Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa ra dự báo mới nhất về quy mô nền kinh tế toàn cầu năm 2025.
Cụ thể, theo liệu của IMF dự báo về quy mô nền kinh tế toàn cầu cho thấy các nền kinh tế lớn tiếp tục chiếm ưu thế trong cấu trúc kinh tế toàn cầu, với tổng GDP toàn cầu dự kiến đạt 15 nghìn tỷ USD vào năm 2024. Mỹ vẫn duy trì vị trí dẫn đầu hơn một thế kỷ qua, với GDP dự báo đạt 30,3 nghìn tỷ USD, chiếm một tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế thế giới. Trung Quốc giữ vững vị trí thứ hai liên tiếp trong 15 năm, với GDP dự kiến 19,5 nghìn tỷ USD. Hai nền kinh tế này chiếm khoảng 40% tổng GDP toàn cầu.
Quy mô nền kinh tế Việt Nam 2025 có thể xếp thứ 33 thế giới |
Ở châu Âu, Đức đã vượt Nhật Bản để giành lại vị trí nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2024. Ấn Độ, trong khi đó, đã vượt qua Anh từ năm 2020 để trở thành nền kinh tế lớn thứ năm toàn cầu và được dự báo sẽ tiếp tục thăng hạng, vượt Nhật Bản lên vị trí thứ tư vào năm 2026. Đức dự kiến sẽ giữ vững vị trí thứ ba đến năm 2028, phản ánh sức mạnh và sự ổn định của nền kinh tế châu Âu trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu.
Việt Nam cũng đạt được những bước tiến ấn tượng trong xếp hạng kinh tế toàn cầu. GDP của Việt Nam dự báo sẽ đạt 506 tỷ USD vào năm 2025, nâng vị trí lên thứ 33 thế giới, so với mức 433 tỷ USD và vị trí thứ 34 vào năm 2023. Trước đó, vào năm 2020, Việt Nam đứng thứ 37 toàn cầu với quy mô GDP 346 tỷ USD. Điều này phản ánh sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua.
Theo số liệu cập nhật mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), quy mô nền kinh tế đã tăng từ 346 tỷ USD, xếp thứ 37 trên thế giới năm 2020 lên 433 tỷ USD, xếp thứ 34 thế giới năm 2023. Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá quy mô nền kinh tế dự kiến đạt khoảng 500 tỷ USD năm 2025. Số này tăng 1,45 lần so với năm 2020, xếp thứ 33 thế giới và thứ 4 khu vực ASEAN. Cùng đó, GDP bình quân đầu người sẽ tăng từ 3.720 USD năm 2021 lên khoảng 4.900 USD năm 2025. Mức tăng tương ứng khoảng 31,7%. Đánh giá chung 5 năm 2021-2025, Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, chỉ số phát triển con người được cải thiện. Chỉ số hạnh phúc năm 2024 theo đánh giá của Liên Hợp Quốc tăng 11 bậc so với năm 2023, xếp thứ 54/143 quốc gia, vùng lãnh thổ. |