Thứ năm 03/07/2025 17:34
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Viện trưởng VEPR: “Chúng ta ở thế bị chọn khi vốn FDI vào Việt Nam”

12/10/2020 00:00
Theo PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, nguồn vốn tại Việt Nam cũng có tăng nhưng là từ các công ty tầm trung với công nghệ tương ứng.

Viện trưởng VEPR: “Chúng ta ở thế bị chọn khi vốn FDI vào Việt Nam”

Ảnh minh họa.

Trích dẫn số liệu từ Báo cáo kinh tế xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2019 của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1,67 triệu USD, chiếm 22,6% tổng vốn đăng ký cấp mới trong 6 tháng đầu năm.

Cụ thể, trong số 63 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 6 tháng, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1,67 tỷ USD, chiếm 22,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 1,24 tỷ USD, chiếm 16,7%; Nhật Bản 972 triệu USD, chiếm 13,1%; Đặc khu Hành chính HongKong (TQ) 920,8 triệu USD, chiếm 12,4%; Singapore 858 triệu USD, chiếm 11,6%; Thái Lan 347,9 triệu USD, chiếm 4,7%; Quần đảo Vigin thuộc Anh 312,8 triệu USD, chiếm 4,22%; Đài Loan 311,8 triệu USD, chiếm 4,21%.

FDI từ Trung Quốc đổ về Việt Nam

Nhận định về con số này, PGS, TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho hay, đối với cuộc dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc, nhiều ý kiến nhận định rằng Việt Nam đáng nhẽ có khả năng nhận được rất nhiều và ở trong trạng thái chọn những dòng vốn tốt nhất. Tuy vậy, thực tế là chúng ta lại "bị chọn" thay vì "được chọn".

Khi các nhà đầu tư nước ngoài cân nhắc, họ chỉ thấy Việt Nam có năng lực ở mức độ nào đó. Đặc biệt là trong dài hạn, đợt chuyển dịch này các nhà đầu tư phải đặt nhà máy trong ít nhất 10, 15 năm thì họ phải nhìn nhận trong 5 -10 năm Việt Nam có đáp ứng được yêu cầu của họ hay không trong khi rõ ràng Việt Nam lại có những ràng buộc.

"Các doanh nghiệp lớn của Mỹ, Nhật chuyển đến Malaysia, Thái Lan, Indonesia. Nguồn vốn tại Việt Nam cũng có tăng nhưng là từ các công ty tầm trung với công nghệ tương ứng", ông Thành nói.

Nhận định về dòng vốn FDI từ Trung Quốc đang đổ về Việt Nam, ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư nước ngoài cho hay, trong những năm trước khi các đoàn chủ tịch của Hiệp hội sang thăm và làm việc với nhiều đối tác Trung Quốc chủ yếu họ muốn bán hàng cho Việt Nam thay vì đầu tư. Tuy nhiên, sang đến cuối năm 2018, nhiều doanh nghiệp lại liên hệ muốn đầu tư tại Việt Nam.

"Trong 3 năm gần đây, nhất là cuối năm 2018 và đầu năm 2019, nhà đầu tư Trung Quốc có sự đột phá đầu tư vào Việt Nam. Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, 6 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc và HongKong là những nhà đầu tư có giá trị đầu tư vào Việt Nam ở thứ hạng rất cao, so sánh với Mỹ giá trị đầu tư từ khu vực này cao gấp nhiều lần", ông Toàn chỉ ra.

"Với làn sóng đầu tư từ Trung Quốc, chúng ta phải sáng lọc những dự án cao nghệ cao, thân thiện với môi trường chứ không phải cứ nhìn thấy nhà đầu tư Trung Quốc là chúng ta đuổi", ông Toàn nhìn nhận.

"Điểm nghẽn" về hấp thụ vốn FDI

Tuy nhiên, ông Toàn cũng chỉ ra rằng, khả năng hấp thụ vốn FDI của Việt Nam còn rất hạn chế, khi các nhà nước ngoài đầu tư vào, chỉ có lao động Việt Nam tham gia được với họ còn doanh nghiệp tham gia rất ít.

Bàn về câu chuyện khả năng hấp thụ vốn FDI của Việt Nam chưa thực sự tốt, chuyên gia kinh tế, tài chính Cấn Văn Lực nhìn nhận, có 4 nguyên nhân dẫn đến khả năng hấp thụ vốn FDI của Việt Nam không tốt.

"Đầu tiên là môi trường đầu tư kinh doanh hay nói một cách đơn giản là môi trường đầu tư. Việt Nam đã có quyết tâm cải thiện, có kết quả được quốc tế và cộng đồng trong nước ghi nhận, nhưng đâu đó vẫn có sự trì trệ", ông Lực nhận định.

Thứ hai là về cơ sở hạ tầng, nhà đầu tư nước ngoài muốn dịch chuyển nhà máy rất quan tâm đến cơ sở hạ tầng. Do đó, Quảng Ninh hay Hải Phòng là những địa điểm được nhà đầu tư Trung Quốc lựa chọn do có cơ sở hạ tầng kết nối, đường cao tốc, sân bay đáp ứng được yêu cầu.

Thứ ba là nguyên nhân về ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước nghèo nàn, sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài cũng kém khiến Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài nhưng chủ yếu vẫn là nhập khẩu linh kiện.

"Và cuối cùng là vấn đề về thiếu lao động có tay nghề, kỹ năng. Vì vậy, hơn bao giờ hết cần quyết liệt để giải quyết các vướng mắc trong thu hút đầu tư FDI", ông Lực cho hay.

Hạ An

TAGS:

FDI
Tin bài khác
Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về 'deal' thuế quan đối ứng Mỹ - Việt?

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn cho rằng, việc thỏa thuận được mức thuế đối ứng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là 20% là một thành công và kể cả mức 40% cho hàng transshipping cũng rất tích cực.
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa công bố hướng dẫn xử lý tài chính và tài sản công sau khi sắp xếp theo mô hình hai cấp, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí.
Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Tối 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để trao đổi về quan hệ song phương và đàm phán thương mại, trong đó có nội dung trọng tâm liên quan đến thuế đối ứng giữa hai nước.
Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Điểm nổi bật của Luật PPP sửa đổi và Nghị định ban hành ngày 1/7/2025 mở đường cho đầu tư vào khoa học – công nghệ và chuyển đổi số là phân cấp mạnh, ưu đãi lớn, chỉ định nhà đầu tư có công nghệ chiến lược.
Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ bị phân loại theo 4 mức doanh thu, thay thế thuế khoán nhằm tạo sự minh bạch và bình đẳng giữa hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động.
Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Ngày 30/6/2025, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 4756/BCT-PC nhằm phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021–2025. Văn bản là phản hồi Công văn số 2965/BTP-PB&TG ngày 28/5/2025 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Bộ Tài chính công bố định hướng sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, với thay đổi về thu nhập chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh, miễn thuế ưu đãi và biểu thuế lũy tiến. Mục tiêu là xây dựng chính sách thuế công bằng, minh bạch, hiện đại, trình Quốc hội kỳ họp tháng 10/2025.
Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định: “Bộ Tài chính tiếp thu đầy đủ chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ. Bộ sẽ thực hiện kiểm tra và có báo cáo theo đúng quy định, đảm bảo yêu cầu về tiến độ và nội dung”.
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Dù hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0%, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn gặp khó khi xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng do vướng rào cản phi thuế quan.
Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), đánh dấu một bước chuyển thể chế quan trọng nhằm thúc đẩy sáng tạo, ứng dụng công nghệ và tăng cường bảo hộ kết quả nghiên cứu. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại hai thành phố trọng điểm là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ rào cản phi thuế quan được đánh giá là giúp giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư, tăng trưởng bền vững và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Mức chi tiêu và nhu cầu sử dụng các sản phẩm Halal có xu hướng ngày càng tăng, thúc đẩy tăng quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu dự kiến đạt 3.200 tỷ USD năm 2025, với tốc độ tăng trưởng thị trường bình quân hàng năm đạt 6,2%, nhưng tại sao doanh nghiệp Việt khó tiếp cận?