Bài liên quan |
Xem xét tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận |
Kỷ nguyên xanh, rất cần năng lượng nguyên tử |
Tổng Bí thư Tô Lâm: Ninh Thuận tạo những bứt phá mới trong phát triển kinh tế-xã hội |
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, với quy mô đầu tư ước tính hàng tỉ USD, đang trở thành tâm điểm chú ý khi được Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân công bố tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 7/12.
Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân/ Ảnh Nhật Bắc |
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, Quốc hội vừa thông qua nghị quyết về tiếp tục triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Chính phủ đã giao Bộ Công thương chủ trì nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở pháp lý dựa trên Luật Điện lực sửa đổi vừa được thông qua, đồng thời đề xuất sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử để làm rõ các vấn đề về công nghệ và an toàn.
Một Ban chỉ đạo Chính phủ về dự án điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ được thành lập, do Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban. Điều này cho thấy quyết tâm cao của Chính phủ trong việc đưa dự án chiến lược này vào thực tiễn.
Bên cạnh nỗ lực từ trung ương, Thứ trưởng Tân nhấn mạnh vai trò quan trọng của tỉnh Ninh Thuận trong việc chuẩn bị mặt bằng sạch và tạo sự đồng thuận từ người dân. Đây là yếu tố then chốt để bảo đảm tiến độ và hiệu quả của dự án.
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận mở ra triển vọng to lớn về nguồn năng lượng sạch, ổn định và bền vững cho Việt Nam. Tuy nhiên, ông Tân cũng thẳng thắn chỉ ra các thách thức, bao gồm lựa chọn công nghệ phù hợp, bảo đảm an toàn tuyệt đối và tuân thủ nghiêm ngặt các khuyến nghị từ cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế.
“Dự án sẽ được thực hiện từng bước một cách thận trọng. Công nghệ điện hạt nhân hiện nay rất tiên tiến và đảm bảo an toàn,” ông Tân khẳng định.
Về tổng mức đầu tư, ông Tân cho biết việc xác định mức đầu tư cần nhiều yếu tố. Dự kiến báo cáo sơ bộ, dự án này có quy mô lên tới tỉ USD, vì dự án còn phụ thuộc quy mô, yêu cầu công nghệ, đòi hỏi yêu cầu an toàn cho dự án.
Những lợi ích của dự án, ông Tân cho rằng mang lại nhiều lợi ích. Bao gồm nguồn năng lượng nền, xanh sạch đáp ứng mục tiêu an ninh năng lượng, nguồn năng lượng sạch.
"Điện hạt nhân cũng tạo nguồn năng lượng an toàn cho phát triển kinh tế xã hội cho địa phương và cả nước, tương lai hướng ra xuất khẩu, đặc biệt khi ta đặt ra mục tiêu tăng trưởng cao. Dự án cũng tạo động lực và nền tảng cho phát triển khoa học công nghệ cao, đặc biệt là là khoa học nguyên tử, từ đó thúc đẩy nền công nghiệp và nhân lực chất lượng cao", ông Tân chia sẻ.
Theo báo cáo sơ bộ, quy mô đầu tư dự án lên tới hàng tỉ USD, tùy thuộc vào công nghệ, yêu cầu kỹ thuật và các tiêu chuẩn an toàn. Đây là con số ấn tượng, nhưng dự án cũng hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích chiến lược, từ đảm bảo an ninh năng lượng đến cung cấp nguồn năng lượng xanh và bền vững cho nền kinh tế quốc gia.
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận từng được Quốc hội thông qua vào năm 2009 với kế hoạch xây dựng hai nhà máy, mỗi nhà máy có hai tổ máy, tổng vốn đầu tư ban đầu ước tính khoảng 200.000 tỉ đồng. Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, H.Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận; Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, H.Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Công suất 2 nhà máy trên 4.000 MW, mỗi nhà máy khoảng 2.000 MW. Theo dự kiến, khởi công Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào năm 2014, tổ máy đầu tiên vận hành năm 2020.
Giờ đây, khi dự án được tái khởi động với quy mô lớn hơn, đây sẽ là bước đệm quan trọng cho chiến lược năng lượng quốc gia trong tương lai.