Chủ nhật 27/07/2025 18:02
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Trung Quốc đang lên kế hoạch gì để đối phó với làn sóng thuế quan Mỹ ?

Trước làn sóng thuế quan từ Mỹ, Trung Quốc tuyên bố có thể hạ lãi suất, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và mở rộng chi tiêu tài khóa để bảo vệ tăng trưởng.
Trung Quốc đang lên kế hoạch gì để đối phó với làn sóng thuế quan Mỹ ?
Trung Quốc lên kế hoạch sẵn sàng đối phó làn sóng thuế quan từ Mỹ.

Trung Quốc cho biết, nếu cần thiết, nước này vẫn còn dư địa để nới lỏng chi phí vay vốn và quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng, nhằm bảo vệ nền kinh tế trước làn sóng áp thuế mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tờ Nhân Dân Nhật Báo – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc – trong bài xã luận đăng trang nhất ngày thứ Hai (7/4) cho biết: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có thể cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) và lãi suất chính sách “vào bất kỳ thời điểm nào trong thời gian tới”. Bài báo cũng nhấn mạnh: “Vẫn còn dư địa để mở rộng thêm thâm hụt ngân sách, phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt và các khoản nợ đặc thù khác”.

Trước đó vào ngày thứ Sáu (4/4), chính quyền Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ áp mức thuế trả đũa 34% lên toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ bắt đầu từ ngày 10/4, tương đương với mức thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ công bố đối với hàng hóa Trung Quốc. Bên cạnh đó, nước này cũng công bố một loạt các biện pháp đối phó, bao gồm việc hạn chế ngay lập tức việc xuất khẩu 7 loại đất hiếm.

Hãng thông tấn chính thức Tân Hoa Xã hôm thứ Bảy (5/4) cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp “kiên quyết” để bảo vệ chủ quyền, an ninh và các lợi ích khác của quốc gia. Các mức thuế mới của Mỹ – được công bố hồi tuần trước – sẽ nâng thuế suất đối với gần như toàn bộ hàng hóa Trung Quốc lên ít nhất 54%, đe dọa nghiêm trọng đến hoạt động xuất khẩu sang Mỹ, đúng thời điểm nền kinh tế Trung Quốc đang dần ổn định đầu năm 2025.

Bắc Kinh gợi ý một loạt chính sách ứng phó

Bài viết trên tờ Nhân Dân Nhật Báo đề xuất nhiều biện pháp đối phó tiềm năng của nước này.

“Các nỗ lực phi thường sẽ được thực hiện để thúc đẩy tiêu dùng trong nước; các chính sách cụ thể và hiệu quả sẽ được đưa ra nhằm ổn định thị trường vốn và khôi phục niềm tin thị trường; đồng thời các biện pháp dự phòng liên quan sẽ được triển khai lần lượt”, bài báo viết.

Bên cạnh đó, chính quyền các cấp sẽ hỗ trợ có chừng mực đối với các ngành và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề. Nhà chức trách cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược kinh doanh, định hướng mở rộng thị trường trong nước và các thị trường ngoài Mỹ, đồng thời cố gắng duy trì thương mại với Mỹ trong khả năng có thể.

Bài viết cũng thừa nhận tác động của thuế quan, cho biết mức thuế 34% mới cùng với các mức thuế đã được Mỹ áp dụng trước đó “sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thương mại song phương”. Xuất khẩu của Trung Quốc được dự báo sẽ chịu áp lực trong ngắn hạn, tạo thêm lực cản đối với đà phục hồi kinh tế.

Tuy vậy, bài viết trên Nhân dân Nhật báo cho rằng Mỹ có thể là bên chịu thiệt hại lớn hơn từ cuộc chiến thương mại, khi Washington “phụ thuộc nhiều” vào Trung Quốc trong việc nhập khẩu cả hàng tiêu dùng và hàng trung gian. “Trong ngắn hạn, rất khó để tìm được nguồn thay thế trên thị trường toàn cầu, và việc cắt đứt hoàn toàn thương mại Trung – Mỹ là điều không thể”.

Bài xã luận cũng cho biết ban lãnh đạo Trung Quốc đã lường trước khả năng Mỹ sẽ triển khai vòng kiềm chế kinh tế và thương mại mới, đồng thời đã đánh giá đầy đủ các tác động tiềm ẩn và xây dựng kế hoạch ứng phó.

“Trung Quốc đã tham gia cuộc chiến thương mại với Mỹ suốt tám năm qua và đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm chiến đấu”, bài báo kết luận.

Tin bài khác
Ông Trump thăm trụ sở Fed, tiếp tục gây sức ép về lãi suất

Ông Trump thăm trụ sở Fed, tiếp tục gây sức ép về lãi suất

Trong chuyến thăm bất thường tới trụ sở Fed, Tổng thống Donald Trump đã công khai chỉ trích Chủ tịch Powell và yêu cầu cắt giảm mạnh lãi suất, giữa lúc dự án cải tạo tòa nhà của Fed bị đội vốn.
Thuế quan leo thang, Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ

Thuế quan leo thang, Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ

Ngân hàng Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng GDP Mỹ còn 1% trong năm 2025, đồng thời nhận định lạm phát lõi duy trì trên 3% do tác động từ thuế nhập khẩu tăng cao dưới thời Tổng thống Trump.
Nhật – Mỹ đạt thỏa thuận, ông Trump sẽ áp thuế 15% và nhận đầu tư "khổng lồ"

Nhật – Mỹ đạt thỏa thuận, ông Trump sẽ áp thuế 15% và nhận đầu tư "khổng lồ"

Tổng thống Trump tuyên bố đã đạt thỏa thuận “khổng lồ” với Nhật Bản, với mức thuế 15% cho hàng nhập khẩu vào Mỹ - cho thấy Washington vẫn theo đuổi chính sách thương mại cứng rắn ngay cả với đồng minh thân cận.
Fed sẽ điều chỉnh giảm lãi suất: Thời điểm không quan trọng bằng hướng đi

Fed sẽ điều chỉnh giảm lãi suất: Thời điểm không quan trọng bằng hướng đi

Chủ tịch Fed khu vực San Francisco cho biết, việc cắt giảm lãi suất hai lần trong năm nay là kịch bản hợp lý, nhất là khi tác động từ thuế quan đến lạm phát có vẻ không quá nghiêm trọng.
Biến đổi khí hậu khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt

Biến đổi khí hậu khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt

Từ rau diếp tăng giá 300% ở Úc đến rau củ Mỹ leo thang 80%, nghiên cứu mới chỉ ra thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu đang là nguyên nhân trực tiếp đẩy giá thực phẩm toàn cầu lên cao.
Mỹ tăng áp lực thương mại với EU bằng đe dọa thuế 15 – 20%

Mỹ tăng áp lực thương mại với EU bằng đe dọa thuế 15 – 20%

Tổng thống Trump đang gia tăng áp lực thương mại với EU với mức thuế tối thiểu 15–20% áp lên tất cả hàng hóa từ khối này, đẩy đàm phán đến bờ vực sụp đổ trong bối cảnh hạn chót 1/8 đang đến gần.
Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc

Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc

Quan hệ thương mại căng thẳng khiến tỷ lệ doanh nghiệp Mỹ đóng băng kế hoạch đầu tư vào Trung Quốc tăng vọt lên mức cao chưa từng có, theo khảo sát mới từ Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Trung.
Tác động kinh tế của thuế quan Mỹ đang dần hiện rõ

Tác động kinh tế của thuế quan Mỹ đang dần hiện rõ

Chủ tịch Fed New York cảnh báo tác động từ thuế quan đang dần hiện rõ, khi lạm phát Mỹ đối mặt nhiều sức ép mới và thị trường tài chính nhạy cảm hơn bao giờ hết.
Ông Trump gia tăng áp lực lên Chủ tịch Fed, dù nói việc sa thải là “khó xảy ra”

Ông Trump gia tăng áp lực lên Chủ tịch Fed, dù nói việc sa thải là “khó xảy ra”

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định “khó có khả năng” sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell, nhưng cách ông đưa ra tuyên bố lại khiến thị trường hiểu như một lời cảnh báo.
Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Thị trường Mỹ đang lập đỉnh, nhưng rủi ro lớn nhất lại nằm ở khả năng Tổng thống Donald Trump có thể sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell – đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Mỹ sẽ áp thuế Indonesia 19%; EU sẵn sàng "trả đũa"

Mỹ sẽ áp thuế Indonesia 19%; EU sẵn sàng "trả đũa"

Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 19% lên hàng hóa Indonesia, mở đường cho loạt thỏa thuận mới. Trong khi đó, EU đã sẵn sàng đáp trả nếu đàm phán thương mại với Mỹ thất bại.
Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Dữ liệu CPI tháng 6/2025 sắp công bố sẽ hé lộ liệu chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump có đang đẩy lạm phát tăng cao, điều có thể khiến Fed trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất trong năm nay.
EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

Trước áp lực gia tăng từ chính sách thuế của Mỹ, EU đang thúc đẩy các thỏa thuận thương mại với Ấn Độ và các quốc gia châu Á khác, nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Đề xuất áp thuế 200% lên dược phẩm nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump khiến các tập đoàn dược toàn cầu ráo riết lập kịch bản ứng phó, lo ngại nguy cơ thiếu thuốc và chi phí y tế tăng vọt.
Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Giá trị nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 5/2025 chạm đáy thấp nhất kể từ năm 2003 do tác động từ chính sách thuế của Washington, để lại khoảng trống cơ hội cho một số quốc gia.