Thứ tư 28/05/2025 01:43
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Tắc nghẽn tại cảng châu Âu báo hiệu làn sóng gián đoạn chuỗi cung ứng

Tình trạng tắc nghẽn tại cảng lan rộng khắp châu Âu báo hiệu làn sóng gián đoạn chuỗi cung ứng mới, đe dọa làm tăng mạnh chi phí vận tải biển, trong bối cảnh thuế quan và rủi ro địa chính trị leo thang.
Tắc nghẽn tại cảng châu Âu báo hiệu làn sóng gián đoạn chuỗi cung ứng
Tắc nghẽn tại cảng châu Âu báo hiệu làn sóng gián đoạn chuỗi cung ứng.

Tình trạng tắc nghẽn cảng tại các đầu mối vận tải quan trọng ở châu Âu đang gia tăng nhanh chóng, làm dấy lên lo ngại về khả năng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và Mỹ - EU tiếp tục leo thang.

Cụ thể, theo báo cáo ngày 23/5 từ Drewry – công ty tư vấn hàng hải có trụ sở tại London – thời gian chờ cập cảng tại Bremerhaven (Đức) đã tăng 77% chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng. Cảng Antwerp (Bỉ) ghi nhận mức tăng 37%, Hamburg (Đức) tăng 49%, trong khi các cảng lớn khác như Rotterdam (Hà Lan) và Felixstowe (Anh) cũng chịu áp lực tương tự.

Nguyên nhân chủ yếu đến từ tình trạng thiếu hụt lao động và mực nước sông Rhine xuống thấp, ảnh hưởng đến vận chuyển hàng hóa nội địa bằng xà lan. Bên cạnh đó, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tạm hoãn mức thuế 145% với hàng nhập từ Trung Quốc đã khiến nhiều doanh nghiệp tranh thủ đẩy mạnh đơn hàng, kéo theo nhu cầu vận chuyển tăng đột biến.

Drewry nhận định rằng sự chậm trễ này đang kéo dài thời gian giao hàng, phá vỡ kế hoạch tồn kho và buộc các doanh nghiệp phải dự trữ hàng hóa nhiều hơn. Áp lực càng gia tăng khi tuyến thương mại xuyên Thái Bình Dương đang bước vào mùa cao điểm sớm hơn mọi năm, do đợt “tạm hoãn thuế” giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ kết thúc vào ngày 14/8.

Tình trạng tương tự cũng đang xuất hiện tại Thâm Quyến, Los Angeles và New York, nơi số lượng tàu chờ neo tăng lên đáng kể, kể từ cuối tháng 4/2025.

Thuế quan và địa chính trị khiến giá cước vận tải biển tăng sớm hơn dự kiến

Giám đốc điều hành của Hapag-Lloyd, ông Rolf Habben Jansen, cho biết trong một hội thảo trực tuyến tuần qua rằng dù đã có cải thiện nhỏ, cần thêm từ 6 đến 8 tuần nữa để khống chế được tình trạng tại các cảng châu Âu. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo nếu các tuyến vận tải quay lại Biển Đỏ quá sớm, nguy cơ "tắc nghẽn nghiêm trọng" tại các cảng sẽ trở thành hiện thực. “Nếu toàn bộ tàu quay lại tuyến Suez cùng lúc, hệ thống sẽ quá tải”, ông nói.

Trong khi đó, tình trạng bất ổn chính sách thuế của Mỹ tiếp tục là yếu tố làm xáo trộn nhịp điều hành đơn hàng. Việc Tổng thống Donald Trump liên tục thay đổi thông điệp – từ đe dọa áp thuế 50% với EU vào ngày 1/6, rồi lại gia hạn đến 9/7 – khiến các nhà xuất nhập khẩu không thể lập kế hoạch ổn định. Theo Oxford Economics, những bất định như vậy sẽ tạo “chi phí vô hình” cho nền kinh tế toàn cầu, làm suy giảm động lực đầu tư và tiêu dùng.

Ngoài ra, Bloomberg Economics cũng cảnh báo rằng nếu mức thuế 50% thực sự được áp dụng, kim ngạch xuất khẩu của EU sang Mỹ có thể giảm hơn một nửa, đặc biệt trong các ngành phải chịu mức thuế đối ứng. Những quốc gia như Đức, Ireland, Bỉ và Hà Lan, nơi có tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ cao, sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Ngoài yếu tố thuế, tuyến Biển Đỏ, vốn là tuyến hàng hải huyết mạch kết nối châu Á – châu Âu – Mỹ, vẫn đang bị gián đoạn do các cuộc tấn công từ nhóm Houthi tại Yemen từ cuối năm 2023. Các tàu hàng vẫn phải vòng qua mũi Hảo Vọng, khiến chi phí nhiên liệu và thời gian vận chuyển tăng mạnh.

Trước tình hình này, các hãng vận tải như MSC Mediterranean Shipping đã công bố tăng giá chung và phụ phí mùa cao điểm từ tháng 6, cho hàng hóa xuất khẩu từ châu Á. Đây được xem là dấu hiệu cho thấy giá cước vận tải biển sẽ tăng mạnh trong những tuần tới, đặc biệt với các mặt hàng tiêu dùng và linh kiện điện tử, vốn phụ thuộc vào vận chuyển container.

Giữa lúc đó, giới doanh nghiệp cũng đang bị kẹt giữa các biến số khó lường: thiếu container, thiếu lao động, bất ổn chính sách thuế, và căng thẳng địa chính trị. Với những gì đang diễn ra tại các cảng châu Âu, thông điệp đã khá rõ ràng: tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu chưa kết thúc, mà có thể chỉ mới bắt đầu một chu kỳ mới.

Tổng thống Donald Trump gia hạn thời gian áp thuế với EU đến ngày 9/7 Tổng thống Donald Trump gia hạn thời gian áp thuế với EU đến ngày 9/7
Morgan Stanley nâng xếp hạng tài sản Mỹ, nhưng tiêu cực với USD Morgan Stanley nâng xếp hạng tài sản Mỹ, nhưng tiêu cực với USD
“Cơn sốt” kho ngoại quan tại Mỹ giữa biến động chính sách thuế “Cơn sốt” kho ngoại quan tại Mỹ giữa biến động chính sách thuế
Tin bài khác
Hàng loạt cảng biển tại châu Á rơi vào tình trạng tắc nghẽn

Hàng loạt cảng biển tại châu Á rơi vào tình trạng tắc nghẽn

Tình trạng tắc nghẽn cảng biển lan rộng khắp châu Á do căng thẳng thương mại và xáo trộn tuyến hàng hải, khiến thời gian chờ tàu kéo dài tại nhiều cảng lớn.
Doanh nghiệp nhỏ tại Hồng Kông - Trung Quốc lao đao vì thuế quan Mỹ - Trung

Doanh nghiệp nhỏ tại Hồng Kông - Trung Quốc lao đao vì thuế quan Mỹ - Trung

Hơn 360.000 doanh nghiệp nhỏ tại Hồng Kông (Trung Quốc) lao đao vì thuế quan Mỹ - Trung, khi đơn hàng sụt giảm, dòng tiền đứt gãy và chuỗi cung ứng toàn cầu phân mảnh.
Nhật Bản mất ngôi “chủ nợ lớn nhất thế giới” sau 3 thập kỷ

Nhật Bản mất ngôi “chủ nợ lớn nhất thế giới” sau 3 thập kỷ

Lần đầu tiên sau 34 năm, Nhật Bản không còn giữ vị trí quốc gia chủ nợ lớn nhất thế giới, dù tổng tài sản nước ngoài ròng của nước này vẫn đạt mức kỷ lục.
EU và Mỹ tăng tốc đàm phán thương mại nhằm tránh cuộc chiến thuế quan

EU và Mỹ tăng tốc đàm phán thương mại nhằm tránh cuộc chiến thuế quan

EU và Mỹ nhất trí tăng tốc đàm phán thương mại nhằm tránh cuộc chiến thuế quan có thể làm chao đảo thương mại toàn cầu và đe dọa tăng trưởng kinh tế của cả hai bên.
Doanh nghiệp Mỹ tận dụng quy định cũ để "né thuế" hợp pháp

Doanh nghiệp Mỹ tận dụng quy định cũ để "né thuế" hợp pháp

Để ứng phó với tác động thuế quan gia tăng, nhiều doanh nghiệp Mỹ đang tận dụng quy định “first sale rule”, có từ năm 1988, để "né thuế" và giảm thiểu chi phí nhập khẩu dựa trên giá trị giao dịch ban đầu.
ASEAN "chốt" hai hiệp định thương mại, mở đường hội nhập kinh tế sâu rộng

ASEAN "chốt" hai hiệp định thương mại, mở đường hội nhập kinh tế sâu rộng

ASEAN "chốt" hai hiệp định thương mại ATIGA và ACFTA 3.0, mở đường hội nhập nội khối sâu rộng và tăng cường liên kết với Trung Quốc trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động.
Tổng thống Donald Trump gia hạn thời gian áp thuế với EU đến ngày 9/7

Tổng thống Donald Trump gia hạn thời gian áp thuế với EU đến ngày 9/7

Tổng thống Donald Trump vừa quyết định gia hạn áp thuế 50% lên hàng hóa EU đến ngày 9/7 sau cuộc gọi với Chủ tịch EC, tạm "giảm nhiệt" căng thẳng nhưng rủi ro vẫn hiện hữu.
Trump, smartphone và EU: Cơn địa chấn thương mại toàn cầu

Trump, smartphone và EU: Cơn địa chấn thương mại toàn cầu

Tổng thống Donald Trump đe dọa áp thuế 50% với hàng hóa EU, và 25% với smartphone sản xuất ngoài nước Mỹ, khiến thị trường toàn cầu chao đảo và làm dấy lên lo ngại căng thẳng thương mại toàn cầu.
Chính sách thuế của ông Donald Trump: Kế hoạch tranh cử hay bài toán kinh tế?

Chính sách thuế của ông Donald Trump: Kế hoạch tranh cử hay bài toán kinh tế?

Giới phân tích cho rằng, “cuộc chiến thuế quan” (theo cách gọi của giới truyền thông) mà Mỹ phát động đem đến “cảm giác chiến thắng” cho Tổng thống Donald Trump và lấy phiếu cử tri tầng lớp trung lưu dành cho Đảng Cộng hòa trước cuộc đua bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ diễn ra vào năm 2026.
“Cơn sốt” kho ngoại quan tại Mỹ giữa biến động chính sách thuế

“Cơn sốt” kho ngoại quan tại Mỹ giữa biến động chính sách thuế

Chi phí thuê kho ngoại quan đã tăng gấp 4 lần khi doanh nghiệp Mỹ đổ xô tận dụng công cụ này để trì hoãn thuế, bảo vệ dòng tiền giữa lúc chính sách thương mại thay đổi liên tục.
Sự trỗi dậy của chiến lược “phi Mỹ hóa” trong xuất khẩu của Trung Quốc

Sự trỗi dậy của chiến lược “phi Mỹ hóa” trong xuất khẩu của Trung Quốc

Trước rủi ro thương mại kéo dài, doanh nghiệp Trung Quốc tiếp tục tăng tốc đa dạng hóa thị trường theo chiến lược “phi Mỹ hóa”, trong bối cảnh “tách rời” của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trung Quốc ban hành Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân

Trung Quốc ban hành Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân

Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 20/5, là luật đầu tiên dành riêng cho hỗ trợ bảo vệ và phát triển khu vực tư nhân của Bắc Kinh.
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cơ bản để hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc cắt giảm lãi suất cơ bản để hỗ trợ nền kinh tế

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vừa hạ lãi suất cho vay cơ bản, mở đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ứng phó áp lực đối với hệ thống ngân hàng.
Trump Organization chuẩn bị bàn kế hoạch xây dựng Trump Tower tại TP. Hồ Chí Minh

Trump Organization chuẩn bị bàn kế hoạch xây dựng Trump Tower tại TP. Hồ Chí Minh

Trump Organization lên kế hoạch xây Trump Tower tại TP. Hồ Chí Minh, trong bối cảnh Việt Nam tăng tốc đàm phán thương mại với Mỹ, nhằm bảo vệ xuất khẩu và thu hút đầu tư bất động sản chiến lược.
Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất ít nhất đến tháng 9/2025

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất ít nhất đến tháng 9/2025

Nhiều quan chức Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất cho đến tháng 9/2025, do cần thêm thời gian đánh giá tác động từ chính sách thương mại của Mỹ đến kinh tế vĩ mô.