Thứ bảy 22/02/2025 01:39
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Thêm động lực hợp tác thương mại Việt Nam - Quảng Tây (Trung Quốc)

19/02/2025 21:43
Hợp tác thương mại giữa các địa phương Việt Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) năm 2024 đã đạt 41,6 tỷ USD tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023. Việt Nam duy trì 26 năm liên tiếp là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây.
Thêm động lực hợp tác thương mại Việt Nam - Quảng Tây (Trung Quốc)
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bí thư Khu ủy tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) Trần Cương - Ảnh: Moit

Thúc đẩy mở rộng quy mô thương mại Việt Nam – Quảng Tây

Thống kê của Hải quan Trung Quốc, năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Quảng Tây (Trung Quốc) và Việt Nam đạt 41,6 tỷ USD tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023. Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới đất liền giữa Việt Nam và Quảng Tây chiếm trên 95% tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Theo thông tin tại hội đàm với ông Trần Cương, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc, nhân dịp sang thăm, làm việc tại Việt Nam ngày 19/2, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thông tin, hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và Quảng Tây trong thời gian qua, khi quy mô thương mại năm 2024 đã đạt 41,6 tỷ USD tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023. Việt Nam duy trì 26 năm liên tiếp là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây.

Xác định vị trí và vai trò quan trọng trong hợp tác cùng phát triển giữa Việt Nam với Quảng Tây, Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây quan tâm, chỉ đạo các Sở, ngành của Quảng Tây phối hợp triển khai nhiều nội dung hợp tác nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại song phương. Một là, cùng thúc đẩy mở rộng quy mô thương mại Việt Nam – Quảng Tây. Trong đó phối hợp duy trì ổn định chuỗi cung ứng, phân luồng hiệu quả hàng hóa giữa các cửa khẩu biên giới, nhất là đối với mặt hàng nông sản, thủy sản. Kịp thời thông báo tới phía Việt Nam các quy định có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai bên, giúp doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và thích nghi với các quy định liên quan.

Đồng thời, phối hợp hoàn thiện cơ sở hạ tầng cửa khẩu biên giới, thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại; thúc đẩy mở cửa thị trường đối với các loại nông sản chất lượng cao của Việt Nam và có nhu cầu thị trường cao tại Trung Quốc như quả có múi, bơ, na, roi. Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại và chương trình giới thiệu sản phẩm chất lượng Việt Nam tại Quảng Tây.

Hai là, tăng cường hợp tác nâng cấp cơ cấu công nghiệp Việt Nam – Quảng Tây. Trong đó ưu tiên các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, công nghệ cao, thân thiện với môi trường, ứng dụng khoa học công nghệ và tin học vào tổ chức sản xuất để nâng cao năng suất, đẩy mạnh hợp tác trong đào tạo nhân lực ngành chế biến, chế tạo.

Ba là, tăng cường hợp tác liên kết điện Việt Nam và Quảng Tây. Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị phía Quảng Tây tích cực thúc đẩy công tác ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác liên kết điện giữa Việt Nam – Trung Quốc, đồng thời nghiên cứu phương án hợp tác liên kết điện qua hướng Quảng Tây – Quảng Ninh thông qua đường dây một chiều siêu cao áp.

Bốn là, đẩy mạnh phối hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động giai đoạn 2024-2026 và Danh mục nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, làm điểm sáng đóng góp tích cực vào thành quả của “Năm giao lưu nhân văn Việt Nam – Trung Quốc”.

Thúc đẩy xây dựng Trung tâm kiểm nghiệm kiểm dịch nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

Thông tin tại hội đàm, Bí thư Trần Cương cho biết, phía Quảng Tây sẵn sàng triển khai chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao hai nước, tạo điều kiện và đóng góp tích cực vào hợp tác chất lượng cao Việt Nam – Trung Quốc.

Đánh giá tích cực thành quả hợp tác kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và Quảng Tây thời gian qua, Bí thư Trần Cương cho biết, khi quy mô thương mại với Việt Nam hiện chiếm tỷ trọng khoảng 39,1% tổng kim ngạch ngoại thương của Quảng Tây. Trong đó, xuất nhập khẩu trái cây giữa Quảng Tây và Việt Nam chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hoa quả Trung Quốc và ASEAN; xuất nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ biên giới tăng trưởng 41,3% so với cùng kỳ 2023…

Thêm động lực hợp tác thương mại Việt Nam - Quảng Tây (Trung Quốc)
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Bí thư Trần Cương đã chứng kiến lễ trao 02 văn kiện hợp tác giữa ngành Công Thương với phía Quảng Tây - Ảnh: Moit

Theo đó, Bí thư Quảng Tây đề nghị Quảng Tây và Bộ Công Thương cần tiếp tục tăng cường hợp tác, tìm kiếm thêm động lực tăng trưởng cho quan hệ kinh tế, thương mại hai nước và kiến nghị một số biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại song phương như: phối hợp tổ chức tốt Hội chợ Trung Quốc – ASEAN lần thứ 22; cùng thúc đẩy hợp tác ngành nghề qua biên giới; tăng cường hợp tác trí tuệ nhân tạo và thương mại điện tử; thúc đẩy xây dựng thí điểm Cửa khẩu thông minh biên giới Trung Quốc – Việt Nam; thúc đẩy xây dựng Trung tâm kiểm nghiệm kiểm dịch nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc…

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết thêm những định hướng, giải pháp và nội hàm mới nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với Quảng Tây nói riêng, Trung Quốc nói chung. Nhằm hướng tới mục tiêu mở rộng quy mô, từng bước cân bằng cán cân thương mại Việt – Trung trong bối cảnh thương mại toàn cầu chịu áp lực từ những căng thẳng thương mại giữa nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Bí thư Trần Cương đã chứng kiến lễ trao 02 văn kiện hợp tác giữa ngành Công Thương với phía Quảng Tây gồm: Danh mục nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 triển khai Kế hoạch hành động giai đoạn 2024 – 2026 giữa Bộ Công Thương và Chính quyền Quảng Tây; và Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác ngành sản xuất giữa Sở Công Thương Quảng Ninh và Sở Thương mại Quảng Tây.
Tin bài khác
Làm sao để vượt bẫy thu nhập trung bình?

Làm sao để vượt bẫy thu nhập trung bình?

Sáng 21/2, Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế được tổ chức theo hình thức trực tuyến do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì.
Standard Chartered: Tăng trưởng GDP nửa đầu năm 2025 có thể đạt 7,5%

Standard Chartered: Tăng trưởng GDP nửa đầu năm 2025 có thể đạt 7,5%

Chuyên gia của Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 đạt 6,7%, với mức tăng 7,5% trong nửa đầu năm.
Nghị quyết đột phá giúp đẩy nhanh dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM

Nghị quyết đột phá giúp đẩy nhanh dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM

Nghị quyết thí điểm về cơ chế đặc thù cho đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM mở ra cơ hội mới, tháo gỡ vướng mắc về vốn, thủ tục và thúc đẩy tiến độ các dự án giao thông quan trọng.
Việt Nam - Anh hợp tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo CPTPP

Việt Nam - Anh hợp tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo CPTPP

Chiều ngày 19/2, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức Hội thảo Vương quốc Anh gia nhập CPTPP - Ý nghĩa đối với doanh nghiệp.
Đầu tư công “đòn bẩy” cho mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025

Đầu tư công “đòn bẩy” cho mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025

Đầu tư công là yếu tố quyết định giúp đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hơn 8% trong năm 2025. Tuy nhiên, việc giải ngân vốn đầu tư công hiện gặp nhiều khó khăn cần được khắc phục.
Ngành đường sắt "đón" hai Nghị quyết mới

Ngành đường sắt "đón" hai Nghị quyết mới

Việc Quốc hội thông qua hai nghị quyết quan trọng không chỉ khẳng định quyết tâm đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông đường sắt của Việt Nam mà còn thể hiện tầm nhìn chiến lược trong việc nâng cao năng lực vận tải, kết nối vùng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Quốc hội chính thức thông qua cơ chế đặc thù phát triển đường sắt đô thị

Quốc hội chính thức thông qua cơ chế đặc thù phát triển đường sắt đô thị

Quốc hội vừa thông qua nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM, tạo bước đột phá cho giao thông công cộng.
Quốc hội thông qua dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hải Phòng

Quốc hội thông qua dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hải Phòng

Quốc hội đã chính thức thông qua dự án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và vận tải quốc tế trong bối cảnh hiện đại hóa đất nước
Xây dựng các vùng nông sản liên kết với doanh nghiệp, đẩy mạnh khuyến nông điện tử

Xây dựng các vùng nông sản liên kết với doanh nghiệp, đẩy mạnh khuyến nông điện tử

Ứng dụng khuyến nông điện tử giúp cung cấp thông tin chính xác về thị trường, giá cả và tiêu chuẩn chất lượng, từ đó giúp nông dân đưa ra quyết định sản xuất.
Cơ chế luồng xanh là giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Cơ chế luồng xanh là giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Một môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, với chi phí hợp lý và ít rủi ro sẽ là điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất và thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.
R&D: Mảnh ghép còn thiếu của tăng trưởng

R&D: Mảnh ghép còn thiếu của tăng trưởng

Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển. Để vượt qua bẫy thu nhập trung bình và gia nhập nhóm các quốc gia công nghệ cao, việc đầu tư mạnh mẽ vào R&D không còn là một sự lựa chọn, mà là điều kiện bắt buộc.
Phát triển khoa học - công nghệ: Cơ chế tài chính là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”

Phát triển khoa học - công nghệ: Cơ chế tài chính là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”

Một trong những bất cập lớn nhất hiện nay là cơ chế cấp phát kinh phí ngân sách nhà nước cho nghiên cứu phát triển khoa học và phát triển công nghệ (R&D).
Quảng Ninh điều chỉnh kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 lên 14%

Quảng Ninh điều chỉnh kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 lên 14%

Với quyết tâm chính trị cao, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã điều chỉnh kịch bản tăng trưởng năm 2025 với mức tăng trưởng kinh tế lên 14%, cao hơn 2% so với mức Thủ tướng Chính phủ giao.
Xử lý điểm nghẽn trong sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN

Xử lý điểm nghẽn trong sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 17/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về tình hình sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2021-2024; các nhiệm vụ, giải pháp năm 2025.
Cơ chế và chính sách lựa chọn nhà thầu dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Cơ chế và chính sách lựa chọn nhà thầu dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Quốc hội thảo luận về cơ chế, chính sách đặc thù lựa chọn nhà thầu cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, với mục tiêu đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.