1 - Cá nhân hoá trải nghiệm người dùng
Spotify đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để cá nhân hoá nội dung âm nhạc cho người dùng, tạo ra một danh sách phát nhạc (playlist) phù hợp dựa trên lịch sử nghe nhạc của người dùng. Bên cạnh đó, chiến dịch truyền thông "Nhìn lại" của họ đã kể lại câu chuyện của người dùng qua dữ liệu, làm khuấy động mạng xã hội trong suốt thời gian dài. Điều này đã tạo nên sự gắn kết mạnh mẽ và nâng cao trải nghiệm người dùng trên nền tảng phát âm thanh trực tuyến.
2 - Nắm bắt xu hướng xã hội
Spotify đã tổ chức chiến dịch "Thanks, 2016. It’s been weird" (tạm dịch: Cảm ơn 2016 vì một năm thật kỳ lạ) với các bảng billboard hài hước kết hợp sự kiện toàn cầu và thói quen nghe nhạc của người dùng, như việc kết hợp lượt nghe nhạc trong ngày Valentine với thông điệp vui nhộn. Chiến dịch này thu hút sự chú ý rộng rãi trên mạng xã hội và trở thành một trong những thành công lớn của Spotify.
3 - Mở rộng hệ sinh thái đối tác
Việc hợp tác với các thương hiệu đình đám khác đã giúp Spotify mở rộng thị trường và làm tăng sự trung thành của khách hàng. Ví dụ, việc hợp tác với Starbucks cho phép người dùng trải nghiệm playlist của Spotify và đổi điểm thưởng để mua gói dịch vụ người dùng cao cấp, tạo ra một mối liên kết tích cực và nâng cao danh tiếng cho cả hai thương hiệu.
4 - Bắt "trend" mạng xã hội
Spotify nhanh chóng tận dụng các xu hướng trên mạng xã hội để xây dựng nội dung thu hút giới trẻ cho các chiến dịch truyền thông của mình. Chẳng hạn, trong chiến dịch tổng kết năm 2016, thương hiệu này đã khai thác các khía cạnh hài hước của nghệ sĩ như "sự thay đổi kiểu tóc của Justin Bieber theo từng thời điểm phát hành bài hát trên Spotify" để tạo sự chú ý.
5 - Duy trì bản sắc thương hiệu
Tính nhất quán trong nhận diện thương hiệu của Spotify đã tạo niềm tin và nhận thức tích cực từ khách hàng. Logo đơn giản với hình ảnh sóng WiFi cong trên nền xanh lá và các sản phẩm thiết kế màu sắc đã trở thành điểm đặc trưng, nâng cao độ nhận diện và gây ấn tượng sâu sắc với khách hàng.
H.C (t/h)