Thứ ba 17/09/2024 18:07
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

TS. Sử Ngọc Khương: Hạ tầng giúp TP.HCM tăng cường kết nối vùng đầu tư

25/09/2023 11:00
Theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Dịch vụ Tư vấn Đầu tư Savills Việt Nam, nhiều dự án hạ tầng giao thông nội đô và dự án mang tính liên kết vùng đang được TP.HCM tích cực đầu tư.
aa
Dự án cầu Thủ Thiêm 2 bắc qua sông Sài Gòn, nối khu đô thị mới Thủ Thiêm với khu trung tâm TPHCM, được đánh giá có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông trục chính tại TPHCM
Dự án cầu Thủ Thiêm 2 bắc qua sông Sài Gòn, nối khu đô thị mới Thủ Thiêm với khu trung tâm TPHCM, được đánh giá có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông trục chính tại TPHCM.

Quá trình phát triển đô thị tại TP.HCM trong những năm qua ghi nhận mức tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, tốc độ phát triển hạ tầng giao thông của thành phố đôi khi không thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị gia tăng mạnh mẽ này.

Nhiều dự án hạ tầng giao thông đang được đẩy mạnh

Theo đánh giá của TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Dịch vụ Tư vấn Đầu tư Savills Việt Nam, nhiều dự án hạ tầng giao thông nội đô và dự án mang tính liên kết vùng đang được TP.HCM tích cực đầu tư. Dự án tiêu biểu được thực hiện nhằm cải thiện giao thông trong thành phố là tuyến Metro số 1 dự kiến được đưa vào vận hành thương mại vào tháng 7/2024.

Vị chuyên gia đánh giá tuyến Metro là một nỗ lực của TP.HCM và Chính phủ trong nhiều năm qua nhằm cải thiện tình hình kẹt xe và ùn tắc giao thông trong thành phố, từ đó hỗ trợ hoạt động kinh tế, thương mại và chất lượng cuộc sống của người dân tại các khu vực có tuyến metro đi qua. Các tuyến tàu điện ngầm đang được xây dựng và nằm trong kế hoạch phát triển sẽ giúp liên kết các khu vực trong thành phố cũng như với các tỉnh lân cận.

“Tuy nhiên, tuyến metro nội đô cũng không thể giải quyết được toàn bộ các vấn đề về giao thông của TP.HCM, thành phố cũng cần lưu ý đẩy mạnh thêm các dự án hỗ trợ về thương mại, logistic”, TS Khương nói thêm.

Ở bức tranh rộng hơn, TS Sử Ngọc Khương cho biết, trong tháng 6 vừa qua, hai dự án lớn là tuyến đường Vành đai 3 và Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đã được khởi công là một tín hiệu đáng mừng giúp giải quyết những tắc nghẽn trong liên kết vùng giữa TP.HCM và các địa phương vùng kinh tế Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long.

“Cùng với những công trình hiện hữu như tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành, Quốc lộ 51 và cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, các dự án này sẽ giúp làm tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm hàng hóa được sản xuất và xuất khẩu trong khu vực. Sự tăng trưởng kinh tế vùng được kéo theo nhờ cơ sở hạ tầng giao thông, từ đó giúp bức tranh của nền kinh tế 2024 và trong thời gian tới khởi sắc hơn”, ông nói.

Ảnh minh họa

TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Dịch vụ Tư vấn Đầu tư Savills Việt Nam.

Hạ tầng - giải pháp thúc đẩy nền kinh tế

Ở góc độ phát triển bất động sản, vị chuyên gia cho rằng, sự mở rộng của các dự án hạ tầng sẽ giúp gia tăng quá trình hình thành các khu đô thị, giải quyết bài toán nhà ở cho TP.HCM.

“Người dân tại những dự án bất động sản nhà ở nằm trên các trục đường có thể tiếp cận với các công trình giao thông liên kết vùng này sẽ thuận tiện hơn trong quá trình sinh sống, học tập và làm việc tại thành phố với mật độ dân số cao như TP.HCM, đặc biệt là nhóm người trẻ”, ông Khương nói.

Nhìn từ câu chuyện sản xuất, thương mại và logistics, chuyên gia Savills cho biết, từ trước đến nay, việc kết nối giữa TP.HCM và các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long thuộc các tỉnh Đông Nam Bộ chủ yếu dựa vào những con đường độc đạo, đường quốc lộ truyền thống và thường xuyên trong tình trạng quá tải.

“Nhờ dự án đường Vành đai 3 và đường Vành đai 4 trong tương lai, việc vận chuyển hàng hóa liên vùng sẽ diễn ra thuận tiện hơn, từ đó thu hút các nhà đầu tư, kéo theo nhu cầu về thuê mua bất động sản khu công nghiệp như trung tâm dữ liệu, kho lạnh… và nhu cầu thuê văn phòng. Bên cạnh đó, Sân bay Long Thành sẽ trở thành điểm trung chuyển cho hai tuyến đường vành đai này. Sự kết hợp giữa các công trình giao thông sẽ rút ngắn thời gian cũng như tiết kiệm chi phí, từ đó thúc đẩy vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi các nước trong khu vực”, ông phân tích.

Nhìn về tương lai dài hạn, TS Sử Ngọc Khương cũng cho rằng, TP.HCM và Chính phủ cần chú trọng đến việc phát hệ thống đường sắt trong giai đoạn từ nay đến 2050 để tăng sự lựa chọn vận chuyển hàng hóa, giảm bớt áp lực cho cơ sở hạ tầng đường bộ, đường thủy, đường không.

Nghệ Nhân

Tin bài khác
Sở Giao dịch hàng hóa: Điểm kết nối lợi ích doanh nghiệp - người trồng cà phê

Sở Giao dịch hàng hóa: Điểm kết nối lợi ích doanh nghiệp - người trồng cà phê

Tiếp tục câu chuyện quanh cây cà phê, ông Lương Tuấn Vũ - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hàng hóa Gia Cát Lợi “bật mí” những điều ít được biết đến lâu nay trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người trồng cà phê.
TS. Nguyễn Thanh Nga: Tài Chính Xanh động lực cho đầu tư bền vững

TS. Nguyễn Thanh Nga: Tài Chính Xanh động lực cho đầu tư bền vững

Theo TS. Nguyễn Thanh Nga, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, tài chính xanh không chỉ hỗ trợ chuyển đổi sang mô hình ít carbon mà còn tạo cơ hội đầu tư trong năng lượng tái tạo, giao thông sạch và công trình xanh.
TS. Cấn Văn Lực: Cơ hội cho tài chính xanh đang rộng mở

TS. Cấn Văn Lực: Cơ hội cho tài chính xanh đang rộng mở

Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, cơ hội cho tài chính xanh tại Việt Nam đang mở rộng nhờ vào xu hướng toàn cầu và cam kết quốc tế.
iPhone 16 Pro chính thức ra mắt, chuyên gia nói gì?

iPhone 16 Pro chính thức ra mắt, chuyên gia nói gì?

Quý I/2025, sản lượng iPhone 16 có thể tiếp tục giảm mạnh, từ 53-55% so với quý trước, do nhu cầu thay đổi theo mùa và ảnh hưởng của iPhone SE thế hệ thứ 4.
Doanh nghiệp “phập phồng” mừng và lo khi giá cà phê lên cao

Doanh nghiệp “phập phồng” mừng và lo khi giá cà phê lên cao

Giá cà phê hiện chạm ngưỡng 5.000 USD/tấn, mức cao nhất trong 20 năm qua.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son