Thứ năm 29/05/2025 16:35
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Giải pháp giúp doanh nghiệp quản trị khủng hoảng truyền thông trong kỷ nguyên số

Tại tọa đàm “Bảo vệ thương hiệu trong thế giới thương mại nhiều biến số”, TS. Đào Cẩm Thủy đã có chia sẻ đáng chú ý về xu hướng, rủi ro và chiến lược ứng phó khủng hoảng truyền thông trên nền tảng số.

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng bất định và cạnh tranh khốc liệt, khủng hoảng truyền thông có thể ập đến bất cứ lúc nào, khiến các thương hiệu dễ dàng lao đao nếu không có chiến lược ứng phó hiệu quả. Quản trị khủng hoảng vì thế không còn là lựa chọn, mà đã trở thành một phần thiết yếu trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tại tọa đàm “Bảo vệ thương hiệu trong thế giới thương mại nhiều biến số”, TS. Đào Cẩm Thủy - Phó chủ nhiệm Viện Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội - đã có những chia sẻ đáng chú ý về xu hướng, rủi ro và chiến lược quản trị khủng hoảng truyền thông trong kỷ nguyên số.

76% cuộc khủng hoảng loại bỏ được nếu doanh nghiệp có hệ thống theo dõi

Theo báo cáo của Global Market Insights (2023), thị trường dịch vụ quản trị khủng hoảng truyền thông trên mạng xã hội năm 2023 đã đạt quy mô 1,88 tỷ đô la Mỹ, và dự báo sẽ chạm mốc 10,2 tỷ USD vào năm 2032, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 21%.

Giải pháp giúp doanh nghiệp quản trị khủng hoảng truyền thông trong kỷ nguyên số
TS. Đào Cẩm Thủy – Phó chủ nhiệm Viện Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội

"Với quy mô như vậy, doanh nghiệp cần đầu tư nghiêm túc vào quản trị rủi ro và phòng ngừa khủng hoảng trên mạng xã hội, không chỉ ở quy mô lớn mà cả trong doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây cũng là cơ hội lớn cho các công ty truyền thông, công nghệ và tư vấn nếu biết cung cấp các dịch vụ hiệu quả, chuyên sâu và thích ứng nhanh", TS. Đào Cẩm Thủy chia sẻ.

Phần lớn khủng hoảng mạng xã hội không xuất phát từ các yếu tố ngẫu nhiên hay tin đồn thất thiệt. Theo TS. Nguyễn Cẩm Thủy thông tin, trích từ dữ liệu từ Business Insider cho thấy, nguyên nhân phổ biến nhất là trải nghiệm khách hàng tệ , điều này cho thấy bất kỳ sơ suất nào trong khâu chăm sóc khách hàng đều có thể bị mạng xã hội “khuếch đại” thành khủng hoảng nghiêm trọng. Tiếp theo là vấn đề về KOL/Influencer. Vi phạm chuẩn mực đạo đức) cũng là nguyên nhân đáng chú ý – cho thấy những hành vi lệch chuẩn không chỉ bị cộng đồng mạng phản đối mà còn làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín thương hiệu.

Các nguyên nhân khác gồm: Nhân viên bất mãn (rogue employees), nội dung phản cảm, hành vi giả mạo người dùng (astroturfing), kiểm duyệt cộng đồng, tấn công từ tổ chức phi chính phủ (NGO), không kiểm chứng sự thật, phản hồi chậm và phát ngôn không phù hợp.

Phân tích thị phần dịch vụ quản trị khủng hoảng theo ngành nghề (2023) cho thấy, trên thế giới các lĩnh vực tiếp xúc nhiều với công chúng và dư luận là những nhóm chịu ảnh hưởng mạnh nhất. "Khu vực công và chính phủ chiếm tỷ trọng cao nhất - lên đến 31,4%. Đây là nhóm phải chịu áp lực truyền thông liên tục, nơi mọi sai sót có thể dẫn tới hậu quả chính trị và xã hội lớn. Các ngành còn lại cũng thuộc nhóm “nhạy cảm cao” về thông tin gồm:Tài chính – ngân hàng, y tế, bán lẻ – thương mại điện tử, truyền thông – giải trí, du lịch – khách sạn", TS. Đào Cẩm Thủy thông tin.

Một trong những hiểu lầm lớn nhất về khủng hoảng truyền thông là nghĩ rằng chúng đến bất ngờ, không thể kiểm soát. Tuy nhiên, bà Thủy cho rằng, theo thống kê từ các nghiên cứu chuyên sâu, tới 76% các cuộc khủng hoảng có thể được cảnh báo trước hoặc loại bỏ hoàn toàn nếu doanh nghiệp có hệ thống theo dõi và xử lý phù hợp. Chỉ có 24% trường hợp là thực sự không thể tránh khỏi.

Con số này là lời cảnh tỉnh cho nhiều tổ chức vẫn đang lơ là trong việc đầu tư cho giám sát thương hiệu theo thời gian thực, quy trình ứng phó sớm, và đào tạo đội ngũ truyền thông.

Tại Việt Nam, không phải ngành nghề nào cũng chịu mức độ rủi ro truyền thông như nhau. TS. Đào Cẩm Thủy đã chỉ ra danh sách 10 ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi khủng hoảng trên mạng xã hội, dựa trên tổng lượng thảo luận tiêu cực và số sự việc phát sinh.

Ngành ngân hàng đứng đầu danh sách, cho thấy mức độ nhạy cảm đặc biệt của người dùng khi liên quan đến các vấn đề tài chính. Tiếp theo là giáo dục và thực phẩm – hai lĩnh vực dễ bị tác động bởi các sự cố liên quan đến chất lượng, đạo đức và an toàn. Dịch vụ sức khỏe cũng được đánh giá là có mức độ rủi ro cực cao, bởi chỉ một sơ suất nhỏ có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Bất động sản thường vướng vào khủng hoảng do các vấn đề về tiến độ bàn giao, chất lượng công trình hoặc pháp lý dự án. Ngành bảo hiểm cũng không nằm ngoài vòng xoáy khi niềm tin người tiêu dùng dễ lung lay bởi các cam kết chi trả không rõ ràng hoặc điều khoản mập mờ.

Ngoài ra, các lĩnh vực như bán lẻ, kinh doanh đa ngành, hàng không và dịch vụ ăn uống cũng lần lượt góp mặt trong danh sách những ngành có nguy cơ cao đối mặt với khủng hoảng truyền thông trên mạng xã hội.

Mạng xã hội - "Kẻ khuếch đại" khủng hoảng

Mạng xã hội đang là tác nhân mạnh mẽ nhất khuếch đại khủng hoảng thương hiệu, dù là tiêu cực hay tích cực. Chỉ một sai sót nhỏ, nếu lan truyền trên mạng xã hội, có thể gây thiệt hại nặng nề cho hình ảnh và doanh thu doanh nghiệp. TS. Đào Cẩm Thủy dẫn câu chuyện về hai trường hợp gần đây của Katinat và Vịt sấy Dẻo 34 là minh chứng rõ nét cho mặt trái và cơ hội mà mạng xã hội mang lại.

Chuỗi cà phê Katinat từng công bố chương trình trích ra 1.000 đồng trên mỗi ly nước bán ra tại hệ thống trong giai đoạn khó khăn vì bão lũ tại các tỉnh miền Bắc. Tuy nhiên, thông điệp lại gây phản tác dụng khi cộng đồng mạng nhận ra rằng việc là trích 1.000 đồng từ mỗi ly nước bán ra dường như quá nhỏ so với mức giá trung bình 60.000-70.000 đồng/ly.

Giải pháp giúp doanh nghiệp quản trị khủng hoảng truyền thông trong kỷ nguyên số
Cộng đồng mạng tranh cãi với cách KATINAT trích 1.000 VNĐ/1 ly nước

Phản ứng dữ dội nhanh chóng lan rộng, nhiều người cho rằng đây là chiêu trò lợi dụng từ thiện để quảng cáo và kích cầu bán hàng. Bài đăng thu về lượng tương tác tiêu cực lớn, khiến thương hiệu mất điểm nghiêm trọng. Ngay sau đó, thương hiệu đã lên tiếng xin lỗi, thay đổi cách làm bằng cách chuyển thẳng 1 tỷ đồng đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Ban Cứu trợ Trung ương và cam kết rút kinh nghiệm trong các hoạt động thiện nguyện.

Sự thay đổi cách tiếp cận này phần nào giúp xoa dịu dư luận và khôi phục lại phần nào niềm tin từ phía khách hàng. Trường hợp của Katinat cho thấy một bài học rõ ràng, dù mục tiêu ban đầu có tốt đến đâu, nếu cách truyền thông thiếu tinh tế, thiếu minh bạch thì vẫn dễ dàng dẫn đến khủng hoảng và làn sóng chỉ trích nặng nề.

Trường hợp khác là vịt sấy Dẻo 34 - một thương hiệu đặc sản vốn được yêu thích, bất ngờ rơi vào khủng hoảng khi trên mạng xuất hiện đoạn video lan truyền với tiêu đề gây sốc: “Nghi án vịt sấy Dẻo 34 nhập Trung Quốc, đóng mác Việt Nam?”. Dù thông tin chưa được kiểm chứng nhưng chỉ riêng tiêu đề đã khiến cộng đồng mạng hoang mang. Những động thái sau đó từ thương hiệu như như video bị xóa, sản phẩm bị gỡ khỏi giỏ hàng trên các sàn thương mại điện tử càng khiến người tiêu dùng thêm nghi ngờ. Sự im lặng của thương hiệu trong những giờ đầu càng đẩy tình hình trở nên nghiêm trọng. Một nghi vấn chưa được làm rõ, nhưng dưới tác động của mạng xã hội, nhanh chóng bị thổi bùng thành khủng hoảng. Không kịp thời phản hồi, thương hiệu rơi vào thế bị động, mất quyền kiểm soát câu chuyện và đánh mất niềm tin từ người tiêu dùng.

Trong thời đại mạng xã hội, một thương hiệu có thể bị “đánh sập” chỉ sau một đêm bởi một sự cố tưởng chừng nhỏ nhặt. Nhưng ngược lại, nếu xử lý khôn ngoan, mạng xã hội cũng có thể trở thành đòn bẩy phục hồi niềm tin mạnh mẽ nhất. Muốn tránh tổn thất lớn, TS. Đào Cẩm Thủy cho rằng, thương hiệu phải đầu tư vào một hệ thống quản trị khủng hoảng bài bản.

Cụ thể, cần thực hiện các bước sau: Thứ nhất, thiết lập quy trình phản ứng rõ ràng, đảm bảo mọi phòng ban đều biết vai trò và bước hành động khi khủng hoảng xảy ra. Thứ hai, tập huấn người phát ngôn và đội xử lý, giúp họ bình tĩnh, khéo léo và kịp thời lên tiếng khi cần. Thứ ba, sử dụng công cụ giám sát mạng xã hội theo thời gian thực, để phát hiện tín hiệu bất thường từ sớm. Cuối cùng, lên kịch bản tình huống (scenario planning), mô phỏng các loại rủi ro khác nhau để có phương án ứng phó nhanh gọn, đúng trọng tâm.

Tin bài khác
Đề xuất trần giá điện gió ngoài khơi gần 4.000 đồng/kWh

Đề xuất trần giá điện gió ngoài khơi gần 4.000 đồng/kWh

EVN đề xuất trần giá điện gió ngoài khơi cao nhất tại miền Bắc là 3.975 đồng/kWh, đang lấy ý kiến nhà đầu tư quốc tế trước khi trình Bộ Công Thương.
Đại biểu Quốc hội: Không để vàng trở thành công cụ rửa tiền, đầu cơ

Đại biểu Quốc hội: Không để vàng trở thành công cụ rửa tiền, đầu cơ

Theo đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai), cần sửa đổi nghị định này theo hướng xóa bỏ độc quyền, cho phép các doanh nghiệp có đủ năng lực được quyền sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh vàng miếng, dưới sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước.
Lạng Sơn: Điểm kết nối văn hóa Yoga và tinh thần hữu nghị Việt - Ấn

Lạng Sơn: Điểm kết nối văn hóa Yoga và tinh thần hữu nghị Việt - Ấn

Ngày hội Yoga quốc tế và Giao lưu văn hóa Ấn Độ được tổ chức với chủ đề: “Yoga – Kết nối văn hóa, tăng cường hữu nghị” sẽ diễn ra lúc 7h00 sáng ngày 31/5/2025, tại Trung tâm Triển lãm Hội chợ tỉnh, phường Tam Thanh, TP. Lạng Sơn.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chậm triển khai khoa học công nghệ sẽ khiến Việt Nam lỡ nhịp phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chậm triển khai khoa học công nghệ sẽ khiến Việt Nam lỡ nhịp phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh vai trò sống còn của khoa học công nghệ trong phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương sáng 29/5, cảnh báo nếu không đẩy nhanh tiến độ, Việt Nam sẽ khó đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 và các kỳ Đại hội sau.
Cởi trói chính sách, mở rộng cơ hội an cư: Đặt nền móng vững chắc cho nhà ở xã hội

Cởi trói chính sách, mở rộng cơ hội an cư: Đặt nền móng vững chắc cho nhà ở xã hội

Khi người thu nhập thấp và công nhân đang loay hoay với giấc mơ “an cư lạc nghiệp”, Quốc hội đã thảo luận và đề xuất cơ chế đặc thù cho nhà ở xã hội.
Cắt giảm vốn bảo trì đường bộ: Chủ đầu tư chậm sẽ bị xử nghiêm

Cắt giảm vốn bảo trì đường bộ: Chủ đầu tư chậm sẽ bị xử nghiêm

Các dự án bảo trì đường bộ chậm giải ngân sẽ bị cắt giảm vốn, điều chuyển sang dự án tiến độ nhanh hơn. Cục Đường bộ Việt Nam mạnh tay xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể.
Tập đoàn Rapidus Nhật Bản cam kết đào tạo nhân lực bán dẫn cho Việt Nam

Tập đoàn Rapidus Nhật Bản cam kết đào tạo nhân lực bán dẫn cho Việt Nam

Trong khuôn khổ Hội nghị Tương lai châu Á, Rapidus – tập đoàn công nghệ bán dẫn hàng đầu Nhật Bản – tuyên bố hợp tác đào tạo kỹ sư bán dẫn cho Việt Nam, góp phần phát triển hệ sinh thái công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xóa độc quyền vàng miếng, hướng đến thị trường cạnh tranh và minh bạch

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xóa độc quyền vàng miếng, hướng đến thị trường cạnh tranh và minh bạch

Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo xóa bỏ độc quyền vàng miếng, cho phép nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia sản xuất. Đề xuất cải cách Nghị định 24/2012, hướng tới thị trường vàng cạnh tranh, minh bạch và ổn định.
Quốc hội thảo luận về đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2026

Quốc hội thảo luận về đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2026

Chiều 28/5, Quốc hội khóa XV đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết liên quan đến việc tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT). Nhiều đại biểu bày tỏ sự đồng thuận cao với đề xuất kéo dài chính sách giảm thuế này cho 6 tháng cuối năm 2025 và toàn bộ năm 2026, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.
Hàng giả lên ngôi, doanh nghiệp tử tế "chết dần": Ai bảo vệ thương hiệu Việt?

Hàng giả lên ngôi, doanh nghiệp tử tế "chết dần": Ai bảo vệ thương hiệu Việt?

Thị trường Việt Nam không thiếu doanh nghiệp có tâm, có tầm. Nhưng nếu cứ để hàng giả lộng hành, người tiêu dùng mất niềm tin thì chính những thương hiệu tử tế sẽ khó tồn tại trên thương trường đầy biến số này, theo bà Dương Bích Hảo - Chủ tịch HĐQT chuỗi siêu thị nhượng quyền Đặc Sản Ba Miền.
Đề xuất tăng chế tài, công khai doanh nghiệp vi phạm nhãn năng lượng

Đề xuất tăng chế tài, công khai doanh nghiệp vi phạm nhãn năng lượng

Sáng 28/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, một trong những nội dung được nhiều đại biểu đặc biệt quan tâm là quy định liên quan đến việc dán nhãn năng lượng – công cụ quan trọng nhằm định hướng tiêu dùng và thúc đẩy thị trường sử dụng sản phẩm tiết kiệm điện năng.
Giảm ùn tắc giao thông: Lối mở cho bài toán năng lượng quốc gia

Giảm ùn tắc giao thông: Lối mở cho bài toán năng lượng quốc gia

Tiết kiệm năng lượng không chỉ nằm ở công nghệ mà còn ở tư duy tổ chức giao thông thông minh, giảm tắc đường chính là giảm lãng phí quốc gia.
Từ hàng giả đến “lá chắn thương hiệu”: Doanh nghiệp Việt học cách tự bảo vệ mình

Từ hàng giả đến “lá chắn thương hiệu”: Doanh nghiệp Việt học cách tự bảo vệ mình

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động, hàng giả, hàng nhái đang trở thành vấn nạn âm thầm bào mòn uy tín, lợi nhuận của không ít doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên, thay vì bị động đối phó, nhiều doanh nghiệp đã chủ động chuyển mình, học cách xây dựng những “lá chắn” công nghệ, củng cố niềm tin người tiêu dùng và cùng lúc kêu gọi sự phối hợp đồng bộ giữa ba trụ cột: doanh nghiệp - nhà nước - người tiêu dùng.
"An ninh thương hiệu không chỉ là bảo vệ mà còn là làm ổn định thương hiệu"

"An ninh thương hiệu không chỉ là bảo vệ mà còn là làm ổn định thương hiệu"

Đây cũng là nhận định của PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh - Giảng viên Trường Đại học Thương mại tại tọa đàm “Bảo vệ thương hiệu trong thế giới thương mại nhiều biến số” diễn ra sáng ngày 28/5.
TRỰC TIẾP: Tọa đàm Bảo vệ thương hiệu trong thế giới thương mại nhiều biến số

TRỰC TIẾP: Tọa đàm Bảo vệ thương hiệu trong thế giới thương mại nhiều biến số

Sáng ngày 28/5, đang diễn ra Chương trình tọa đàm với chủ đề: "Bảo vệ thương hiệu trong thế giới thương mại nhiều biến số". Tọa đàm do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chủ trì, Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập tổ chức.