Thứ sáu 04/07/2025 07:33
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Tăng áp lực cạnh tranh lên doanh nghiệp dược nội

12/10/2020 00:00
Doanh nghiệp nước ngoài được quyền phân phối thuốc đi kèm việc giảm thuế nhập khẩu đối với dược phẩm sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh đối với nhà sản xuất dược phẩm trong nước. Điều này đồng nghĩa doanh nghiệp nội cần phải đẩy mạnh nâng cao chất lượng,

Mới đây, Bộ Y tế đã có quyết định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu (NK) thuốc cho công ty TNHH Sanofi-Aventis Việt Nam (Sanofi Việt Nam). Như vậy, Sanofi Việt Nam trở thành tập đoàn dược phẩm đa quốc gia đầu tiên tại Việt Nam đủ điều kiện NK thuốc.

Rộng đường thuốc ngoại

Đồng thời, việc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) mới được ký kết, sắp có hiệu lực sẽ mở rộng con đường vào Việt Nam cho các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia, trong đó việc giảm thuế NK đối với dược phẩm từ EU sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh đối với các nhà sản xuất dược phẩm trong nước.

Theo thống kê của Bộ Y tế, giá trị sử dụng thuốc sản xuất trong nước trong các bệnh viện tuyến trung ương có tăng đều qua các năm. Đồng thời, tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước trung bình tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo báo cáo của các sở y tế có sự tăng nhanh qua các năm, từ mức 46,62% năm 2013 tăng lên 63,53% năm 2018.

Tuy nhiên, một số bệnh viện trung ương do đặc thù riêng là tuyến cuối (thuốc sử dụng đều là thuốc chuyên khoa sâu, thuốc đặc trị chưa sản xuất được ở trong nước) nên tỷ lệ sử dụng thuốc theo giá trị của thuốc sản xuất trong nước thấp, chỉ dưới 10% như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Việt Đức. Nhiều tỉnh có tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước của cơ sở tuyến huyện thấp như Nam Định (48%), Bắc Giang (48,3%), Hải Dương (49,8%)…

Một trong những nguyên nhân được Bộ Y tế chỉ ra là nhiều doanh nghiệp (DN) trong nước đã có năng lực sản xuất các sản phẩm thuốc có tác dụng điều trị tốt, giá thành phù hợp nhưng còn yếu trong các khâu marketing và quảng cáo, xúc tiến thương mại. Người Việt quan niệm thuốc càng đắt tiền càng có hiệu quả điều trị cao, là lý do khiến thuốc nội lép vế.

Trong khi đó, thị trường dược phẩm Việt Nam luôn được đánh giá là “miếng bánh” béo bở trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Công ty nghiên cứu thị trường Bussiness Monitor International (BMI) dự báo quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam đến năm 2021 sẽ tăng lên 7,7 tỷ USD. Các nhà đầu tư nước ngoài nhìn nhận Việt Nam là thị trường hấp dẫn cho ngành dược, với mức chi tiêu cho dược phẩm tăng từ 38 USD/người năm 2015 lên 56 USD/người năm 2017. Mức chi tiêu cho y tế tại Việt Nam tương đương 7% GDP, trong đó 60% là chi phí dành cho dược phẩm.

Vì vậy, dù chưa được phép trực tiếp phân phối thuốc tại Việt Nam, nhiều DN nước ngoài đã chọn cách hợp tác với DN trong nước thông qua con đường M&A. Điển hình như thương vụ Taisho Pharmaceutical (Nhật Bản) đầu tư vào Dược Hậu Giang; Abbott Laboratories (Chie) holdco SpA – công ty con của Tập đoàn Abbott (Mỹ) đầu tư vào Domesco…

Đánh giá thương vụ mua Dược Hậu Giang của Taisho, một chuyên gia cho rằng Taisho không chỉ có tham vọng mở rộng tại thị trường Việt Nam thông qua hệ thống phân phối “khủng” của Dược Hậu Giang, mà còn hướng tới phát triển ra thị trường thế giới, tức là đẩy mạnh xuất khẩu thuốc.

Thời gian gần đây, không chỉ các công ty dược mà các bệnh viện cũng đang là đích ngắm của các nhà đầu tư đến từ Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Tang-ap-luc-canh-tranh-len-doa-4223-3415
Giảm thuế NK đối với dược phẩm sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh đối với nhà sản xuất dược phẩm trong nước

Tăng nguyên liệu trong nước

Trong bối cảnh này, các công ty dược Việt Nam đang cố vươn lên nhưng hiệu quả đến đâu còn phải chờ. Việc hợp tác với các DN ngoại sẽ là cơ hội để DN Việt nâng cao trình độ công nghệ, quản lý, hiệu quả hoạt động. Theo ông Võ Tân Thành, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Tp.HCM, các DN dược kỳ vọng việc bắt tay với DN nước ngoài sẽ mang thêm vốn, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao cho các DN sản xuất dược phẩm trong nước, hướng tới các dòng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao hơn, việc kết nối với các nhà bán lẻ lớn sẽ giúp hoàn thiện chuỗi phân phối, mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.

Song, ông Thành cũng cho rằng các DN nước ngoài đang chiếm ưu thế nhờ tiềm lực tài chính mạnh, năng lực nghiên cứu và phát triển, bề dày kinh nghiệm. Do đó, ngoài việc mạnh tay đầu tư cho sản xuất, các DN trong nước cần đẩy mạnh hợp tác để gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tăng cơ hội tiếp cận ở phân khúc cấp cao, cũng như xuất khẩu vào các thị trường khó tính.

Hơn nữa, khảo sát thị phần trong ngành dược cho thấy 3 công ty nước ngoài là Zuellig Pharma (Thụy Sỹ), Mega Products (Thái Lan), Diethelm Việt Nam (Singapore) đang nắm giữ 45 – 50% thị phần, còn lại 50% chia cho 3.800 công ty dược Việt Nam. Các DN ngoại gần như chiếm vị thế độc quyền ở sản xuất thuốc biệt dược, DN Việt Nam chủ yếu sản xuất thuốc thông thường, số lượng bán ra nhiều nhưng giá trị thu về ít.

Vì vậy, một trong những biện pháp tạo niềm tin với thuốc Việt là các DN phải nỗ lực nâng cao chất lượng, nhất là nâng cao tiêu chuẩn nhà máy, bảo đảm việc sản xuất thuốc một cách nghiêm ngặt và mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm tốt nhất. Cùng với đó mẫu mã, bao bì cũng phải chú trọng, đáp ứng về mặt nhu cầu sử dụng về thẩm mỹ, giá cả thuốc phù hợp với khả năng chi trả của người dân.

Đặc biệt, một trong những điểm mấu chốt của các DN Việt Nam là cần nghiên cứu tăng tỷ trọng sử dụng nguyên liệu trong nước. Theo kết quả nghiên cứu của CTCP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), gần 78% chuyên gia và DN dược dự báo tốc độ tăng trưởng toàn ngành năm 2019 sẽ đạt trên 10%…, cho thấy sự tự tin vào khả năng tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận… của các DN dược hiện nay.

Tuy nhiên, cũng theo báo cáo này, 100% DN được hỏi cho biết vấn đề khó khăn lớn nhất họ đang gặp phải là bị phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu phần lớn được NK từ nước ngoài (chủ yếu từ Trung Quốc, Ấn Độ). Trong khi đó, Việt Nam đang bỏ phí nguồn dược liệu phong phú trong nước.

Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên của DN là cần nghiên cứu tăng tỷ trọng sử dụng nguyên liệu trong nước cho các sản phẩm của DN, trên thực tế đã có một số DN dược đi theo xu hướng này.

Đại diện Traphaco cho hay để có nguồn nguyên liệu dược liệu chất lượng cao, ổn định, công ty đã phát triển hơn 800ha diện tích trồng dược liệu sạch. Tổng ngân sách đầu tư cho dự án phát triển dược liệu sạch từ năm 2013 đến nay là 30 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh hệ thống chi nhánh, công ty con làm nhiệm vụ phân phối thuốc. Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển, Traphaco cho rằng cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị bán hàng online, điều này sẽ giúp DN có thể cung ứng trực tiếp sản phẩm tới tuyến xã trong vòng 24 giờ; với các nơi vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn trong vòng 36 giờ.

Lê Thúy

Bài liên quan
Tin bài khác
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Chiều 3/7, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025 với nhiều điểm sáng đáng chú ý, trong bối cảnh thế giới tiếp tục đối mặt với suy giảm tăng trưởng và bất định địa chính trị.
Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về 'deal' thuế quan đối ứng Mỹ - Việt?

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn cho rằng, việc thỏa thuận được mức thuế đối ứng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là 20% là một thành công và kể cả mức 40% cho hàng transshipping cũng rất tích cực.
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa công bố hướng dẫn xử lý tài chính và tài sản công sau khi sắp xếp theo mô hình hai cấp, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí.
Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Tối 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để trao đổi về quan hệ song phương và đàm phán thương mại, trong đó có nội dung trọng tâm liên quan đến thuế đối ứng giữa hai nước.
Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Điểm nổi bật của Luật PPP sửa đổi và Nghị định ban hành ngày 1/7/2025 mở đường cho đầu tư vào khoa học – công nghệ và chuyển đổi số là phân cấp mạnh, ưu đãi lớn, chỉ định nhà đầu tư có công nghệ chiến lược.
Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ bị phân loại theo 4 mức doanh thu, thay thế thuế khoán nhằm tạo sự minh bạch và bình đẳng giữa hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động.
Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Ngày 30/6/2025, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 4756/BCT-PC nhằm phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021–2025. Văn bản là phản hồi Công văn số 2965/BTP-PB&TG ngày 28/5/2025 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Bộ Tài chính công bố định hướng sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, với thay đổi về thu nhập chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh, miễn thuế ưu đãi và biểu thuế lũy tiến. Mục tiêu là xây dựng chính sách thuế công bằng, minh bạch, hiện đại, trình Quốc hội kỳ họp tháng 10/2025.
Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định: “Bộ Tài chính tiếp thu đầy đủ chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ. Bộ sẽ thực hiện kiểm tra và có báo cáo theo đúng quy định, đảm bảo yêu cầu về tiến độ và nội dung”.
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Dù hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0%, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn gặp khó khi xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng do vướng rào cản phi thuế quan.
Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), đánh dấu một bước chuyển thể chế quan trọng nhằm thúc đẩy sáng tạo, ứng dụng công nghệ và tăng cường bảo hộ kết quả nghiên cứu. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại hai thành phố trọng điểm là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ rào cản phi thuế quan được đánh giá là giúp giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư, tăng trưởng bền vững và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.