Thứ sáu 25/04/2025 00:05
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Việt Nam trong công cuộc tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu

17/10/2024 13:12
Việc tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội lớn để Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển bền vững và sâu rộng hơn trong nền kinh tế toàn cầu.

Việc tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu tại Việt Nam được coi là điều tất yếu, đặc biệt trong bối cảnh thế giới gặp biến động mạnh bởi đại dịch COVID-19, căng thẳng địa chính trị và sự phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ.

Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng truyền tải và lưu trữ chưa đồng bộ vẫn là rào cản lớn, gây ra tình trạng quá tải ở một số khu vực và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn năng lượng mới​.

Việt Nam trong công cuộc tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu
Diễn đàn: "Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu: Nhận diện xu hướng, thách thức và giải pháp cho Việt Nam".

Vì vậy, để thu hút các nguồn lực cần thiết cho quá trình chuyển dịch năng lượng, sáng ngày 17/10/2024, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chỉ đạo Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp cùng các bên liên quan tổ chức diễn đàn: "Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu: Nhận diện xu hướng, thách thức và giải pháp cho Việt Nam".

Tại diễn đàn, các diễn giả cùng nhau thảo luận, hướng đến mục tiêu phân tích các xu hướng mới nổi, xác định các thách thức tiềm ẩn và đưa ra những giải pháp thiết thực, giúp Việt Nam không chỉ ứng phó mà còn tận dụng những cơ hội trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng.

Việt Nam trong công cuộc tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu
Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI phát biểu tại diễn đàn.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho biết: "Sau COP26, chúng ta đã thấy các cam kết quốc gia và doanh nghiệp ngày càng tăng đối với quá trình phi carbon hóa và tính bền vững của môi trường, đặc biệt là về sử dụng năng lượng cho các hoạt động và chuỗi cung ứng. Phong trào toàn cầu này đang đẩy nhanh đầu tư vào các công nghệ năng lượng tái tạo, lưu trữ năng lượng và các tài sản khác để tạo ra một hệ thống điện phi carbon hóa như một xương sống cốt lõi của nền kinh tế năng lượng carbon thấp trên toàn thế giới".

Để đạt được tầm nhìn dài hạn, Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: Việt Nam cần triển khai một chiến lược phát triển nhằm hạn chế phát thải carbon và hướng tới trung hòa carbon vào năm 2050, phù hợp với xu thế toàn cầu. Ngoài lợi ích môi trường, chiến lược này cũng hứa hẹn mang lại nhiều hiệu quả kinh tế vượt trội so với lộ trình phát thải cao. Việc chuyển đổi này không chỉ cải thiện chất lượng không khí mà còn tạo ra cơ hội đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách định hướng, tiêu biểu như Nghị quyết số 55-NQ/TW năm 2020 về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 888/QĐ-TTg năm 2022 về các nhiệm vụ triển khai cam kết COP26, với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và Quyết định số 500/QĐ-TTg năm 2023 đã phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tại Hội nghị COP28, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã tái khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong bài phát biểu, Thủ tướng nhấn mạnh rằng quá trình này đòi hỏi không chỉ quyết tâm chính trị của các quốc gia mà còn cần sự phối hợp toàn diện giữa các bên liên quan. Thủ tướng kêu gọi các nước phát triển đóng vai trò tiên phong, hỗ trợ về tài chính và chuyển giao công nghệ cho các quốc gia đang phát triển, giúp họ có đủ nguồn lực và năng lực để ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện chuyển đổi năng lượng bền vững.

Các chính sách khuyến khích đã tạo điều kiện cho sự bùng nổ của năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời và điện gió, giúp công suất lắp đặt năng lượng tái tạo chiếm khoảng 30% tổng công suất quốc gia.

Việt Nam trong công cuộc tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu
Ông Abhinav Goyal - Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Dự án Đầu tư và Cơ sở hạ tầng của PwC Việt Nam.

Cũng tại diễn đàn, ông Abhinav Goyal - Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Dự án Đầu tư và Cơ sở hạ tầng của PwC Việt Nam cũng đã có những nhận định về việc tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu tại Việt Nam: "Việt Nam đang đối mặt với nhu cầu chuyển dịch năng lượng cấp thiết. Quốc gia này đặt ra tham vọng chuyển đổi từ nguồn năng lượng chủ yếu dựa vào than đá sang năng lượng tái tạo, với công suất nhiệt điện than dự kiến sẽ đạt đỉnh vào năm 2030 và giảm dần về 0 từ năm 2030-2050. Theo đó, năng lượng tái tạo được kỳ vọng chiếm 31% và 62% tổng năng lượng vào năm 2030 và 2050".

Theo ông Goyal, chuyển dịch năng lượng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các bên liên quan trong chuỗi cung ứng. Các nhà phát triển dịch vụ và công nghệ có thể khai thác cơ hội trong việc cung cấp giải pháp năng lượng tái tạo cho các lĩnh vực mới, đồng thời hợp tác với các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp để xây dựng chính sách hỗ trợ cho sản phẩm và dịch vụ mới.

Ngoài ra, sự chuyển dịch sang năng lượng tái tạo cũng sẽ tạo điều kiện cho các nhà cung cấp và doanh nghiệp tham gia thị trường, với sự phát triển của các dịch vụ mới. Điều này không chỉ tạo ra nguồn doanh thu mới mà còn giúp giảm chi phí năng lượng và nâng cao thương hiệu của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Dự án Đầu tư và Cơ sở hạ tầng của PwC Việt Nam cho rằng, để thúc đẩy chuỗi cung ứng năng lượng tại Việt Nam, cần giải quyết các thách thức tài chính bằng cách đa dạng hóa sản phẩm tài chính phù hợp với các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là vốn vay ưu đãi và các cơ chế tài chính khí hậu mới.

"Đặc biệt, việc thu hẹp khoảng cách năng lực trong chuỗi cung ứng địa phương cần được thực hiện thông qua việc khuyến khích liên doanh và chuyển giao công nghệ giữa các công ty trong nước và quốc tế. Cung cấp ưu đãi cho các doanh nghiệp địa phương để đầu tư và phát triển năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng là rất quan trọng", ông Goyal nói.

Tại diễn đàn, các chuyên gia đều có chung một nhận định, tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu chính là một xu hướng không thể đảo ngược đối với Việt Nam. Đây vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội lớn để quốc gia nắm bắt và vươn lên trong nền kinh tế năng lượng tái tạo.

Tin bài khác
Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẵn sàng khởi công trước 2027

Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẵn sàng khởi công trước 2027

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức lập, trình Thủ tướng quyết định phê duyệt Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, tổ chức triển khai, dự kiến khởi công xây dựng trước ngày 31/12/2026.
Bộ trưởng Tài chính: Sẽ thu hồi triệt để các dự án treo trong năm 2025

Bộ trưởng Tài chính: Sẽ thu hồi triệt để các dự án treo trong năm 2025

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, một trong những trọng tâm năm 2025 là thu hồi triệt để các dự án treo và đẩy nhanh việc thu hồi tài sản, đất đai Nhà nước bị thất thoát.
Tăng thuế thuốc lá là một chính sách đa mục tiêu

Tăng thuế thuốc lá là một chính sách đa mục tiêu

"Tăng thuế thuốc lá là một chính sách đa mục tiêu – vừa nâng cao sức khỏe cộng đồng, vừa tạo thêm nguồn lực để đầu tư cho giáo dục, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững."- theo ông Phạm Văn Long, Giám đốc VESS.
Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Ngày 23/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 108/NQ-CP sau phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 (phiên thứ 2), thảo luận và cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng.
Gợi mở hướng đi mới cho dòng vốn doanh nghiệp FDI

Gợi mở hướng đi mới cho dòng vốn doanh nghiệp FDI

Ngày 23/4, Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2025 được tổ chức, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tăng cường đối thoại và hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và cộng đồng các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Sự kiện không chỉ thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư mà còn mở ra những cơ hội hợp tác mới, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững và toàn diện trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.
Xăng được đề xuất giảm thuế VAT 2% đến hết 2026

Xăng được đề xuất giảm thuế VAT 2% đến hết 2026

Chính phủ vừa đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với xăng, kéo dài đến hết năm 2026.
Ngoại lực tỷ đô tiếp sức Việt Nam giữa tâm bão thuế quan toàn cầu

Ngoại lực tỷ đô tiếp sức Việt Nam giữa tâm bão thuế quan toàn cầu

Bất chấp biến động thuế quan toàn cầu, Việt Nam vẫn thu hút mạnh vốn ngoại với loạt dự án tỷ đô, khẳng định sức hấp dẫn vững vàng trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Quỹ Nhà ở Quốc gia: Giải pháp đột phá cho các đô thị lớn

Quỹ Nhà ở Quốc gia: Giải pháp đột phá cho các đô thị lớn

Quỹ Nhà ở Quốc gia đang được kỳ vọng là giải pháp đột phá giúp giải quyết bài toán nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp tại các đô thị lớn, góp phần ổn định xã hội và thúc đẩy phát triển bền vững.
Việt Nam đẩy mạnh đàm phán FTA, chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu

Việt Nam đẩy mạnh đàm phán FTA, chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu

Trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế 46%, Việt Nam đang chủ động đẩy mạnh đàm phán FTA với nhiều đối tác mới, đồng thời triển khai loạt chính sách ứng phó để giữ vững mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên đã đề ra.
IMF: Tăng trưởng toàn cầu rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau đại dịch COVID-19?

IMF: Tăng trưởng toàn cầu rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau đại dịch COVID-19?

Nhìn nhận bối cảnh hiện tại, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2025 sẽ giảm xuống còn 2,8% – mức thấp nhất kể từ sau đại dịch COVID-19.
Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp mức 10%

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp mức 10%

Theo đề xuất, mức thuế giá trị gia tăng đối với hầu hết các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế suất 10% sẽ được giảm xuống 8% nhưng vẫn còn một số lĩnh vực không nằm trong phạm vi điều chỉnh.
“Tinh hoa trái cây Việt”: Kết nối tiêu dùng trong nước, mở rộng thị trường toàn cầu

“Tinh hoa trái cây Việt”: Kết nối tiêu dùng trong nước, mở rộng thị trường toàn cầu

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4 tại Hà Nội, Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã chính thức khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề với chủ đề “Tinh hoa trái cây Việt”.
8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện chiến lược phòng, chống lãng phí

8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện chiến lược phòng, chống lãng phí

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký ban hành Quyết định số 806/QĐ-TTg ngày 22/4/2025, phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035.
Mở rộng gói tín dụng ưu đãi cho lâm sản, thủy sản, đồ gỗ ảnh hưởng bởi thuế quan của Mỹ

Mở rộng gói tín dụng ưu đãi cho lâm sản, thủy sản, đồ gỗ ảnh hưởng bởi thuế quan của Mỹ

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngân hàng Nhà nước ưu tiên tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là đối tượng chịu tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ.
Thủ tướng chỉ đạo một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Thủ tướng chỉ đạo một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 22/4/2025 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.