Thứ tư 15/01/2025 13:57
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Bất động sản

Ứng dụng thực tiễn của tín chỉ carbon đối với nền kinh tế. Bài XVIII: Doanh nghiệp đang quan tâm thế nào đến tín chỉ Carbon?

03/08/2024 09:34
Tín chỉ carbon đã trở thành vấn đề quan trọng toàn cầu. Hiện tại, doanh nghiệp Việt ngày càng nhận thức rõ về vai trò này, không chỉ để giảm thiểu tác động môi trường mà còn nâng cao thương hiệu và đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế.
Ảnh minh họa
Rừng Cần Giờ, TP.HCM có nhiều lợi thế để phát triển thị trường carbon.

Doanh nghiệp Việt Nam nhận thức thế nào về tín chỉ Carbon

Hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của tín chỉ carbon trong bối cảnh biến đổi khí hậu gia tăng. Họ không chỉ xem tín chỉ carbon như một công cụ để giảm thiểu tác động môi trường mà còn coi đây là cơ hội để nâng cao hình ảnh thương hiệu và mở rộng cơ hội trên thị trường quốc tế. Sự quan tâm này phản ánh xu hướng toàn cầu về phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Trong đó, tín chỉ carbon là một đơn vị đo lường cho phép các tổ chức và cá nhân đánh giá lượng khí CO2 mà họ phát thải vào bầu khí quyển. Mỗi tín chỉ thường tương ứng với một tấn CO2. Các doanh nghiệp có thể mua bán tín chỉ carbon nhằm cân bằng lượng khí thải của mình, từ đó đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Trên thế giới, nhiều quốc gia đã thiết lập các cơ chế giao dịch tín chỉ carbon nhằm giảm thiểu khí thải. Liên minh châu Âu, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác đã triển khai các hệ thống tín chỉ carbon, yêu cầu các doanh nghiệp phải được cấp phép phát thải và có nghĩa vụ giảm thiểu lượng khí thải. Việt Nam, với các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường, cũng không nằm ngoài xu hướng này.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam, từ các tập đoàn lớn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã bắt đầu quan tâm đến tín chỉ carbon. Họ nhận ra rằng việc tham gia vào thị trường tín chỉ carbon không chỉ là trách nhiệm xã hội mà còn là một cơ hội kinh doanh mới.

Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào công nghệ xanh và sản xuất sạch hơn để giảm lượng khí thải. Chẳng hạn, một số nhà máy đã áp dụng quy trình sản xuất tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió. Điều này không chỉ giúp giảm phát thải mà còn tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường, thu hút khách hàng.

Một số doanh nghiệp lớn như: Vinamilk, Masan hay TC Group đã tham gia vào các chương trình tín chỉ carbon. Họ hợp tác với các tổ chức quốc tế để triển khai các dự án bảo vệ rừng, phát triển năng lượng tái tạo và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm khí thải mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Điển hình, TC Group đã thành lập Công ty Cổ phần Sàn giao dịch Tín chỉ Carbon ASEAN. Công ty này sẽ tập trung triển khai đầu tư vào các dự án liên quan đến biến đổi khí hậu và khai thác tối đa tiềm năng của thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam.

Ảnh minh họa
Ông nguyễn Võ Trường An, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sàn giao dịch tín chỉ carbon Asean (Ảnh: Phan Chính)

Trao đổi với Doanhnghiephoinhap.vn, ông nguyễn Võ Trường An, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sàn giao dịch tín chỉ carbon Asean thuộc TC group cho hay, thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam hiện còn rất mới và chưa được nhiều người dân cũng như doanh nghiệp quan tâm đầy đủ. Trong vòng hai năm qua, thông tin về tín chỉ carbon đã bắt đầu thu hút sự chú ý hơn. Kể từ năm 2018, một số dự án tín chỉ carbon đầu tiên ở Việt Nam đã được đăng ký với các tổ chức thẩm định quốc tế như Vera và Wortender. Tuy nhiên, thời điểm đó, cơ chế tín chỉ carbon còn chưa phổ biến và hầu như không có doanh nghiệp trong nước tiếp cận được.

Theo ông Trường An, đến nay, các quỹ đầu tư nước ngoài đã bắt đầu hợp tác với các doanh nghiệp có dự án có khả năng tạo ra tín chỉ carbon, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo như: điện gió và điện mặt trời. Những quỹ này thường đầu tư vốn để đăng ký dự án tín chỉ carbon và sau đó nắm giữ quyền giao dịch các tín chỉ từ những dự án này, trả một khoản phí cho chủ dự án. Hiện tại, số lượng dự án này còn hạn chế và chủ yếu thuộc về các quỹ đầu tư nước ngoài.

“Vậy nên, Công ty Cổ phần Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN (CCTPA) đã ra mắt sàn giao dịch tín chỉ carbon với mục tiêu phát triển một thị trường tín chỉ carbon tự nguyện, minh bạch và kết nối với các sàn giao dịch quốc tế, nhằm tăng tính thanh khoản cho tín chỉ carbon tại Việt Nam. Tuy nhiên, với số lượng tín chỉ hiện có, khối lượng giao dịch vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Trong giai đoạn đầu, CCTPA tập trung vào tư vấn và hỗ trợ các tổ chức, đơn vị và cá nhân để đăng ký các dự án tín chỉ carbon trên thị trường quốc tế”, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sàn giao dịch tín chỉ carbon Asean chia sẻ.

Ông cho biết, khách hàng ngày càng có xu hướng chọn sản phẩm từ những thương hiệu có trách nhiệm với môi trường. Do đó, việc sở hữu tín chỉ carbon không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có khả năng chứng minh rằng họ đã thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Thách thức và cơ hội khi doanh nghiệp tham gia thị trường tín chỉ Carbon

Mặc dù thị trường tín chỉ carbon mở ra nhiều cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam cũng đối mặt với không ít thách thức. Một trong những vấn đề lớn là thiếu thông tin và kiến thức về tín chỉ carbon; nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ cơ chế hoạt động và các quy định liên quan. Hệ thống hạ tầng và chính sách hỗ trợ từ phía Việt Nam hiện vẫn chưa rõ ràng, làm nhiều doanh nghiệp e ngại khi đầu tư vào các dự án tín chỉ carbon.

Đầu tư vào công nghệ xanh và phát triển các dự án tín chỉ carbon đòi hỏi chi phí lớn, điều này có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc huy động vốn. Rủi ro tài chính cũng là yếu tố cần cân nhắc.

Trong tương lai, khi nhận thức về biến đổi khí hậu gia tăng, tín chỉ carbon sẽ trở thành phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. Chính phủ và các tổ chức liên quan cần có chính sách hỗ trợ thiết thực, bao gồm tổ chức đào tạo và cung cấp thông tin đầy đủ để doanh nghiệp tự tin hơn. Một khung pháp lý minh bạch và rõ ràng cũng cần được xây dựng để giảm thiểu rủi ro và khuyến khích đầu tư vào công nghệ xanh. Sự chuyển mình này không chỉ quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp mà còn cho cộng đồng và thế hệ tương lai.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Liên quan đến vấn đề này, ông Phan Hoàng Nam, Tổng Giám đốc Công ty TNHH giao dịch tín chỉ carbon Tương lai, nhận định, tham gia vào thị trường tín chỉ carbon mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích đáng kể. Đầu tiên, doanh nghiệp có thể giảm chi phí tuân thủ bằng cách sử dụng tín chỉ carbon để bù đắp lượng khí thải vượt mức quy định, thay vì đầu tư vào công nghệ giảm phát thải nội bộ. Thứ hai, việc tham gia vào thị trường tín chỉ carbon không chỉ nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp mà còn chứng tỏ cam kết với môi trường và phát triển bền vững.

Theo ông Nam, thị trường này khuyến khích đầu tư vào công nghệ xanh và dự án giảm phát thải, từ đó nâng cao hiệu suất môi trường và khả năng cạnh tranh. Doanh nghiệp cũng có thể tạo ra doanh thu từ việc bán tín chỉ carbon và mở rộng cơ hội hợp tác quốc tế, xây dựng mối quan hệ đối tác giá trị. Những lợi ích này giúp doanh nghiệp không chỉ cải thiện hoạt động bền vững mà còn tận dụng cơ hội kinh doanh mới.

Đánh giá về những thách thức đối với thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam, ông Nguyễn Võ Trường An, Tổng Giám đốc CCTPA khẳng định, hiện nay, thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam đối mặt với bốn thách thức chính. Đầu tiên là vấn đề về cơ chế pháp lý. Mặc dù tín chỉ carbon đã được đề cập trong Luật Môi trường 2020 và các nghị định, thông tư liên quan, quy định hiện hành vẫn chưa đủ rõ ràng để hướng dẫn việc khởi tạo và giao dịch tín chỉ carbon trong nước cũng như quốc tế, gây ra sự e ngại từ phía doanh nghiệp và các dự án.

Thứ hai, là thách thức về nguồn nhân lực. Việc thực hiện các dự án tín chỉ carbon đòi hỏi đội ngũ chuyên gia và nhân sự có kỹ năng cao, từ khâu thiết kế dự án cho đến thẩm định và báo cáo sau khi được cấp tín chỉ. Hiện nay, nguồn nhân lực chuyên môn vẫn còn hạn chế.

Thứ ba, là khó khăn về cung cầu. Thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam còn non trẻ và thiếu tính thanh khoản. Để đạt được giá trị cao, cần phải có nguồn cung và cầu đủ lớn cùng với sự giao dịch liên tục. Hiện tại, do thị trường chưa đủ phát triển, việc đáp ứng yêu cầu cung cầu vẫn còn gặp khó khăn.

Cuối cùng, là thách thức liên quan đến công nghệ và tài chính. Đầu tư vào chuyển đổi xanh đòi hỏi chi phí lớn, và các công nghệ xanh thường đắt đỏ hơn so với các công nghệ khác. Điều này tạo ra áp lực tài chính đáng kể đối với doanh nghiệp và các dự án muốn tham gia vào thị trường tín chỉ carbon.

Nghệ Nhân

Thị trường carbon ASEAN có thể đạt doanh thu 3.000 tỷ USD vào năm 2050
10/12/2024 13:32

Bà Rịa- Vũng Tàu: Sản phẩm OCOP góp phần nâng cao cuộc sống người dân nông thôn
17/10/2024 09:09

Ứng dụng thực tiễn của tín chỉ carbon đối với nền kinh tế. Bài XXIV: Carboncor Asphalt - Giải pháp hiệu quả để Việt Nam đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0
26/08/2024 16:08

Ứng dụng thực tiễn của tín chỉ carbon đối với nền kinh tế. Bài XXIII: Tạo cầu nối chính sách và chiến lược cho thị trường tín chỉ carbon
21/08/2024 16:15

Ứng dụng thực tiễn của tín chỉ carbon đối với nền kinh tế. Bài XXII: Đào tạo nguồn nhân lực nhiệm vụ chiến lược cấp bách cho thị trường tín chỉ carbon
19/08/2024 09:04

Ứng dụng thực tiễn của tín chỉ carbon đối với nền kinh tế. Bài XXI: Vai trò quan trọng của các Khu Dự trữ Sinh quyển trong việc tích tụ carbon và hấp thụ CO2
11/08/2024 08:40

Ứng dụng thực tiễn của tín chỉ carbon đối với nền kinh tế. Bài XX: Thị trường tín chỉ carbon mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích đáng kể
08/08/2024 16:25

Ứng dụng thực tiễn của tín chỉ carbon đối với nền kinh tế. Bài XIX: Tảo Spirulina giúp xanh hóa chuỗi giá trị ngành chăn nuôi
05/08/2024 11:07

Ứng dụng thực tiễn của tín chỉ carbon đối với nền kinh tế. Bài XVIII: Doanh nghiệp đang quan tâm thế nào đến tín chỉ Carbon?
03/08/2024 09:34

Ứng dụng thực tiễn của tín chỉ carbon đối với nền kinh tế. Bài XVII: Cải thiện phương pháp tưới tiêu để giảm lượng carbon phát thải ra môi trường
30/07/2024 18:05

Tin bài khác
Nhiều “ông lớn” triển khai dự án, nguồn cung bất động sản sẽ bứt phá

Nhiều “ông lớn” triển khai dự án, nguồn cung bất động sản sẽ bứt phá

Quý đầu năm 2025, thị trường bất động sản chứng kiến sự bứt phá với nguồn cung mới từ hơn 100 dự án lớn. Các chủ đầu tư chú trọng pháp lý và hợp tác mở rộng kênh phân phối.
Điểm khác biệt của thị trường bất động sản Hà Nội trong chu kỳ mới

Điểm khác biệt của thị trường bất động sản Hà Nội trong chu kỳ mới

Năm 2025, thị trường bất động sản Hà Nội bước vào chu kỳ phát triển mới, với sự thay đổi mạnh mẽ từ pháp lý, nguồn cung, giá cả và sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.
Khó khăn trong chuyển đổi đất ở Hà Nội vì giá đất tăng mạnh?

Khó khăn trong chuyển đổi đất ở Hà Nội vì giá đất tăng mạnh?

Bảng giá đất mới của Hà Nội khiến nhiều người dân và nhà đầu tư phải điều chỉnh kế hoạch chuyển đổi và đầu tư đất, tạo ra cơ hội và thách thức mới trên thị trường.
Giải pháp cởi nút thắt phân hóa thị trường bất động sản nhà ở

Giải pháp cởi nút thắt phân hóa thị trường bất động sản nhà ở

Thị trường bất động sản năm 2024 đã phục hồi nhưng vẫn tồn tại sự phân hóa giữa các phân khúc. Để thị trường phát triển bền vững, cần những chính sách tháo gỡ các "nút thắt" cục bộ.
Thách thức nguồn cung của thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM

Thách thức nguồn cung của thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM

Dự báo nguồn cung bất động sản TP.HCM cải thiện vào năm 2025, song phân khúc nhà ở giá rẻ vẫn khan hiếm, các khu vực vệ tinh sẽ trở thành lựa chọn tiềm năng.
Khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào tháng 9/2025

Khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào tháng 9/2025

Sáng 7/1, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông cho biết đã chỉ đạo các ngành, địa phương hoàn thiện các thủ tục cuối cùng để khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào tháng 9/2025.
Bình thuận: Đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị và xây dựng

Bình thuận: Đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị và xây dựng

Bình Thuận hiện có 14 đô thị với 10 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và 12 thị trấn. Tuy nhiên, công tác quy hoạch đang gặp nhiều thách thức cần được tháo gỡ.
Cầu nhà ở sẽ phục hồi khi niềm tin của nhà đầu tư trở lại

Cầu nhà ở sẽ phục hồi khi niềm tin của nhà đầu tư trở lại

Thị trường bất động sản tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, với sự gia tăng giao dịch và nhu cầu mua nhà thực. Đặc biệt, đầu tư bất động sản ngày càng sôi động nhờ nguồn cung cải thiện.
Cơ hội và tiềm năng của phân khúc bất động sản bán lẻ Việt Nam

Cơ hội và tiềm năng của phân khúc bất động sản bán lẻ Việt Nam

Bất động sản bán lẻ Việt Nam đang nổi lên mạnh mẽ nhờ vào sự phát triển của các trung tâm thương mại, dân số trẻ, và tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những thách thức cần vượt qua để khai thác tối đa tiềm năng.
Năm 2024 có hơn 47. 000 sản phẩm bất động sản giao dịch thành công

Năm 2024 có hơn 47. 000 sản phẩm bất động sản giao dịch thành công

Thị trường bất động sản 2024 ghi nhận hơn 47.000 giao dịch thành công với tỷ lệ hấp thụ đạt 72%. Căn hộ chung cư chiếm 75% lượng giao dịch, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh: 644 dự án nhà ở xã hội đang triển khai

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh: 644 dự án nhà ở xã hội đang triển khai

Bộ Xây dựng xác nhận các giải pháp điều hành hiệu quả để thúc đẩy thị trường bất động sản, đặc biệt là triển khai 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, với 644 dự án đang triển khai trên cả nước.
Bình Thuận: Dự kiến áp dụng bảng giá đất mới cho năm 2025

Bình Thuận: Dự kiến áp dụng bảng giá đất mới cho năm 2025

Giá đất tăng mạnh tại nhiều khu vực xuất phát từ sự phát triển nhanh chóng của các dự án hạ tầng, đô thị và du lịch ở Bình Thuận có chiều hướng phát triển. Đặc biệt, các khu vực có tiềm năng kinh tế và kết nối giao thông thuận lợi.
Quảng Trị: Đề xuất điều chỉnh mức tăng bình quân giá đất

Quảng Trị: Đề xuất điều chỉnh mức tăng bình quân giá đất

Ngày 24/12, UBND tỉnh Quảng Trị đã có phiên họp với các sở, ngành và địa phương để thẩm định kết quả điều chỉnh bảng giá các loại đất định kỳ 5 năm (2020 - 2024) trên địa bàn tỉnh, tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025.
Quy định mới về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia đất đai

Quy định mới về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia đất đai

Thông tư số 25/2024/TT-BTNMT quy định quy trình xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, với những yêu cầu mới về kỹ thuật, bảo mật và kết nối dữ liệu.
Trái phiếu bất động sản: Cơ hội và rủi ro từ cuộc "phá băng" thị trường

Trái phiếu bất động sản: Cơ hội và rủi ro từ cuộc "phá băng" thị trường

Năm 2024, thị trường bất động sản (BĐS) sôi động nhờ kênh huy động vốn từ trái phiếu riêng lẻ. Tuy nhiên, dù tạo cơ hội lớn, nhưng cũng ẩn chứa những rủi ro tiềm ẩn mà nhà đầu tư cần thận trọng.