Thứ tư 23/10/2024 21:36
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Thủy điện nhỏ, tác hại lớn

30/10/2020 11:28
Không thể phủ nhận những lợi ích kinh tế mà các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ mang lại, tuy nhiên trong bối cảnh người dân đang đối mặt với lũ lụt thì vấn đề quy hoạch, xây dựng các thuỷ điện vừa và nhỏ cũng cần đặt ra.
aa

Hơn 20 năm qua, nhiều dự án thủy điện có quy mô và công suất khác nhau đã được quy hoạch và xây dựng ồ ạt tại miền Trung, đặc biệt là từ Quảng Bình đến Phú Yên và các tỉnh ở Tây Nguyên.

Thủy điện hiện đang đóng góp khoảng 35% - 40% sản lượng năng lượng quốc gia. Nhưng sự phát triển ồ ạt các nhà máy thủy điện đã làm gia tăng các vấn đề môi trường - xã hội và chúng ta đang phải đối mặt với những hậu quả bất lợi, trong đó điển hình nhất là những hệ lụy thiên tai từ việc mất rừng.

Khi còn rừng, dòng chảy mặt rất thấp, nó nằm ở dưới ngầm. Lũ cũng không có nhiều vì nước ngấm xuống đất đá rồi mới chảy ra dần. Nhưng khi rừng bị phá, dòng chảy mặt rất lớn. Càng phá rừng càng dễ xảy ra hiện tượng sa mạc hóa và hậu quả là dẫn đến sạt lở đất.

Và sau câu chuyện thủy điện xả lũ ở miền Trung thời gian qua, có lẽ vấn đề quy hoạch thủy điện là bài học lớn nhất.

Thủy điện nhỏ thủ phạm "nuốt" đi những cánh rừng

Ông Lê Ngọc Tuấn, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (Thừa Thiên-Huế), cho biết tại khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền có ba nhà máy thủy điện nằm trong vùng lõi, một nhà máy ở khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn. Việc làm thủy điện đã khiến khoảng 200 ha rừng bị mất. Bên cạnh đó, ảnh hưởng đến bảo tồn, đa dạng sinh học vì tiếng ồn của các nhà máy, dự án làm đứt gãy nhiều con đường di cư của động vật.

tm-img-altNhững cánh rừng dần mất đi. (Ảnh: Internet)

Riêng dự án Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3, ngày 30/10/2008 được cấp phép xây dựng với công suất lắp máy 11 MW trên sông Rào Trăng (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền) với vốn đầu tư 290,8 tỉ đồng. Diện tích đất dự kiến sử dụng là 11,1 ha. Năm 2016, Bộ Công thương phê duyệt điều chỉnh quy hoạch đối với dự án này. Trong lần điều chỉnh này, chủ đầu tư dự án được thay đổi từ Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Trường Sơn sang Công ty cổ phần Thủy điện Rào Trăng 3. Tổng vốn đầu tư dự án được nâng lên gần 409 tỉ đồng. Dự án được thay đổi công suất lắp máy lên 13 MW, diện tích đất sử dụng theo đó nâng lên hơn 46,25 ha.

Sau hai đợt tiến hành thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất (năm 2016 và 2019), UBND tỉnh đã thu hồi tổng cộng 46 ha. Trong đó, đất rừng sản xuất do Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền quản lý là 44,4 ha. Đất sông ngòi, kênh rạch, suối là 1,7 ha. Như vậy, một thủy điện với công suất 13 MW đã khiến 44,4 ha diện tích đất rừng trong khu bảo tồn bị mất.

Tương tự, tại Bình Định, Sở Công Thương tỉnh thông tin theo quy hoạch của Bộ Công Thương, trên sông Kôn đoạn qua tỉnh Bình Định có đến 14 nhà máy thủy điện với tổng công suất hơn 312 MW. Trong đó có đến 11 nhà máy thủy điện nằm trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh đã và đang triển khai.

Một lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Thạnh cho biết để xây dựng các công trình thủy điện trên đã có hàng trăm hecta rừng đầu nguồn bị xóa sổ, triệt hạ. Chẳng hạn, thủy điện Trà Xom làm mất hơn 633 ha rừng phòng hộ, các nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn 4, Vĩnh Sơn 5 lấy đi hàng trăm hecta rừng nguyên sinh, thủy điện Vĩnh Sơn 2 làm mất hàng trăm hecta rừng ở khu vực giáp ranh hai tỉnh Bình Định, Gia Lai.

“Chỉ một đoạn qua huyện mà sông Kôn phải gánh quá nhiều thủy điện. Thủy điện chồng thủy điện, làm dòng chảy biến dạng, sạt lở nghiêm trọng. Việc xây dựng quá nhiều thủy điện khiến nhiều cánh rừng đầu nguồn bị xóa sổ, diện tích rừng phòng hộ ngày càng bị thu hẹp, đất sản xuất mất dần...” - vị lãnh đạo huyện chia sẻ.

Trước đây, huyện Vĩnh Thạnh đã kiến nghị dừng triển khai, loại bỏ khỏi quy hoạch một số dự án, nhà máy thủy điện có công suất nhỏ vì làm mất nhiều diện tích rừng, đất sản xuất.

Tại Quảng Nam, theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm, từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh đã chuyển mục đích hơn 545 ha rừng tự nhiên để thực hiện các dự án thủy điện, kinh doanh và công trình công cộng. Trong năm năm gần nhất, diện tích rừng tự nhiên được chuyển đổi để thực hiện các dự án thủy điện là 58,43 ha, chủ yếu vào năm 2016 (51 ha).

Còn ở Nghệ An, quá nhiều nhà máy thủy điện khiến người dân ở hạ nguồn lo sợ. Trong 10 năm qua, diện tích rừng ở Nghệ An không chỉ bị tàn phá mà còn bị giảm do có hơn 20 dự án thủy điện đã, đang và sắp thi công.

Cần dừng, loại bỏ thủy điện "cóc"

Trước tình trạng xây dựng thủy điện phát triển thành phong trào như hiện nay, Chính phủ cũng đã nhiều chỉ đạo về bảo vệ môi trường tự nhiên, tránh việc phát triển công nghiệp “không kiểm soát”. Thực tế thì từ 7-8 năm gần đây, Chính phủ đã có những động thái để ngăn chặn “hội chứng làm kinh tế” bằng thủy điện. Cách đây 3 năm, tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và các giải pháp thực hiện trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: Phải tạm dừng chuyển đổi rừng tự nhiên làm dự án thủy điện nhỏ. Thủy điện nhỏ đóng góp không bao nhiêu nhưng phá rừng ghê gớm. Trừ trường hợp quá đặc biệt, hiệu quả kinh tế quá đặc biệt thì báo cáo Chính phủ xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể. Thủ tướng đề nghị các địa phương, phát triển thủy điện nhỏ có mức độ.

Chủ tịch Hội đồng khoa học Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam Nguyễn Mạnh Hiến – Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng Việt Nam đánh giá: Việc giao chủ trương đầu tư, xây dựng các thủy điện nhỏ, lẻ cho các tỉnh và doanh nghiệp tư nhân chúng ta vẫn khuyến khích như việc tái tạo các nguồn điện khác như pin mặt trời, gió.

Tuy nhiên, khi xây dựng có rất nhiều rủi ro, do địa phương thẩm tra và không qua Bộ Công Thương nên có nhiều công trình sau khi đi vào vận hành đã xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều công ty xây dựng không quan tâm đến chất lượng mà chỉ quan tâm đến lợi nhuận thu được từ điện, gỗ rừng, các kim loại quý khi thực hiện thi công… doanh nghiệp không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, cuộc sống của các khu dân cư sống gần các công trình thủy điện. Nhất là về độ an toàn khi các thủy điện hoạt động, cũng như việc tái tạo lại rừng sau khi thực hiện xây dựng gây ra.

Để bảo đảm an toàn, khi xây dựng các công trình thủy điện nhỏ, ông Hiến cho rằng, Nhà nước nên có những quy định rõ ràng hơn, siết chặt trong quản lý. Không nên để các tỉnh giao cho các công ty tư nhân làm và tự thẩm tra như hiện nay. Đặc biệt, không nên phát triển quá nhiều thủy điện nhỏ khi không cần thiết mà cần có những chính sách chặt chẽ hơn để đảm bảo an toàn kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho khu vực hạ lưu cũng như những khu dân cư xung quanh.

Cũng trao đổi về vấn đề này tại hành lang Quốc hội cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cũng khẳng định, không nên tiếp tục phát triển thủy điện nhỏ. Theo lý giải của Bộ trưởng Bộ TN&MT, thủy điện bao giờ cũng có hai mặt, bên cạnh sự đóng góp cho phát triển kinh tế, năng lượng thì cũng gây ra hệ lụy không ít đến môi trường. Với thủy điện lớn, bài toán cắt lũ được giải quyết tốt, giúp điều tiết nước để cung cấp nước cho hạ du. Tuy nhiên thủy điện nhỏ không có chức năng này, chủ yếu chỉ phát điện.

Hà Lan

Tin bài khác
Bộ GTVT lý giải về tình trạng độc quyền khai thác đường bay Côn Đảo

Bộ GTVT lý giải về tình trạng độc quyền khai thác đường bay Côn Đảo

Ngày 23/10, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã phản hồi kiến nghị của cử tri Bà Rịa - Vũng Tàu về tình trạng độc quyền khai thác đường bay đến Côn Đảo.
Quảng Nam có hơn 200 dự án FDI còn hiệu lực, vốn đăng ký 6,35 tỷ USD

Quảng Nam có hơn 200 dự án FDI còn hiệu lực, vốn đăng ký 6,35 tỷ USD

Quảng Nam có 201 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 6,35 tỷ USD. Từ đầu năm 2024 đến nay Quảng Nam đã cấp mới 10 dự án FDI, vốn đăng ký 134,85 triệu USD.
NHNN sẽ tiếp tục kiểm soát đặc biệt Dong A Bank và SCB

NHNN sẽ tiếp tục kiểm soát đặc biệt Dong A Bank và SCB

Ngân hàng Đông Á (Dong A Bank) và Ngân hàng Sài Gòn (SCB) tiếp tục trong diện kiểm soát đặc biệt để đảm bảo các vấn đề tài chính phức tạp được xử lý triệt để.
Bức tranh sáng màu của kinh tế Bình Dương trong 9 tháng qua

Bức tranh sáng màu của kinh tế Bình Dương trong 9 tháng qua

Trong bức tranh tích cực 9 tháng qua, UBND tỉnh Bình Dương nhận thấy các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức do tác động của kinh tế toàn cầu.
Năng lượng tái tạo: Cơ hội và thách thức cho mục tiêu NetZero 2050

Năng lượng tái tạo: Cơ hội và thách thức cho mục tiêu NetZero 2050

Năng lượng tái tạo đang nổi lên như một lĩnh vực chủ chốt tại Việt Nam, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc giảm phát thải khí nhà kính.
Đảm bảo an toàn hàng không: Thống nhất và toàn diện trong mọi hoạt động

Đảm bảo an toàn hàng không: Thống nhất và toàn diện trong mọi hoạt động

Sáng ngày 22/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp Ủy ban An ninh hàng không dân dụng, đánh giá tiến bộ và thách thức trong bảo đảm an ninh hàng không tại Việt Nam, nhấn mạnh yêu cầu cao hơn từ tình hình mới mặc dù các quy định an toàn đã được thực hiện.
Dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 24% thu ngân sách 2025

Dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 24% thu ngân sách 2025

Về nghĩa vụ trả nợ, Chính phủ dự kiến khoản trả nợ trực tiếp năm 2025 sẽ đạt khoảng 468.542 tỷ đồng, tương đương 24% thu ngân sách nhà nước.
Bộ Công Thương đề xuất xem xét, thông qua Luật Điện lực theo quy trình 1 kỳ họp

Bộ Công Thương đề xuất xem xét, thông qua Luật Điện lực theo quy trình 1 kỳ họp

Ngày 21/10, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã báo cáo trước Quốc hội về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
Bước tiến quan trọng cho mô hình kinh tế nông nghiệp tại Bình Thuận

Bước tiến quan trọng cho mô hình kinh tế nông nghiệp tại Bình Thuận

Khi áp dụng vào mô hình kinh tế nông nghiệp tại tỉnh Bình Thuận, Luật HTX 2023 hứa hẹn sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của các HTX nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Kế hoạch đầu tư công năm 2025: Thách thức và triển vọng

Kế hoạch đầu tư công năm 2025: Thách thức và triển vọng

Năm 2025 sẽ là năm cuối của Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 2021-2025, với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 790.000 tỷ đồng.
Cần hành lang pháp lý rõ ràng để khai thác kinh doanh thuốc online

Cần hành lang pháp lý rõ ràng để khai thác kinh doanh thuốc online

Kinh doanh thuốc online đang là vấn đề quan trọng trong giới chuyên gia và quản lý.
Diễn đàn và triển lãm kinh tế xanh (GEFE) – Thúc đẩy hợp tác toàn cầu vì tương lai xanh

Diễn đàn và triển lãm kinh tế xanh (GEFE) – Thúc đẩy hợp tác toàn cầu vì tương lai xanh

Sáng 21/10/2024, Diễn đàn và Triển lãm kinh tế Xanh (GEFE) 2024 đã khai mạc, quy tụ các nhà lãnh đạo toàn cầu, doanh nhân, và chuyên gia hoạch định chính sách cùng cam kết kiến tạo tương lai xanh.
Quảng Trị: Huyện Cam Lộ nâng cao tinh thần quyết tâm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024

Quảng Trị: Huyện Cam Lộ nâng cao tinh thần quyết tâm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024

Huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đang tăng tốc thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng, nhằm hoàn thành các mục tiêu năm 2024 và cả nhiệm kỳ.
Đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa tham quan, hợp tác, đầu tư tại NewZealand và Australia

Đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa tham quan, hợp tác, đầu tư tại NewZealand và Australia

Vừa qua, đoàn công tác của tỉnh Thanh Hóa đã có các buổi làm việc, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, giáo dục, du lịch, công nghệ thông tin, công nghiệp xanh, phát triển bền vững… tại NewZealand và Australia.
Vĩnh Phúc: Gỡ “nút thắt” mặt bằng cho các khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Gỡ “nút thắt” mặt bằng cho các khu công nghiệp

Tỉnh Vĩnh Phúc đang quyết tâm gỡ “nút thắt” trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (BT, GPMB) các khu công nghiệp.