Thứ bảy 19/07/2025 10:19
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho ý kiến về 154 dự án điện đang vướng mắc

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã cho ý kiến về việc ban hành bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bài liên quan
Bình Thuận: Triển khai nhiều dự án điện khí hydro xanh
Sóc Trăng: Khắc phục khó khăn tại các dự án điện gió
Công ty 100 tuổi Nhật Bản mua 25% cổ phần dự án điện mặt trời 50MW

Ngày 6/12, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 8981/VPCP-CN gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn về việc ban hành bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cụ thể, xét đề nghị của Bộ Công Thương tại Công văn số 9041/BCT-ĐL ngày 9/11/2024 về việc ban hành bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn có ý kiến như sau:

Thứ nhất, đối với 154 dự án đang vướng mắc liên quan đến kết luận thanh tra, điều tra, sau khi cấp có thẩm quyền có ý kiến về chủ trương tháo gỡ, Bộ Công Thương rà soát, theo các tiêu chí Bộ đã ban hành, cập nhật, bổ sung, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho ý kiến về 154 dự án điện đang vướng mắc
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho ý kiến về 154 dự án điện đang vướng mắc

Thứ hai, về các dự án điện mặt trời, điện gió có hệ thống pin lưu trữ, điện rác, điện sinh khối: Đề xuất thí điểm của UBND tỉnh Quảng Trị đối với dự án điện mặt trời nổi kết hợp hệ thống pin lưu trữ BESS 7 MW/7MWh tích hợp vào dự án điện mặt trời nổi Ái Tử sẽ được tiếp tục xem xét, đánh giá trong quá trình rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.

Thứ ba, đối với các nguồn điện rác và nguồn điện sinh khối: Bộ Công Thương theo chức năng nhiệm vụ được giao nghiên cứu, cập nhật nguồn điện này vào Quy hoạch điện VIII trong quá trình rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trên cơ sở cân đối tổng thể nguồn, tình hình thực hiện, tiến độ triển khai các loại hình nguồn điện, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của Luật Quy hoạch và quy định pháp luật khác có liên quan.

Thứ tư, về việc rà soát, xử lý kiến nghị của UBND tỉnh Thanh Hóa về phương án đấu nối Dự án điện Công Thanh (chuyển đổi nhiên liệu từ than sang LNG) đảm bảo phù hợp với Quy hoạch được duyệt: Bộ Công Thương xem xét, nghiên cứu phương án đấu nối Dự án điện Công Thanh trong quá trình rà soát điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.

Thứ năm, về việc rà soát, xử lý kiến nghị của UBND tỉnh Quảng Nam về cập nhật lại thông tin, số liệu (loại bỏ 2 dự án đã triển khai, bổ sung 3 dự án mới và tăng công suất 0,7 MW): Bộ Công Thương xem xét, nghiên cứu đề xuất của UBND tỉnh Quảng Nam trong quá trình rà soát điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII.

Thứ sáu, về rà soát, xử lý kiến nghị của UBND tỉnh Ninh Bình về di dời nhà máy nhiệt điện ra khỏi thành phố: Đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương tại Văn bản số 6798/BCT-ĐL ngày 6/9/2024 về việc cập nhật dự án nguồn điện linh hoạt tại Ninh Bình vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII (lần 2).

Thứ bảy, về các dự án nằm trong khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; các dự án điện gió chồng lấn với khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản: Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, đánh giá các nội dung liên quan tới các dự án điện gió nằm trong khu vực dự trữ và chồng lấn quy hoạch khoáng sản trên cơ sở các ý kiến góp ý của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Xây dựng, đề xuất hướng xử lý bảo đảm theo đúng quy định pháp luật, bảo đảm hài hòa lợi ích phát triển của địa phương, các doanh nghiệp, nhà đầu tư có liên quan.

Thứ tám, về việc điều chuyển quy mô công suất điện sinh khối còn dư thừa của khu vực Nam Bộ (tỉnh An Giang): Đề nghị UBND tỉnh An Giang khẩn trương có đề xuất dự án điện sinh khối cụ thể như đề xuất của Bộ Công Thương tại Văn bản số 6798/BCT-ĐL ngày 6/9/2024 để được hướng dẫn thực hiện theo quy định.

Thứ chín, về các dự án nguồn điện đề xuất mới sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, các sản phẩm phụ của dây chuyền công nghệ trong các cơ sở công nghiệp và nghiên cứu tiềm năng các dự án thủy điện nhỏ, năng lượng tái tạo và các nguồn điện khác để phục vụ cho việc tính toán, đề xuất trong quá trình rà soát điều chỉnh Quy hoạch điện VIII tới đây: Bộ Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh, cập nhật nguồn điện này vào Quy hoạch điện VIII trong kỳ quy hoạch tới trên cơ sở cân đối tổng thể nguồn, tình hình thực hiện, tiến độ triển khai các loại hình nguồn điện trước khi đề xuất bổ sung Kế hoạch thực hiện Quy hoạch, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của Luật Quy hoạch và quy định pháp luật khác có liên quan.

Mười, Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện Dự thảo quyết định ban hành bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII (lần 2) bảo đảm không xảy ra tiêu cực, lợi ích nhóm, không để lãng phí, ký tắt và chịu trách nhiệm toàn diện theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Quy chế làm việc của Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/12/2024.

Tin bài khác
Chính phủ gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Chính phủ gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Nghị quyết số 66.1/2025/NQ-CP ngày 18/7/2025 của Chính phủ giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch phân khu tại khu vực hình thành đô thị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
Thủ tướng giao ông Trần Đức Thắng làm quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Thủ tướng giao ông Trần Đức Thắng làm quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Thủ tướng giao ông Trần Đức Thắng giữ quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường thay ông Đỗ Đức Duy bị kỷ luật và tạm đình chỉ chức vụ.
Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc

Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc

Quan hệ thương mại căng thẳng khiến tỷ lệ doanh nghiệp Mỹ đóng băng kế hoạch đầu tư vào Trung Quốc tăng vọt lên mức cao chưa từng có, theo khảo sát mới từ Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Trung.
TS. Nguyễn Tuấn Quang: Việt Nam khẩn trương xây dựng thị trường carbon quốc gia

TS. Nguyễn Tuấn Quang: Việt Nam khẩn trương xây dựng thị trường carbon quốc gia

Việt Nam đang gấp rút hoàn thiện hành lang pháp lý để vận hành thử nghiệm thị trường carbon cuối năm 2025. Đây là giải pháp then chốt hiện thực hóa cam kết Net Zero 2050.
Không để gián đoạn dòng chảy vốn đầu tư công nửa cuối năm 2025

Không để gián đoạn dòng chảy vốn đầu tư công nửa cuối năm 2025

Với tổng kế hoạch vốn đầu tư công lên tới hơn 818.000 tỷ đồng, Chính phủ đang đặt mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch trong năm 2025. Đây là thách thức không nhỏ, nhưng theo những tín hiệu tích cực từ kết quả 6 tháng đầu năm, mục tiêu này không phải là bất khả thi.
Tác động kinh tế của thuế quan Mỹ đang dần hiện rõ

Tác động kinh tế của thuế quan Mỹ đang dần hiện rõ

Chủ tịch Fed New York cảnh báo tác động từ thuế quan đang dần hiện rõ, khi lạm phát Mỹ đối mặt nhiều sức ép mới và thị trường tài chính nhạy cảm hơn bao giờ hết.
Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 12 của Tổng Bí thư Tô Lâm

Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 12 của Tổng Bí thư Tô Lâm

Sáng 18/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị. Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tuyến đường ven sông Sài Gòn: Động lực kết nối – đòn bẩy phát triển đô thị sinh thái và thương mại

Tuyến đường ven sông Sài Gòn: Động lực kết nối – đòn bẩy phát triển đô thị sinh thái và thương mại

Tuyến đường ven sông Sài Gòn – trục giao thông chiến lược được quy hoạch chạy dọc hai bờ sông qua địa bàn TP. Hồ Chí Minh sau sáp nhập đang mở ra kỳ vọng lớn trong việc kết nối vùng, phát triển không gian đô thị sinh thái và thúc đẩy thương mại, dịch vụ ven sông.
TP. Hồ Chí Minh "thay da đổi thịt" - Giao thông bùng nổ

TP. Hồ Chí Minh "thay da đổi thịt" - Giao thông bùng nổ

Gần 1.000 km đường sắt đô thị, hàng loạt tuyến cao tốc và vành đai - TP. Hồ Chí Minh đang xây dựng một mạng lưới giao thông "khủng" chưa từng có trong lịch sử. Đây không chỉ là một cuộc cách mạng về hạ tầng mà còn là một cú hích lớn cho nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân thành phố.
TP. Hồ Chí Minh: Cử tri 7 xã phía Tây mong xóa “quy hoạch treo”, nâng cấp hạ tầng

TP. Hồ Chí Minh: Cử tri 7 xã phía Tây mong xóa “quy hoạch treo”, nâng cấp hạ tầng

Sáng 17/7, tại hội trường UBND xã Tân Nhựt - Tổ Đại biểu HĐND TP. Hồ Chí Minh (đơn vị bầu cử số 19) đã có buổi tiếp xúc cử tri tại khu vực 7 xã phía Tây Thành phố.
Ông Trump gia tăng áp lực lên Chủ tịch Fed, dù nói việc sa thải là “khó xảy ra”

Ông Trump gia tăng áp lực lên Chủ tịch Fed, dù nói việc sa thải là “khó xảy ra”

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định “khó có khả năng” sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell, nhưng cách ông đưa ra tuyên bố lại khiến thị trường hiểu như một lời cảnh báo.
TP. Hồ Chí Minh: Cuộc cách mạng xe điện trong ngành xe ôm công nghệ

TP. Hồ Chí Minh: Cuộc cách mạng xe điện trong ngành xe ôm công nghệ

TP. Hồ Chí Minh sẽ chính thức "khóa sổ" đăng ký mới cho xe máy xăng muốn gia nhập các ứng dụng gọi xe. Điều này có nghĩa là, từ năm 2026, chỉ có xe điện mới được phép hoạt động trong lĩnh vực xe ôm công nghệ và giao hàng.
Sàn giao dịch carbon sắp vận hành, Việt Nam quyết liệt chuyển dịch xanh

Sàn giao dịch carbon sắp vận hành, Việt Nam quyết liệt chuyển dịch xanh

Ngày 17/7/2025, Bộ Tài chính phối hợp cùng Chương trình Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Đông Nam Á (ETP - UNOPS) tổ chức Hội thảo tham vấn về xây dựng mô hình vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon, nhằm chuẩn bị cho giai đoạn thí điểm thị trường các-bon từ năm 2025 đến 2028.
Kinh tế tư nhân Phú Thọ: Động lực then chốt cho tăng trưởng sau sáp nhập

Kinh tế tư nhân Phú Thọ: Động lực then chốt cho tăng trưởng sau sáp nhập

Phú Thọ xác định kinh tế tư nhân (KTTN) là trụ cột trong chiến lược phát triển, với kỳ vọng khu vực này đóng góp trên 60% GRDP và 60% tổng thu ngân sách vào năm 2030.
Người lao động mong tăng lương tối thiểu để ổn định sống

Người lao động mong tăng lương tối thiểu để ổn định sống

Giữa bối cảnh lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng, người lao động Việt Nam đang rất mong mỏi tăng lương tối thiểu để đảm bảo cuộc sống ổn định.