Thứ bảy 05/07/2025 01:21
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Thế giới “bắt sóng” kinh tế tuần hoàn: ESG – xu hướng không thể đảo ngược

Việc ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn kết hợp với thực hành ESG không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động chuyển đổi mà còn mở đường cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Vai trò của ESG trong việc thúc đẩy các sáng kiến, hoạt động của kinh tế tuần hoàn ngày càng trở nên quan trọng. (Nguồn: NAAN Group)
Vai trò của ESG trong việc thúc đẩy các sáng kiến, hoạt động của kinh tế tuần hoàn ngày càng trở nên quan trọng. Nguồn ảnh: NAAN Group

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và áp lực về phát triển bền vững gia tăng, ESG – viết tắt của Environmental, Social và Governance – đang được coi là kim chỉ nam cho quá trình chuyển mình của các doanh nghiệp trên toàn cầu. Việc ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn kết hợp với thực hành ESG không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động chuyển đổi mà còn mở đường cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Xu hướng toàn cầu: Khi kinh tế tuần hoàn gặp ESG

Các quốc gia tiên phong đã “bắt sóng” xu thế này bằng cách cụ thể hóa chiến lược phát triển bền vững. Liên minh châu Âu (EU) được xem là “đầu tàu” khi ban hành hàng loạt đạo luật và chỉ thị nhằm thúc đẩy doanh nghiệp hướng tới kinh tế tuần hoàn. Ví dụ, Luật Kế toán Bền vững yêu cầu các doanh nghiệp công bố báo cáo chi tiết về ESG, trong khi Luật Phân loại bền vững đã định nghĩa rõ ràng các hoạt động có tính bền vững nhằm kích thích đầu tư xanh.

Các quốc gia trên thế giới đã “bắt sóng”, “theo trend” kinh tế tuần hoàn, kết nối với việc tuân thủ ESG. (Nguồn: Arch Daily)
Các quốc gia trên thế giới đã “bắt sóng”, “theo trend” kinh tế tuần hoàn, kết nối với việc tuân thủ ESG. Nguồn ảnh: Arch Daily

Tại Singapore, doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán bắt buộc phải công bố báo cáo phát triển bền vững, và quốc gia này còn đang cân nhắc mở rộng quy định này đến các doanh nghiệp không niêm yết. Theo trang Business Times, hơn 90% không gian văn phòng hạng A đã được chứng nhận xanh, và đa số doanh nghiệp sẵn sàng trả giá thuê cao hơn 5-10% cho những văn phòng đạt tiêu chuẩn ESG.

Một không gian xanh bên trong tòa nhà tòa Asia Square Tower 2 ở Singapore. (Nguồn: dentoncorkermarshall)
Một không gian xanh bên trong tòa nhà tòa Asia Square Tower 2 ở Singapore. Nguồn ảnh: dentoncorkermarshall

Cùng lúc đó, Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – cũng không nằm ngoài xu thế chuyển mình. Với những bước tiến tích cực, quốc gia này đã định hướng riêng cho từng vùng, tích hợp các nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn vào quy hoạch sử dụng đất và yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tác động môi trường, xã hội. Sự tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc ESG giúp doanh nghiệp Trung Quốc dễ dàng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khẳng định rằng đây là chiến lược chủ đạo của thời đại mới.

Việc áp dụng ESG, phát triển kinh tế tuần hoàn là xu thế không thể đảo ngược. (Nguồn: Đảng Cộng Sản)
Việc áp dụng ESG, phát triển kinh tế tuần hoàn là xu thế không thể đảo ngược. Nguồn ảnh: Đảng Cộng Sản

Những con số báo hiệu tương lai

Theo báo cáo của Bloomberg Intelligence, dòng tài sản tích hợp các yếu tố ESG trên toàn cầu có thể đạt tới 50.000 tỷ USD trong năm nay. Con số này không chỉ phản ánh tầm quan trọng của ESG mà còn cho thấy xu hướng mà các doanh nghiệp không thể ngó lơ.

Ông Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, khẳng định: “Việc áp dụng ESG và phát triển kinh tế tuần hoàn là xu thế không thể đảo ngược.”

Khi ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn kết hợp với thực hành ESG, các doanh nghiệp phát huy tính chủ động. (Nguồn: Tạp chí Tài chính)
Khi ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn kết hợp với thực hành ESG, các doanh nghiệp phát huy tính chủ động. Nguồn ảnh: Tạp chí Tài chính

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Phương Nam – chuyên gia đánh giá quốc tế Công ước Khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) cho rằng thực hành ESG không chỉ bảo vệ môi trường mà còn mang lại lợi thế kinh tế, đặc biệt với các doanh nghiệp sản xuất xanh khi tự tạo ra nguyên liệu để tiết kiệm chi phí.

Bước chuyển mình của doanh nghiệp Việt

Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp tiên phong đã xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn với trọng tâm vào lĩnh vực điện rác. Công nghệ điện rác được đánh giá là “vũ khí lợi hại” bởi khả năng giảm 90-95% thể tích và khối lượng chất thải, tận dụng nhiệt đốt, hạn chế phát thải khí nhà kính so với phương pháp chôn lấp truyền thống, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và không khí.

Nhà máy Điện rác Nam Sơn do Công ty cổ phần Năng lượng Thiên Ý thực hiện là một ví dụ điển hình. Với quy mô 17,5 ha và vốn đầu tư lên đến 7.000 tỷ đồng, nhà máy được xây dựng theo quy trình xử lý khép kín từ tiếp nhận, lưu trữ, đảo trộn, làm khô cho đến lò đốt. Nhiệt lượng thu được sau đó được sử dụng để phát điện và cấp vào hệ thống điện quốc gia, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Toàn cảnh Nhà máy Điện rác Nam Sơn. (Nguồn: Thanh Niên)
Toàn cảnh Nhà máy Điện rác Nam Sơn. Nguồn ảnh: TNO

Một ví dụ khác là Nhà máy Sản xuất gạch không nung tại thị xã Đông Triều, Quảng Ninh. Với sản lượng hơn 60 triệu viên gạch quy chuẩn mỗi năm và khả năng tiết kiệm trên 200.000 mét khối đất sét cùng hàng chục nghìn tấn than, công nghệ không nung không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường mà còn đem lại lợi ích kinh tế vượt trội.

Cùng với xu thế chung của thế giới, việc đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn kết hợp thực hành ESG đang mở ra một kỷ nguyên mới cho doanh nghiệp. Những bước chuyển mình này không chỉ bảo vệ môi trường mà còn thúc đẩy hiệu quả kinh tế, tạo đà cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Với tâm thế “bắt trend” của thời đại, doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trên hành trình chuyển mình toàn diện.

Tin bài khác
Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Đà phục hồi du lịch bùng nổ đang là bệ phóng cho hàng không Việt. Các hãng bay tăng cường đội tàu, mở rộng mạng lưới, khẳng định vị thế trên bản đồ khu vực.
TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

Trong 6 tháng đầu năm, GRDP của TP. Hồ Chí Minh cũ tăng 7,82%; nếu tính chung sau sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, mức tăng trưởng đạt 6,56%.
Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau khi hợp nhất với tỉnh Kon Tum thành tỉnh Quảng Ngãi (mới) sở hữu vị trí địa chiến lược quan trọng, kết nối Đông - Tây, Bắc – Nam, sự kết hợp độc đáo giữa kinh tế biển với kinh tế rừng và nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối thông suốt từ vùng núi đến vùng biển sẽ mở ra không gian rộng lớn và nhiều lợi thế để phát triển.
Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy bất ốn, vốn FDI đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 3,677 tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Chiều 3/7, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025 với nhiều điểm sáng đáng chú ý, trong bối cảnh thế giới tiếp tục đối mặt với suy giảm tăng trưởng và bất định địa chính trị.
Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về 'deal' thuế quan đối ứng Mỹ - Việt?

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn cho rằng, việc thỏa thuận được mức thuế đối ứng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là 20% là một thành công và kể cả mức 40% cho hàng transshipping cũng rất tích cực.
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa công bố hướng dẫn xử lý tài chính và tài sản công sau khi sắp xếp theo mô hình hai cấp, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí.
Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Tối 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để trao đổi về quan hệ song phương và đàm phán thương mại, trong đó có nội dung trọng tâm liên quan đến thuế đối ứng giữa hai nước.
Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Điểm nổi bật của Luật PPP sửa đổi và Nghị định ban hành ngày 1/7/2025 mở đường cho đầu tư vào khoa học – công nghệ và chuyển đổi số là phân cấp mạnh, ưu đãi lớn, chỉ định nhà đầu tư có công nghệ chiến lược.
Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ bị phân loại theo 4 mức doanh thu, thay thế thuế khoán nhằm tạo sự minh bạch và bình đẳng giữa hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động.
Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Ngày 30/6/2025, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 4756/BCT-PC nhằm phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021–2025. Văn bản là phản hồi Công văn số 2965/BTP-PB&TG ngày 28/5/2025 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Bộ Tài chính công bố định hướng sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, với thay đổi về thu nhập chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh, miễn thuế ưu đãi và biểu thuế lũy tiến. Mục tiêu là xây dựng chính sách thuế công bằng, minh bạch, hiện đại, trình Quốc hội kỳ họp tháng 10/2025.
Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định: “Bộ Tài chính tiếp thu đầy đủ chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ. Bộ sẽ thực hiện kiểm tra và có báo cáo theo đúng quy định, đảm bảo yêu cầu về tiến độ và nội dung”.
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.