Thứ sáu 17/01/2025 12:22
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc
Năng lượng nguyên tử - Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Kỷ nguyên xanh, rất cần năng lượng nguyên tử

03/12/2024 14:11
Việt Nam đang tăng tốc nền kinh tế với những ngành công nghiệp xanh bền vững, yêu cầu phải có nguồn năng lượng rất lớn. Việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là cấp bách.

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV vừa kết thúc hôm 30/11 sau gần 1 tháng làm việc liên tục và hiệu quả. Kỳ họp đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra, ngoài công tác lập pháp, nhân sự, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, còn thông qua các dự án quan trọng quốc gia và nhiều vấn đề quan trọng khác...

Đặc biệt Quốc hội đã quyết định tiến hành xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, cùng việc tái khởi động dự án phát triển điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Đây là hai dự án rất quan trọng, để góp phần đưa nước ta sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Cả hai dự án này đều là dự án xanh, sạch, trong đó dự án đường sắt tốc độ cao sử dụng hoàn toàn năng lượng điện, cũng là một trong các giải pháp tối ưu trong bối cảnh Việt Nam đang ưu tiên phát triển nền kinh tế carbon thấp, đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như cam kết tại Hội nghị COP26.

Xu thế điện hạt nhân

Năm 2005, tỉnh Ninh Thuận được chọn triển khai xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam và xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải), tổng công suất 4.000MW, với sự hỗ trợ của nhà thầu Nga - Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nhà nước Rosatom. Năm 2009, dự án được Quốc hội thông qua. Năm 2012, Bộ Công Thương công bố quyết định phê duyệt quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy. Dự án dự kiến khởi công năm 2014, sau đó thay đổi thời gian thành năm 2015. Đến tháng 11/2016, Quốc hội ra nghị quyết dừng chủ trương đầu tư dự án.

Việc dừng dự án không phải vì lý do công nghệ, an toàn mà lý do chính là do tình hình kinh tế cụ thể của Việt Nam lúc đó chưa thật sự cần thiết.

điện hạt nhân Ninh Thuận, năng lượng nguyên tử, chuyển đổi, xanh 2
Phối cảnh nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Ảnh: TTXVN

Cũng trong thời đại chuyển đổi kinh tế xanh, từ thái độ rụt rè lo ngại năng lượng hạt nhân sau một vài sự cố như nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) năm 2011, thế giới đã chuyển sang tin tưởng năng lượng này khi ngành điện hạt nhân đã có những bài học kinh nghiệm, liên tục cải tiến và tiếp tục phát triển, đặc biệt khi công nghệ lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ 4 ra đời.

Một trong những đặc điểm chính của lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ 4 là nhiên liệu hạt nhân được đưa vào một quả cầu nhỏ dạng quả bóng tennis và mỗi lò phản ứng có tới 430.000 quả cầu như vậy. Mỗi quả cầu có đường kính 6 cm và bên trong chứa 12.000 hạt nhiên liệu được phủ 1 mm. Bên trong các hạt có lõi nhiên liệu rất nhỏ và 4 lớp giáp gốm. Toàn bộ lớp giáp gốm có thể chịu được nhiệt độ rất cao và trong bất kỳ điều kiện làm việc nào, nhiệt độ của quả cầu nhiên liệu sẽ không vượt quá nhiệt độ mà lớp giáp gốm có thể chịu được.

Theo các chuyên gia, bằng cách này, chất phóng xạ được đảm bảo sẽ không bị rò rỉ ra ngoài, nên rất an toàn phóng xạ.

Nhà máy điện hạt nhân thế hệ thứ 4 đầu tiên trên thế giới Huaneng Shandong Shidao Bay ở tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc đã đi vào hoạt động thương mại ngày 6/12/2023 và đang vận hành tốt.

điện hạt nhân Ninh Thuận, năng lượng nguyên tử, chuyển đổi, xanh 1

Lắp đặt module lõi của lò phản ứng module nhỏ (SMR) thương mại đầu tiên trên thế giới, Linglong One, ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển điện hạt nhân thế hệ thứ 4. Ảnh: CNNC

Tại Mỹ, Kairos Power cũng đã khởi công xây dựng lò phản ứng thử nghiệm công suất thấp Hermes ở Oak Ridge, bang Tennessee, sử dụng thiết kế tầng sỏi TRISO và làm mát bằng muối fluoride nóng chảy, giúp vận hành an toàn hơn.

Nga cũng đang xây dựng nhiều nhà máy điện hạt nhân thế hệ 3+, an toàn và hiện đại.

Xu hướng thế giới cũng đang có tham vọng về điện hạt nhân an toàn. Để đảm bảo an ninh năng lượng và đạt mục tiêu giảm phát thải bằng 0 vào năm 2050, nhiều quốc gia trên thế giới như Nga, Trung Quốc, EU,... tiếp tục đẩy mạnh phát triển điện hạt nhân an toàn.

Điện hạt nhân là một nguồn điện nền, thường có quy mô lớn và phát thải ít CO2 hơn than đá tới 70 lần, khí đốt 40 lần, điện mặt trời 4 lần, ít hơn thủy điện 2 lần và bằng với điện gió.

Báo cáo về kinh nghiệm quốc tế và phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam của Viện Năng lượng (Bộ Công thương) mới đây cho thấy, Canada, Trung Quốc, Anh và một số nước EU đều có kế hoạch phát triển các lò phản ứng hạt nhân mới.

Đặc biệt, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc còn coi năng lượng hạt nhân là một phần quan trọng trong chiến lược bảo vệ an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính.

Mỹ là quốc gia dẫn đầu về phát triển điện hạt nhân, với 94 lò tại hơn 50 nhà máy điện hạt nhân trên toàn quốc, tổng công suất gần 97 GW, đóng góp khoảng 20% tổng sản lượng điện hàng năm. Gần đây, Mỹ bắt đầu xây dựng các lò mới tiên tiến thế hệ III+ là AP1000.

Mỹ cũng có thỏa thuận hợp tác với Ấn Độ để triển khai xây dựng 6 lò AP-1000 tại Ấn Độ; hợp tác với Ukraine trong chế tạo nhiên liệu hạt nhân, thỏa thuận với Bulgaria về tiếp tục dự án Belene và gần đây là với Ba Lan để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên dùng công nghệ AP1000...

Trong vòng 18 năm tới, để đảm bảo năng lượng quốc gia, Nga dự kiến sẽ xây dựng 11 nhà máy điện hạt nhân mới với các công nghệ và công suất khác nhau, kể cả thay thế các nhà máy cũ. Tập đoàn Rosatom khẳng định kế hoạch xây dựng 28 GW điện hạt nhân mới là mục tiêu đầy tham vọng của Nga nhằm cung cấp năng lượng sạch cho các khu vực đất nước trong nhiều thập kỷ tới và tạo cơ sở phát triển kinh tế mạnh mẽ.

Trước đó, Tổng thống Nga Putin từng tuyên bố đến năm 2045, tỷ trọng năng lượng hạt nhân trong cân bằng năng lượng tổng thể của Nga sẽ tăng lên 25%.

Trung Quốc là quốc gia phát triển về điện hạt nhân mạnh mẽ nhất. Tính đến tháng 9/2023, Trung Quốc có 55 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động (không bao gồm Đài Loan), với công suất lắp đặt đạt gần 57.000 GWe. Sản lượng điện hạt nhân của Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm 10% tổng lượng điện toàn quốc.

Phần Lan, một quốc gia “xanh”, điện gió ngoài khơi và điện hạt nhân chiếm phần lớn nguồn cung năng lượng tại quốc gia Bắc Âu này nhưng tháng 4/2023, lò phản ứng hạt nhân lớn nhất châu Âu ở Phần Lan là Olkiluoto 3 hoạt động trở lại sau khi bị đình trệ suốt 18 năm qua.

Một số quốc gia mới nổi như UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh lần đầu tiên xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân. Các nước khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan... cũng bắt đầu quan tâm đến điện hạt nhân.

Tại sao Việt Nam cần có điện hạt nhân?

Nước ta đang xây dựng một nền kinh tế xanh, tuần hoàn, hướng tới NetZero vào năm 2050 như đã cam kết tại COP26. Một chiến lược đầu tư năng lượng xanh từ điện mặt trời, điện gió, điện gió ngoài khơi đang được tiến hành và được thể hiện cụ thể trong Quy hoạch Điện VIII.

Năng lượng tái tạo đang và sẽ phát triển mạnh mẽ, nhưng do đặc điểm của nó là thiếu ổn định để đáp ứng lâu dài cho nền kinh tế đang phát triển nhanh. Do vậy Việt Nam cần có điện hạt nhân để làm nguồn điện nền cho hệ thống điện quốc gia.

Việt Nam đang hướng tới một nền kinh tế chất lượng cao và xanh hóa để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Trong đó nhiều ngành công nghiệp như bán dẫn, giao thông xanh, cảng xanh, thép xanh, dệt may xanh…, đặc biệt là công nghệ bán dẫn…, đòi hỏi tốn rất nhiều năng lượng.

Theo tính toán của các chuyên gia, nhu cầu tiêu thụ điện của nước ta tăng 12 - 13% mỗi năm, dự kiến tổng công suất hệ thống điện sẽ cần bổ sung khoảng 70 GW vào năm 2030 và từ 400 - 500 GW vào năm 2050. Đó là con số khổng lồ, để đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghiệp.

Lấy ví dụ công nghiệp bán dẫn mà nước ta đang hướng tới. Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đặt ra đến năm 2030 phải có ít nhất 100 doanh nghiệp thiết kế, có ít nhất 1 nhà máy chế tạo chip bán dẫn quy mô và 10 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn… Doanh thu bán dẫn đạt 25 tỉ USD, tăng lên 100 tỉ USD với 3 nhà máy chế tạo chip bán dẫn, 300 doanh nghiệp thiết kế vào năm 2050. Riêng ngành công nghiệp điện tử đến năm 2050 phải đạt trên 1.000 tỉ USD.

Với các mục tiêu trên là đầy tham vọng như vậy, Việt Nam rất cần tăng sản lượng điện một cách bền vững. Đây là ngành sử dụng điện năng cực lớn, hơn cả ngành lọc dầu hay sản xuất ô tô. Để các nguyên liệu thô trở thành chip thành phẩm thường mất trung bình 85 ngày và cần tới 300 hoạt động riêng biệt. Một nhà máy lớn có thể sử dụng tới 100 megawatt điện mỗi giờ.

Hãng tin Reuters đầu tháng 11/2024 đưa tin tập đoàn Intel của Mỹ đã dừng tham vọng đầu tư thêm 1 tỷ USD để mở rộng cơ sở sản xuất chip tại Việt Nam bởi lo ngại nguồn cung ứng điện không ổn định.

Trong bối cảnh Việt Nam muốn tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất chip của thế giới, năng lượng là một vấn đề đáng lưu tâm. Chỉ riêng gã khổng lồ TSMC của Đài Loan trong năm 2022 đã tiêu thụ gần 22.000 GWh năng lượng, theo Statista. Lượng điện năng khổng lồ này vượt xa khả năng cung ứng của Việt Nam, khi tính đến cuối 2022, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống của nước ta là 268,4 tỷ kWh. Đây rõ ràng là một thức thức để Việt Nam thu hút được các “đại bàng” trong ngành chip thế giới, mà cú rút lui của Intel là bài học nhãn tiền.

Chuyển đổi số cả nền kinh tế cũng cần rất nhiều năng lượng, đặc biệt chuyển đổi AI (trí tuệ nhân tạo). Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán năm 2026, lượng điện năng tiêu thụ của các trung tâm dữ liệu trên thế giới sẽ gấp đôi so với năm 2022: 1000 terawatt, tương đương tiêu thụ điện năng hiện tại của cả nước Nhật.

Việt Nam đang làm cuộc cách mạng chuyển đổi số mạnh mẽ, toàn diện, tin học hóa các trụ cột kinh tế. Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam lọt vào nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới, xếp thứ 3 trong ASEAN về chính phủ điện tử và kinh tế số. Giai đoạn tiếp theo là tự động hóa các ngành, lĩnh vực kinh doanh, sau đó là giai đoạn chuyển đổi AI để tăng năng suất lao động.

Việc khởi động dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận có thể chậm, bởi làm điện hạt nhân không thể chỉ trong 1 - 3 năm như điện gió, điện mặt trời. Phải ít nhất phải mất 12 - 15 năm nữa hai nhà máy này mới phát điện thương mại. Và ngay từ bây giờ các cơ quan chức năng phải nghiên cứu quy hoạch hệ thống điện hạt nhân của nước ta, để đáp ứng yêu cầu tăng tốc cho nền kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đang bắt đầu.

Tin bài khác
Trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng:

Trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng: ''Cú hích'' thúc đẩy kinh tế Việt Nam vươn mình

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết, Trung tâm tài chính là vấn đề mới, đóng vai trò quan trọng như một "cú hích" của nền kinh tế, thúc đẩy để Việt Nam vươn mình cất cánh.
Hải Phòng đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 8.000 tỷ đồng

Hải Phòng đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 8.000 tỷ đồng

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tràng Duệ 3 thành phố Hải Phòng tổng mức đầu tư 8.094,4 tỷ đồng do nhà đầu tư là Công ty cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng làm chủ đầu tư.
Phải trình chính sách giảm thuế, phí, lệ phí trong tháng 2/2025

Phải trình chính sách giảm thuế, phí, lệ phí trong tháng 2/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Tài chính sớm nghiên cứu và trình cấp có thẩm quyền các chính sách giảm thuế, phí, lệ phí hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Duyệt kế hoạch cung cấp điện theo 3 kịch bản điện sản xuất và nhập khẩu

Duyệt kế hoạch cung cấp điện theo 3 kịch bản điện sản xuất và nhập khẩu

Bộ Công Thương đã phê duyệt kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia theo 3 kịch bản về sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu.
Phê duyệt nhiệm vụ, lâp Quy hoạch Cảng hàng không Gia Bình – Bắc Ninh

Phê duyệt nhiệm vụ, lâp Quy hoạch Cảng hàng không Gia Bình – Bắc Ninh

Quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch Cảng hàng không Gia Bình mở ra cơ hội lớn cho phát triển hạ tầng giao thông, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế Bắc Ninh.
Sắp có quy định về quản lý trao đổi tín chỉ carbon ra nước ngoài

Sắp có quy định về quản lý trao đổi tín chỉ carbon ra nước ngoài

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng Nghị định quản lý hoạt động trao đổi tín chỉ carbon ra nước ngoài, nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế trong giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường.
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước trong Quý II/2025

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước trong Quý II/2025

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo, cơ quan đại diện kiểm tra triển khai Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước.
Chỉ tiêu công nghiệp, thương mại năm 2025 cho ngành Công Thương

Chỉ tiêu công nghiệp, thương mại năm 2025 cho ngành Công Thương

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP, đề xuất trọng tâm là thúc đẩy thị trường trong nước thông qua kết nối cung-cầu, xúc tiến thương mại.
Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án sân bay Long Thành

Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án sân bay Long Thành

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo rà soát và đẩy nhanh tiến độ sân bay Long Thành, yêu cầu hoàn thành đồng bộ các công trình và đánh giá hiệu quả kinh tế khi rút ngắn tiến độ.
Hợp tác giữa Green Power và Huawei: Bước tiến lớn trong phát triển điện năng lượng mặt trời 100MWp

Hợp tác giữa Green Power và Huawei: Bước tiến lớn trong phát triển điện năng lượng mặt trời 100MWp

Ngày 13/1/2025, một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực năng lượng sạch đã được thực hiện khi Công ty Green Power (Việt Nam) và Tập đoàn Huawei (Trung Quốc) chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác phát triển dự án năng lượng mặt trời với tổng công suất 100MWp. Đây là một sự kiện đánh dấu bước khởi đầu cho mối quan hệ chiến lược giữa hai công ty lớn trong ngành công nghiệp năng lượng tái tạo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Doanh nghiệp là "đầu tàu" trong hệ sinh thái KH-CN, ĐMST và chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Doanh nghiệp là "đầu tàu" trong hệ sinh thái KH-CN, ĐMST và chuyển đổi số

Tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng 13/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh các nội dung và tinh thần của Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22-12-2024 của Bộ Chính trị.
Quốc hội sẽ hoàn thiện 37 luật thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Quốc hội sẽ hoàn thiện 37 luật thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Sáng ngày 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày chuyên đề quan trọng về chủ trương, giải pháp thể chế nhằm thúc đẩy các lĩnh vực này.
Tăng cường tài chính và hợp tác để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng xanh tại Việt Nam

Tăng cường tài chính và hợp tác để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng xanh tại Việt Nam

Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu, sự tham gia của các tổ chức tài chính và nhà đầu tư tư nhân đang ngày càng trở thành yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Giải pháp đột phá hướng tới tăng trưởng GDP 2 con số

Giải pháp đột phá hướng tới tăng trưởng GDP 2 con số

Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam lần thứ 17 (VESF 2025) vừa diễn ra với chủ đề tập trung vào các giải pháp đột phá nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng cao và phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới. Diễn đàn đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới chuyên gia và doanh nghiệp với nhiều đề xuất mang tính đột phá.
Kẹt xe, ùn tắc giao thông gây thiệt hại kinh tế rất lớn

Kẹt xe, ùn tắc giao thông gây thiệt hại kinh tế rất lớn

Kẹt xe khiến TP.HCM thiệt hại 6 tỷ USD, Hà Nội 1-1,2 tỷ USD mỗi năm. Điều này đẩy chi phí logistics tăng cao, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.