ kinh doanh chơi luật doanh nghiệp nếu chưa có lối riêng

Theo ông Nguyễn Văn Phúc nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cần hệ thống pháp lý minh bạch, hỗ trợ hợp lý để hộ kinh doanh phát triển ổn định.
GS.TS Trần Đình Hợi: AI sẽ là “chìa khóa vàng” thúc đẩy chính phủ số Việt Nam

GS.TS Trần Đình Hợi: AI sẽ là “chìa khóa vàng” thúc đẩy chính phủ số Việt Nam

Theo GS.TS Trần Đình Hợi, vai trò của AI trong xây dựng chính phủ số hiệu quả, minh bạch, lấy người dân làm trung tâm, từ bài học Estonia gợi mở cho Việt Nam.