Thứ năm 03/07/2025 15:24
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Tuân thủ 6 quan điểm khi gỡ khó cho dự án điện tái tạo

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh Bộ Công Thương sẽ tuân thủ sáu quan điểm trọng yếu để tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo.
Bài liên quan
Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Động lực mới cho an ninh năng lượng Việt Nam
Ngày 12/12 sẽ diễn ra Hội nghị tháo gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Tại hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã nhìn nhận thực trạng triển khai các dự án trong thời gian qua. Ông cho biết, việc thực hiện chủ trương phát triển năng lượng tái tạo là giải pháp mới, chưa có tiền lệ, trong bối cảnh hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh và kinh nghiệm còn hạn chế, dẫn đến nhiều sai phạm được chỉ ra tại Kết luận số 1027 của Thanh tra Chính phủ. Những sai phạm phổ biến bao gồm việc hưởng cơ chế giá khuyến khích không đúng đối tượng, công nhận ngày vận hành thương mại và giá FIT (biểu giá điện hỗ trợ) khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, cũng như tình trạng chồng lấn quy hoạch khoáng sản.

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Tuân thủ 6 quan điểm khi gỡ khó cho dự án điện tái tạo
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Trước những thách thức này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh Bộ Công Thương sẽ tuân thủ sáu quan điểm trọng yếu để tháo gỡ vướng mắc.

Trước tiên, việc giải quyết khó khăn nhằm tránh lãng phí nguồn lực đầu tư, đồng thời thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết 55-NQ/TW, Quy hoạch điện VIII và cam kết của Việt Nam tại COP26, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và môi trường đầu tư thuận lợi.

Thứ hai, các phương án xử lý sẽ được lựa chọn trên cơ sở đánh giá, so sánh lợi ích kinh tế - xã hội, đồng thời hạn chế tối đa tranh chấp, khiếu kiện và đảm bảo an ninh trật tự, hài hòa lợi ích giữa nhà nước và nhà đầu tư.

Thứ ba, Bộ Công Thương cam kết điều tra, xử lý nghiêm các sai phạm đã bị khởi tố, và tiếp tục xử lý nếu phát hiện tham nhũng, vi phạm trong quá trình tháo gỡ.

Thứ tư, việc xử lý hình sự chỉ là biện pháp cuối cùng nếu không thể áp dụng các giải pháp kinh tế, và các trường hợp không phát hiện hành vi tham nhũng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng sẽ không bị truy cứu hình sự.

Thứ năm, không hợp pháp hóa hay miễn trừ xử lý cho các hành vi vi phạm pháp luật đã gây thiệt hại; đồng thời không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong quá trình tháo gỡ khó khăn.

Cuối cùng, việc giải quyết các vướng mắc phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan theo đúng quy định pháp luật.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng đã đề xuất sáu nhóm giải pháp cụ thể. Đầu tiên, cho phép bổ sung quy hoạch để triển khai các dự án không vi phạm quy định về an ninh quốc phòng và quy hoạch trọng điểm quốc gia. Thứ hai, đối với các sai phạm liên quan đến quy trình, thủ tục đất đai và xây dựng, các chủ đầu tư được hoàn thiện hồ sơ theo quy định pháp luật. Thứ ba, đối với các dự án chồng lấn quy hoạch khoáng sản, thủy lợi hoặc quốc phòng, cần đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội giữa việc thực hiện quy hoạch và dự án, sau đó điều chỉnh hoặc tích hợp quy hoạch để triển khai đồng thời. Thứ tư, các dự án đang hưởng giá FIT nhưng vi phạm quy định sẽ phải xác định lại giá mua bán điện, đồng thời thu hồi các khoản ưu đãi không đúng. Thứ năm, các dự án điện mặt trời mái nhà trên đất nông, lâm nghiệp cần hoàn thiện thủ tục đầu tư trang trại kết hợp với dự án năng lượng tái tạo, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính và khắc phục sai phạm về đất đai; trường hợp vi phạm sẽ bị thu hồi các khoản ưu đãi thông qua bù trừ thanh toán. Cuối cùng, đối với các dự án bị thu hồi giá FIT, cơ quan chức năng sẽ ban hành quy định mới để làm căn cứ xử lý thanh toán.

Việc tháo gỡ khó khăn dựa trên hai nguyên tắc then chốt. Thứ nhất, cơ quan, cấp ngành hoặc địa phương nào có thẩm quyền thì trực tiếp giải quyết; nếu vượt thẩm quyền phải báo cáo cấp cao hơn. Thứ hai, với các dự án đã bị khởi tố, chỉ xử lý sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật. Những giải pháp và nguyên tắc này không chỉ nhằm khôi phục nguồn lực đã đầu tư mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của ngành năng lượng tái tạo, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin bài khác
Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về 'deal' thuế quan đối ứng Mỹ - Việt?

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn cho rằng, việc thỏa thuận được mức thuế đối ứng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là 20% là một thành công và kể cả mức 40% cho hàng transshipping cũng rất tích cực.
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa công bố hướng dẫn xử lý tài chính và tài sản công sau khi sắp xếp theo mô hình hai cấp, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí.
Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Tối 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để trao đổi về quan hệ song phương và đàm phán thương mại, trong đó có nội dung trọng tâm liên quan đến thuế đối ứng giữa hai nước.
Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Điểm nổi bật của Luật PPP sửa đổi và Nghị định ban hành ngày 1/7/2025 mở đường cho đầu tư vào khoa học – công nghệ và chuyển đổi số là phân cấp mạnh, ưu đãi lớn, chỉ định nhà đầu tư có công nghệ chiến lược.
Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ bị phân loại theo 4 mức doanh thu, thay thế thuế khoán nhằm tạo sự minh bạch và bình đẳng giữa hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động.
Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Ngày 30/6/2025, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 4756/BCT-PC nhằm phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021–2025. Văn bản là phản hồi Công văn số 2965/BTP-PB&TG ngày 28/5/2025 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Bộ Tài chính công bố định hướng sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, với thay đổi về thu nhập chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh, miễn thuế ưu đãi và biểu thuế lũy tiến. Mục tiêu là xây dựng chính sách thuế công bằng, minh bạch, hiện đại, trình Quốc hội kỳ họp tháng 10/2025.
Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định: “Bộ Tài chính tiếp thu đầy đủ chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ. Bộ sẽ thực hiện kiểm tra và có báo cáo theo đúng quy định, đảm bảo yêu cầu về tiến độ và nội dung”.
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Dù hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0%, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn gặp khó khi xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng do vướng rào cản phi thuế quan.
Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), đánh dấu một bước chuyển thể chế quan trọng nhằm thúc đẩy sáng tạo, ứng dụng công nghệ và tăng cường bảo hộ kết quả nghiên cứu. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại hai thành phố trọng điểm là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ rào cản phi thuế quan được đánh giá là giúp giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư, tăng trưởng bền vững và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Mức chi tiêu và nhu cầu sử dụng các sản phẩm Halal có xu hướng ngày càng tăng, thúc đẩy tăng quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu dự kiến đạt 3.200 tỷ USD năm 2025, với tốc độ tăng trưởng thị trường bình quân hàng năm đạt 6,2%, nhưng tại sao doanh nghiệp Việt khó tiếp cận?