Thứ hai 07/07/2025 08:20
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến việc ký hiệp định Bảo hiểm Xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc

22/11/2021 23:55
Thực hiện chương trình Phiên họp thứ 5, sáng ngày 22/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc ký Hiệp định Bảo hiểm xã hội giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc).

Toàn cảnh phiên họp
Toàn cảnh phiên họp.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, đây là Hiệp định toàn diện về BHXH song phương đầu tiên của Việt Nam. Nội dung này rất cần thiết, đã được Chính phủ hai nước bắt đầu đàm phán từ năm 2015 và đã thống nhất được nhiều nội dung lớn. Việc ký kết Hiệp định này nhằm tránh tình trạng đóng BHXH 2 lần và bảo đảm tối ưu hóa quyền lợi về BHXH của người lao động làm việc tại hai quốc gia.

Theo Chủ tịch Quốc hội, hiện số lượng lao động của Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc và người Hàn Quốc sinh sống, làm việc tại Việt Nam rất đông, ngày càng tăng lên trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Do đó, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cần tiếp thu ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trao đổi bổ sung, đánh giá tác động kỹ hơn về mặt tài chính, từ đó thúc đẩy sớm ký kết Hiệp định phục vụ cho hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong thời gian tới.

Trình bày tờ trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, từ ngày 1/12/2018, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ tham gia BHXH bắt buộc và được thụ hưởng với chế độ ốm đau, thai sản, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; từ ngày 01/01/2022 sẽ tham gia và được thụ hưởng thêm 2 chế độ là hưu trí và tử tuất.

Cùng với quy định nêu trên của Việt Nam, từ ngày 1/1/2022, theo Luật Hưu trí quốc gia của Hàn Quốc, người lao động Việt Nam khi làm việc tại Hàn Quốc cũng sẽ tham gia và được thụ hưởng từ chương trình hưu trí quốc gia của Hàn Quốc.

Như vậy, việc bổ sung quy định áp dụng BHXH bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo quy định của Luật BHXH năm 2014 đã không chỉ đảm bảo quyền lợi cho người lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc mà còn góp phần bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt Nam khi đi làm việc tại nước ngoài.

Tuy nhiên, với quy định áp dụng BHXH nêu trên cũng phát sinh nghĩa vụ đóng song trùng BHXH, người lao động Việt Nam khi đi làm việc tại Hàn Quốc sẽ vừa phải đóng BHXH ở Việt Nam (theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội), vừa phải đóng BHXH theo Luật Hưu trí quốc gia của Hàn Quốc cũng tương tự đối với người lao động Hàn Quốc khi làm việc tại Việt Nam. Theo thông lệ quốc tế, các quốc gia sẽ giải quyết vấn đề nêu trên bằng việc thỏa thuận thông qua các Hiệp định song phương hoặc đa phương về BHXH.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng cho biết, trong bối cảnh Việt Nam và Hàn Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, lao động, xã hội, giao lưu nhân dân; cùng với đó, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc và số lao động Hàn Quốc đến Việt Nam làm việc ngày càng tăng. Để đảm bảo tuân thủ pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc, tránh đóng song trùng BHXH, đồng thời tối ưu hóa quyền lợi của người lao động là công dân hai nước, từ năm 2015 đến nay, Chính phủ hai bên đã trao đổi, đàm phán và về cơ bản đã thống nhất nội dung dự thảo Hiệp định về BHXH giữa hai nước.

Việc tiến tới ký kết Hiệp định là sự ghi nhận kết quả của quá trình đàm phán giữa Chính phủ hai nước Việt Nam - Hàn Quốc và cũng là tiền đề để Việt Nam tiếp tục mở rộng hoạt động đàm phán Hiệp định về BHXH trong thời gian tới.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà nêu rõ, Ủy ban Đối ngoại nhất trí về sự cần thiết ký Hiệp định nhằm tránh tình trạng đóng BHXH hai lần, tối ưu hóa quyền lợi về BHXH cho người lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc cũng như người lao động Hàn Quốc làm việc tại Việt Nam, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền an sinh xã hội đã được ghi nhận trong Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội năm 1966 của Liên hợp quốc.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, việc ký các Hiệp định BHXH song phương nói chung, Hiệp định BHXH với Hàn Quốc nói riêng phù hợp với Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách BHXH theo hướng phát triển hệ thống chính sách BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế; rà soát, sửa đổi các quy định về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam tham gia BHXH bắt buộc, gắn với việc đẩy mạnh đàm phán, ký kết hiệp định song phương về BHXH. Đồng thời, việc ký kết Hiệp định góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác toàn diện giữa hai nước, nhất là trong bối cảnh số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc và số lao động Hàn Quốc đến Việt Nam ngày càng tăng và tạo tiền đề thuận lợi cho việc ký các hiệp định song phương về BHXH với các quốc gia có quan hệ hợp tác về lao động với Việt Nam.

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại cho biết, hồ sơ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tuân thủ quy định của Luật Điều ước quốc tế (Điều 17) về hồ sơ trình đề xuất ký điều ước quốc tế, chỉ còn thiếu dự kiến kế hoạch thực hiện Hiệp định. Có ý kiến đề nghị làm rõ danh nghĩa ký, người đại diện ký, ngôn ngữ, hiệu lực, quyền và nghĩa vụ phát sinh sau khi Hiệp định được ký kết. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng việc lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan còn thực hiện trong diện hẹp, chưa có ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp (như người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc, doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng lao động là người Hàn Quốc...).

Đối với nội dung Chính phủ xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tính hưởng chế độ hưu trí, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại cho biết, theo quy định của Hiệp định, thời gian đóng BHXH đối với thời gian làm việc ở Hàn Quốc sẽ được tính theo Luật Hưu trí quốc gia Hàn Quốc và được chi trả từ Quỹ Hưu trí quốc gia Hàn Quốc; thời gian đóng BHXH tại Việt Nam sẽ được tính theo Luật BHXH của Việt Nam và được chi trả từ Quỹ hưu trí và tử tuất của Việt Nam. Như vậy, sẽ có trường hợp lao động nữ có dưới 15 năm đóng BHXH và lao động nam có dưới 20 năm đóng BHXH tại Việt Nam nhưng đủ điều kiện tính hưởng chế độ hưu trí do tính gộp thời gian đóng bảo hiểm ở cả Việt Nam và Hàn Quốc; pháp luật Việt Nam cần có quy định về mức tính lương hưu hằng tháng đối với người lao động trong trường hợp này để có căn cứ tính và chi trả chế độ hưu trí hằng tháng…

Trên cơ sở Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các Ủy ban của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội, Báo cáo phối hợp thẩm tra của Thường trực Ủy ban Pháp luật, Thường trực Ủy ban Xã hội, Ủy ban Đối ngoại nhất trí kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý việc Chính phủ ký Hiệp định Bảo hiểm xã hội giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân Quốc; Đề nghị Chính phủ sớm đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 trình Quốc hội theo quy định nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội và để Hiệp định này sớm được thực thi đầy đủ trên thực tế (đối với nội dung tính gộp thời gian đóng BHXH).

Kết luận nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết đồng ý về nguyên tắc ký Hiệp định Bảo hiểm xã hội giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân Quốc. Việc ký hiệp định phải phù hợp với chủ trương của Đảng về cải cách BHXH, phù hợp luật pháp Việt Nam, đẩy mạnh đàm phán ký kết hiệp định song phương về BHXH; góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam- Hàn Quốc.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, sau phiên họp, Ban cán sự Đảng Chính phủ có văn bản xin ý kiến Bộ Chính trị. Sau khi có ý kiến của Bộ Chính trị, Ủy ban Đối ngoại phối hợp phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng các Bộ, ngành hữu quan hoàn thiện Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này. Căn cứ kết luận, Chính phủ quyết định ký kết Hiệp định này theo quy định của Luật Điều ước quốc tế năm 2016.

An Nguyên

TAGS:

Tin bài khác
Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Bộ Xây dựng vừa trình Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, bổ sung hai sân bay Măng Đen và Vân Phong, mở ra cơ hội đột phá kinh tế - xã hội cho các địa phương.
Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Báo cáo Savills Impacts chỉ rõ chi phí, tài chính và nhân lực đang ghìm ngành xây dựng. Chịu áp lực nhưng mở ra hướng đi bền vững cho thị trường bất động sản.
Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Việc sáp nhập đơn vị hành chính và chuyển sang mô hình chính quyền hai cấp mở ra cơ hội vàng cho quy hoạch thông minh.
Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 quy định mức thu bổ sung 5,4%/năm đối với tiền sử dụng đất chưa nộp đang vấp phải phản ứng từ doanh nghiệp bất động sản. Các nhà đầu tư cảnh báo rủi ro pháp lý và tài chính và đề xuất điều chỉnh chính sách để tránh gây tắc nghẽn thị trường.
Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 45, điều chỉnh giá đất từ 7-7-2025, tăng mạnh đến 170%. Đường Bạch Đằng lên gần 341 triệu đồng/m², nguồn thu ngân sách bùng nổ, báo hiệu cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản.
Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Ngày 28/6/2025, sự kiện “Lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây” là mốc son ghi dấu cho sự phát triển và khẳng định sự gắn bó của Bcons với mảnh đất Bình Dương.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Theo ông Mai Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đây là bước đi thiết thực nhằm rút ngắn quy trình, giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng tính tiếp cận cho người dân, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Nhiều tuyến phố trung tâm TP. Vinh bất ngờ điều chỉnh giá đất tăng gấp ba lần, có nơi lên tới 165 triệu đồng/m², vượt xa mặt bằng chung toàn tỉnh Nghệ An.
Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Ngày 25/6, UBND TP. Hồ Chí Minh chính thức công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Cảng hàng không Sa Pa trị giá hơn 6.393 tỷ đồng sắp gọi vốn. Dự án nghìn tỷ này hứa hẹn thay đổi diện mạo du lịch Lào Cai và mở ra kỷ nguyên mới.
Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Thị trường bất động sản Tân Uyên, hiện tại là thành phố thuộc tỉnh Bình Dương, đang được định vị như một phần của khu vực “Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng” dựa trên cơ sở pháp lý và quy hoạch phát triển vùng.
TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

Sau khi ổn định bộ máy, TP.Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) đã công bố nhiều đề án quy hoạch chiến lược, định hình tương lai phát triển đô thị thông minh, sáng tạo.
Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Chính sách ủy quyền miễn thuế đất nông nghiệp cho cấp xã đang nhận được sự quan tâm đặc biệt, giúp đơn giản hóa thủ tục, hỗ trợ nông dân và nâng cao hiệu quả.
TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu 20 tỷ USD từ khu công nghiệp sau sáp nhập

TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu 20 tỷ USD từ khu công nghiệp sau sáp nhập

Sau khi sáp nhập ba địa phương trọng điểm là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh, các khu chế xuất và khu công nghiệp (KCN) của TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút đầu tư lên tới hơn 20 tỷ USD trong giai đoạn 2025 - 2030, với cam kết giải ngân 70% tổng vốn đầu tư đăng ký theo đúng tiến độ.
“Quản lý xây dựng và phát triển quy hoạch Côn Đảo” đạt giải đặc biệt Quy hoạch đô thị quốc gia

“Quản lý xây dựng và phát triển quy hoạch Côn Đảo” đạt giải đặc biệt Quy hoạch đô thị quốc gia

Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ IV (VUPA 2024) thu hút hơn 100 tác phẩm dự thi, 6 nhóm hạng mục: Đồ án quy hoạch xây dựng; khu vực đã đầu tư xây dựng; chất lượng môi trường đô thị; quy hoạch nông thôn; ấn phẩm về quy hoạch; tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong phát triển đô thị.