Thứ ba 01/07/2025 19:49
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Sở Xây dựng TP HCM lý giải nguyên nhân nguồn cung các dự án thấp

28/04/2023 23:10
Chấp thuận chủ trương đầu tư và chuyển nhượng đất nông nghiệp để thực hiện dự án là hai thủ tục để khai sinh ra các dự án nhà ở mới trong tương lai.

Tại Hội thảo "Vực dậy thị trường bất động sản, thúc đẩy phục hồi kinh tế", lãnh đạo Sở Xây dựng đã nêu một số nguyên nhân chính liên quan đến vấn đề thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư ảnh hưởng đến nguồn cung.

Cụ thể, ông Phạm Đăng Hồ - Trưởng phòng Phát triển nhà ở và thị trường BĐS – Sở Xây dựng TP HCM cho biết, đối với việc nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp để thực hiện dự án nhà ở, theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2021 đến hết quý I/2023 có 5 dự án được UBND thành phố chấp thuận chủ trương nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp để thực hiện dự án nhà ở, với tổng quy mô 72 ha. Chấp thuận chủ trương đầu tư và chuyển nhượng đất nông nghiệp để thực hiện dự án là hai thủ tục để khai sinh ra các dự án nhà ở, tạo nguồn cung sắp tới đối với nhà ở trong tương lai. Bức tranh chung tình hình dự án bất động sản thông qua các thủ tục để thấy vì sao nguồn cung các dự án thấp.

Sở Xây dựng TP HCM lý giải nguyên nhân nguồn cung các dự án thấp
Sở Xây dựng TP HCM lý giải nguyên nhân nguồn cung các dự án thấp.

Về các giải pháp để thực hiện, trong thời gian qua, thành phố đã tháo gỡ một số điểm nghẽn, đặc biệt là 5 dự án cho phép mở bán với quy mô 5,552 căn thời gian qua. Thực tế đây này là giải pháp tình thế, cho tháo gỡ nút thắt để doanh nghiệp khơi thông dòng vốn, tuy nhiên vấn đề pháp lý dự án vẫn phải xem xét.

Theo đại diện Sở Xây dựng, đây vẫn chưa phải là giải pháp căn cơ, cần phải tháo gỡ các thủ tục và vướng mắc pháp lý thì hàng loạt dự án mới được tháo gỡ. “Còn giải pháp hiện nay, chúng ta vẫn cho nhà đầu tư huy động nguồn lực xã hội nhưng pháp lý vẫn phải tiếp tục hoàn chỉnh thì chưa phải là giải pháp căn cơ, mà cần phải đi từ cái gốc là các vướng mắc pháp lý trong từng dự án, theo từng cơ chế pháp lý, theo từng nhóm vấn đề để từ đó tháo gỡ được hàng loạt dự án”, ông Hồ nêu quan điểm.

Ông Hồ đúc kết một số giải pháp định hướng thời gian tới. Thứ nhất, liên quan tới cải cách thủ tục hành chính đi kèm tháo gỡ vướng mắc trong các thủ tục đầu tư dự án. Lãnh đạo Sở cùng tham gia góp ý các Luật mà Quốc hội đang xem xét gồm Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật đất đai. Việc góp ý sửa đổi này làm sao để các luật thật sự tháo gỡ được các vướng mắc trong thời gian qua, chứ không phải là chỉ mở ra những việc thực hiện thời gian tới.

Theo ông Hồ, đây là vướng mắc tồn tại nhiều năm cũ nhưng luật đôi khi áp dụng chỉ mở ra đối với dự án thực hiện trong tương lai. Chỗ này là quá trình chuyển tiếp xử lý, khi các quy định luật mới được ban hành cần phải được nghiên cứu và đánh giá tác động, để làm sao khi ra quy định này nó không tác động, hoặc không hồi tố hoặc phải tháo gỡ được hiện tại thì mới thực sự tháo gỡ cho các dự án.

Thứ hai là quy hoạch, một công tác đang vướng rất nhiều. Hiện TP HCM đang thực hiện lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung toàn thành phố. Như vậy, đối với tất cả dự án, ngay cả dự án an sinh xã hội như dự án nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, dự án di dời nhà trên kênh rạch, hiện nay ngay cả Nhà nước làm cũng vướng vào đồ án quy hoạch phân khu cần điều chỉnh. Mà muốn điều chỉnh thì phải nới quy mô dân số, hạ tầng kỹ thuật. Do đó thành phố phải đẩy nhanh việc nghiên cứu, lập, phê duyệt đồ án quy hoạch chung thì mới tháo gỡ được nút thắt quy hoạch cho dự án, đặc biệt là dự án của Nhà nước và tư nhân.

Thứ ba là tháo gỡ vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận, bao gồm cấp giấy chứng nhận cho người dân đã mua nhà ở trong các dự án nhưng chưa cấp giấy. Hiện nay HĐND thành phố cũng đang giám sát việc cấp giấy chứng nhận này. Bên cạnh đó là việc cấp giấy chứng nhận cho các chủ đầu tư dự án với các thủ tục về đất đai, tính tiền sử dụng đất, thủ tục thực hiện các nghĩa vụ tài chính phát sinh, thủ tục giao đất…

Thứ tư là đưa nguồn lực đất đai, sắp xếp, xử lý các loại đất để đưa vào thực hiện các dự án an sinh xã hội của thành phố; đưa nguồn lực đầu tư công vào phát triển các dự án phục vụ các đối tượng bị tác động lớn trong đại dịch COVID-19 vừa qua. Theo ông Hồ, đầu tư công vào lĩnh vực nhà ở xã hội là một yêu cầu tất yếu hiện nay, và đây cũng là sự khẳng định của Nhà nước đối với chính sách chung rằng Nhà nước cũng tiên phong đi làm nhà ở xã hội để giải quyết cho các đối tượng của thành phố, như vậy các doanh nghiệp thấy cùng đồng hành theo.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Liên quan tới thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư hiện nay cần tháo gỡ, ông Hồ cho biết, trước đây các dự án nhà ở thực hiện các thủ tục đầu tư theo Luật nhà ở, nhưng hiện nay khi Luật đầu tư đã ban hành thì việc thực hiện các thủ tục này áp dựng theo Luật đầu tư. Do đó, khi điều chỉnh dự án, dẫn đến kéo dài trong thời gian qua.

Đại diện Sở Xây dựng cho hay, HĐND TP đã thông qua chương trình phát triển nhà ở, trong đó có gói ngân sách 3.770 tỷ đồng để thực hiện đầu tư nhà ở xã hội bằng vốn ngân sách đến năm 2025. Hiện Sở đang tham mưu một số dự án nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước để triển khai trên địa bàn Quận 12, Bình Thạnh và TP Thủ Đức.

Theo báo cáo kết quả giải quyết vướng mắc của 156 dự án bất động sản, nhà ở thương mại, đô thị trên địa bàn thành phố của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), lãnh đạo TP HCM đã gỡ khó trước mắt cho 6 dự án bất động sản.

Cụ thể, UBND TP HCM đã xem xét và cho phép 5 tập đoàn, doanh nghiệp chủ đầu tư của 5 dự án bất động sản, nhà ở thương mại, khu đô thị mới được huy động vốn 50% số lượng sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai của các dự án này.

Năm dự án tương đương với 5.432 căn hộ được TP gỡ vướng, trong đó có 2.989 căn hộ thuộc 1 dự án khu đô thị mới. Việc gỡ vướng giúp hỗ trợ cho các doanh nghiệp này vượt qua khó khăn trong lúc chờ kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các dự án thuộc diện rà soát pháp lý mà chủ đầu tư đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trước đây.

Ngoài ra, theo HoREA, còn có 1 dự án khu nhà chung cư tại quận 4 đã được UBND TP HCM cho ý kiến chỉ đạo các sở, ngành rà soát giải quyết.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cũng cho biết, HoREA đề nghị UBND TP HCM và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sớm có kết luận dứt điểm đối với 6 dự án này. Để thị trường bất động sản có thể đón nhận thêm hơn 5.000 căn hộ giúp tăng nguồn cung nhà ở, tạo được dòng tiền cho các doanh nghiệp và tăng tính thanh khoản cho thị trường, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

“Hiệp hội đề nghị các sở, ngành khẩn trương rà soát trình UBND TP.HCM xem xét giải quyết các dự án tương tự mà các chủ đầu tư cũng đề nghị được huy động vốn, bán nhà ở hình thành trong tương lai, để từng bước khai thông thị trường bất động sản và bảo đảm tính công bằng cho các doanh nghiệp”- ông Châu thông tin.

Mới đây, trong buổi làm việc giữa Thường trực Chính phủ và Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cũng đã đặt ra mục tiêu đến cuối năm 2023 sẽ giải quyết được 50 dự án bất động sản bị vướng mắc pháp lý.

P.V (t/h)

Tin bài khác
Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 quy định mức thu bổ sung 5,4%/năm đối với tiền sử dụng đất chưa nộp đang vấp phải phản ứng từ doanh nghiệp bất động sản. Các nhà đầu tư cảnh báo rủi ro pháp lý và tài chính và đề xuất điều chỉnh chính sách để tránh gây tắc nghẽn thị trường.
Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 45, điều chỉnh giá đất từ 7-7-2025, tăng mạnh đến 170%. Đường Bạch Đằng lên gần 341 triệu đồng/m², nguồn thu ngân sách bùng nổ, báo hiệu cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản.
Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Ngày 28/6/2025, sự kiện “Lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây” là mốc son ghi dấu cho sự phát triển và khẳng định sự gắn bó của Bcons với mảnh đất Bình Dương.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Theo ông Mai Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đây là bước đi thiết thực nhằm rút ngắn quy trình, giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng tính tiếp cận cho người dân, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Ngành bán lẻ Việt Nam tăng tốc trở lại với mô hình hiện đại và trải nghiệm

Ngành bán lẻ Việt Nam tăng tốc trở lại với mô hình hiện đại và trải nghiệm

Ngành bán lẻ toàn cầu dần phục hồi, trong đó Việt Nam nổi lên nhờ sự kết hợp giữa công nghệ, trải nghiệm người dùng và mô hình trung tâm thương mại hiện đại.
Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Nhiều tuyến phố trung tâm TP. Vinh bất ngờ điều chỉnh giá đất tăng gấp ba lần, có nơi lên tới 165 triệu đồng/m², vượt xa mặt bằng chung toàn tỉnh Nghệ An.
Đòn bẩy tài chính nào giúp người trẻ vượt rào cản mua nhà tại đô thị lớn?

Đòn bẩy tài chính nào giúp người trẻ vượt rào cản mua nhà tại đô thị lớn?

Giấc mơ an cư của người trẻ ngày càng xa vời khi thu nhập không theo kịp giá nhà trên thị trường. Các gói vay ưu đãi vẫn còn nhiều rào cản cần phải tháo gỡ.
Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Ngày 25/6, UBND TP. Hồ Chí Minh chính thức công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Giá nhà leo thang, người trẻ Hà Nội rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan

Giá nhà leo thang, người trẻ Hà Nội rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan

Giá nhà leo thang, nhiều người trẻ tại Hà Nội rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan: Không đủ tiền mua nhà ở, cũng chẳng đủ điều kiện để tiếp cận nhà ở xã hội.
Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Cảng hàng không Sa Pa trị giá hơn 6.393 tỷ đồng sắp gọi vốn. Dự án nghìn tỷ này hứa hẹn thay đổi diện mạo du lịch Lào Cai và mở ra kỷ nguyên mới.
Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Thị trường bất động sản Tân Uyên, hiện tại là thành phố thuộc tỉnh Bình Dương, đang được định vị như một phần của khu vực “Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng” dựa trên cơ sở pháp lý và quy hoạch phát triển vùng.
Doanh nghiệp thuê văn phòng không còn quan tâm diện tích, vì sao?

Doanh nghiệp thuê văn phòng không còn quan tâm diện tích, vì sao?

Doanh nghiệp thuê văn phòng đang chuyển mình mạnh mẽ, ưu tiên trải nghiệm nhân viên, tính bền vững và sự linh hoạt, thay vì chỉ tập trung vào diện tích.
TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

Sau khi ổn định bộ máy, TP.Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) đã công bố nhiều đề án quy hoạch chiến lược, định hình tương lai phát triển đô thị thông minh, sáng tạo.
Đại gia bất động sản “đổ bộ” là đòn bẩy cho chu kỳ tăng trưởng mới

Đại gia bất động sản “đổ bộ” là đòn bẩy cho chu kỳ tăng trưởng mới

Sự hiện diện của các chủ đầu tư lớn đang không chỉ tái định vị giá trị bất động sản mà còn tạo ra cực tăng trưởng mới cho thị trường bất động sản.
Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Chính sách ủy quyền miễn thuế đất nông nghiệp cho cấp xã đang nhận được sự quan tâm đặc biệt, giúp đơn giản hóa thủ tục, hỗ trợ nông dân và nâng cao hiệu quả.
Bảng giá eco retreat long andự án noble palace garden đan phượngThông tin Dự án One Central Saigon Quần thể đô thị Sinh thái Spring Ville Nhơn TrạchTiến độ thi công LA Home Bến Lức Giải pháp nhà thông minh Xem thêm: The Matrix One Premium MIK Group