Thứ sáu 09/05/2025 13:28
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Tăng áp lực cạnh tranh lên doanh nghiệp dược nội

12/10/2020 00:00
Doanh nghiệp nước ngoài được quyền phân phối thuốc đi kèm việc giảm thuế nhập khẩu đối với dược phẩm sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh đối với nhà sản xuất dược phẩm trong nước. Điều này đồng nghĩa doanh nghiệp nội cần phải đẩy mạnh nâng cao chất lượng,

Mới đây, Bộ Y tế đã có quyết định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu (NK) thuốc cho công ty TNHH Sanofi-Aventis Việt Nam (Sanofi Việt Nam). Như vậy, Sanofi Việt Nam trở thành tập đoàn dược phẩm đa quốc gia đầu tiên tại Việt Nam đủ điều kiện NK thuốc.

Rộng đường thuốc ngoại

Đồng thời, việc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) mới được ký kết, sắp có hiệu lực sẽ mở rộng con đường vào Việt Nam cho các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia, trong đó việc giảm thuế NK đối với dược phẩm từ EU sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh đối với các nhà sản xuất dược phẩm trong nước.

Theo thống kê của Bộ Y tế, giá trị sử dụng thuốc sản xuất trong nước trong các bệnh viện tuyến trung ương có tăng đều qua các năm. Đồng thời, tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước trung bình tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo báo cáo của các sở y tế có sự tăng nhanh qua các năm, từ mức 46,62% năm 2013 tăng lên 63,53% năm 2018.

Tuy nhiên, một số bệnh viện trung ương do đặc thù riêng là tuyến cuối (thuốc sử dụng đều là thuốc chuyên khoa sâu, thuốc đặc trị chưa sản xuất được ở trong nước) nên tỷ lệ sử dụng thuốc theo giá trị của thuốc sản xuất trong nước thấp, chỉ dưới 10% như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Việt Đức. Nhiều tỉnh có tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước của cơ sở tuyến huyện thấp như Nam Định (48%), Bắc Giang (48,3%), Hải Dương (49,8%)…

Một trong những nguyên nhân được Bộ Y tế chỉ ra là nhiều doanh nghiệp (DN) trong nước đã có năng lực sản xuất các sản phẩm thuốc có tác dụng điều trị tốt, giá thành phù hợp nhưng còn yếu trong các khâu marketing và quảng cáo, xúc tiến thương mại. Người Việt quan niệm thuốc càng đắt tiền càng có hiệu quả điều trị cao, là lý do khiến thuốc nội lép vế.

Trong khi đó, thị trường dược phẩm Việt Nam luôn được đánh giá là “miếng bánh” béo bở trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Công ty nghiên cứu thị trường Bussiness Monitor International (BMI) dự báo quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam đến năm 2021 sẽ tăng lên 7,7 tỷ USD. Các nhà đầu tư nước ngoài nhìn nhận Việt Nam là thị trường hấp dẫn cho ngành dược, với mức chi tiêu cho dược phẩm tăng từ 38 USD/người năm 2015 lên 56 USD/người năm 2017. Mức chi tiêu cho y tế tại Việt Nam tương đương 7% GDP, trong đó 60% là chi phí dành cho dược phẩm.

Vì vậy, dù chưa được phép trực tiếp phân phối thuốc tại Việt Nam, nhiều DN nước ngoài đã chọn cách hợp tác với DN trong nước thông qua con đường M&A. Điển hình như thương vụ Taisho Pharmaceutical (Nhật Bản) đầu tư vào Dược Hậu Giang; Abbott Laboratories (Chie) holdco SpA – công ty con của Tập đoàn Abbott (Mỹ) đầu tư vào Domesco…

Đánh giá thương vụ mua Dược Hậu Giang của Taisho, một chuyên gia cho rằng Taisho không chỉ có tham vọng mở rộng tại thị trường Việt Nam thông qua hệ thống phân phối “khủng” của Dược Hậu Giang, mà còn hướng tới phát triển ra thị trường thế giới, tức là đẩy mạnh xuất khẩu thuốc.

Thời gian gần đây, không chỉ các công ty dược mà các bệnh viện cũng đang là đích ngắm của các nhà đầu tư đến từ Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Tang-ap-luc-canh-tranh-len-doa-4223-3415
Giảm thuế NK đối với dược phẩm sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh đối với nhà sản xuất dược phẩm trong nước

Tăng nguyên liệu trong nước

Trong bối cảnh này, các công ty dược Việt Nam đang cố vươn lên nhưng hiệu quả đến đâu còn phải chờ. Việc hợp tác với các DN ngoại sẽ là cơ hội để DN Việt nâng cao trình độ công nghệ, quản lý, hiệu quả hoạt động. Theo ông Võ Tân Thành, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Tp.HCM, các DN dược kỳ vọng việc bắt tay với DN nước ngoài sẽ mang thêm vốn, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao cho các DN sản xuất dược phẩm trong nước, hướng tới các dòng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao hơn, việc kết nối với các nhà bán lẻ lớn sẽ giúp hoàn thiện chuỗi phân phối, mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.

Song, ông Thành cũng cho rằng các DN nước ngoài đang chiếm ưu thế nhờ tiềm lực tài chính mạnh, năng lực nghiên cứu và phát triển, bề dày kinh nghiệm. Do đó, ngoài việc mạnh tay đầu tư cho sản xuất, các DN trong nước cần đẩy mạnh hợp tác để gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tăng cơ hội tiếp cận ở phân khúc cấp cao, cũng như xuất khẩu vào các thị trường khó tính.

Hơn nữa, khảo sát thị phần trong ngành dược cho thấy 3 công ty nước ngoài là Zuellig Pharma (Thụy Sỹ), Mega Products (Thái Lan), Diethelm Việt Nam (Singapore) đang nắm giữ 45 – 50% thị phần, còn lại 50% chia cho 3.800 công ty dược Việt Nam. Các DN ngoại gần như chiếm vị thế độc quyền ở sản xuất thuốc biệt dược, DN Việt Nam chủ yếu sản xuất thuốc thông thường, số lượng bán ra nhiều nhưng giá trị thu về ít.

Vì vậy, một trong những biện pháp tạo niềm tin với thuốc Việt là các DN phải nỗ lực nâng cao chất lượng, nhất là nâng cao tiêu chuẩn nhà máy, bảo đảm việc sản xuất thuốc một cách nghiêm ngặt và mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm tốt nhất. Cùng với đó mẫu mã, bao bì cũng phải chú trọng, đáp ứng về mặt nhu cầu sử dụng về thẩm mỹ, giá cả thuốc phù hợp với khả năng chi trả của người dân.

Đặc biệt, một trong những điểm mấu chốt của các DN Việt Nam là cần nghiên cứu tăng tỷ trọng sử dụng nguyên liệu trong nước. Theo kết quả nghiên cứu của CTCP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), gần 78% chuyên gia và DN dược dự báo tốc độ tăng trưởng toàn ngành năm 2019 sẽ đạt trên 10%…, cho thấy sự tự tin vào khả năng tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận… của các DN dược hiện nay.

Tuy nhiên, cũng theo báo cáo này, 100% DN được hỏi cho biết vấn đề khó khăn lớn nhất họ đang gặp phải là bị phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu phần lớn được NK từ nước ngoài (chủ yếu từ Trung Quốc, Ấn Độ). Trong khi đó, Việt Nam đang bỏ phí nguồn dược liệu phong phú trong nước.

Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên của DN là cần nghiên cứu tăng tỷ trọng sử dụng nguyên liệu trong nước cho các sản phẩm của DN, trên thực tế đã có một số DN dược đi theo xu hướng này.

Đại diện Traphaco cho hay để có nguồn nguyên liệu dược liệu chất lượng cao, ổn định, công ty đã phát triển hơn 800ha diện tích trồng dược liệu sạch. Tổng ngân sách đầu tư cho dự án phát triển dược liệu sạch từ năm 2013 đến nay là 30 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh hệ thống chi nhánh, công ty con làm nhiệm vụ phân phối thuốc. Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển, Traphaco cho rằng cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị bán hàng online, điều này sẽ giúp DN có thể cung ứng trực tiếp sản phẩm tới tuyến xã trong vòng 24 giờ; với các nơi vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn trong vòng 36 giờ.

Lê Thúy

Bài liên quan
Tin bài khác
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về Phát triển kinh tế tư nhân, Bộ Chính trị đã đặt ra nhiệm vụ về cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Tại ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề ra 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm hướng tới các mục tiêu quan trọng trong năm 2025.
Năm 2025 mục tiêu quy mô kinh tế trên 500 tỷ USD

Năm 2025 mục tiêu quy mô kinh tế trên 500 tỷ USD

Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8%, với quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD, do vậy Chính phủ triển khai các giải pháp đồng bộ về thể chế, hạ tầng và cải cách hành chính để đạt được mục tiêu này.
Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh

Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh

Ngày 4/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 56/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Nghiêm cấm nhũng nhiễu, thông tin sai lệch ảnh hưởng doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Nghiêm cấm nhũng nhiễu, thông tin sai lệch ảnh hưởng doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đã nêu rõ: Nghiêm cấm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, đưa thông tin sai lệch, không chính xác, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, doanh nhân.
Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân: Mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030

Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân: Mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030

Tổng bí thư Tô Lâm vừa thay mặt Bộ Chính trị ký Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế tư nhân với nhiều tư tưởng đột phá.