Thứ tư 23/04/2025 17:39
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Phát triển kinh tế tư nhân: Tư duy kinh tế thị trường là yếu tốt quyết định

18/03/2025 17:19
Trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục thực hiện những cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế, vai trò của kinh tế tư nhân ngày càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, như TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn - Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright nhấn mạnh trên KTSG Online, sự phát triển này không thể thiếu tư duy kinh tế thị trường. Nếu thiếu tư duy kinh tế thị trường đúng đắn, kinh tế tư nhân không chỉ bị kìm hãm mà còn có thể gây ra những bất ổn kéo dài.
TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright. Ảnh: Fulbringht
TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright. Ảnh: Fulbringht

Kinh tế thị trường là gì?

Theo TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, thực tế cho thấy nhiều nhà quản lý kinh tế vẫn chưa thực sự hiểu đúng bản chất của nền kinh tế thị trường. Trong một hệ thống kinh tế thị trường, các quyết định kinh tế được điều chỉnh chủ yếu bởi quy luật cung – cầu và giá cả, thay vì các mệnh lệnh hành chính từ Nhà nước.

Những nguyên lý cốt lõi của nền kinh tế thị trường bao gồm:

Giá cả do thị trường quyết định: Hàng hóa và dịch vụ phải được định giá thông qua sự tương tác giữa cung và cầu, không phải do Nhà nước áp đặt.

Quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh: Doanh nghiệp và cá nhân có quyền tự do sản xuất, kinh doanh, đầu tư và tiêu dùng theo nguyên tắc thị trường, thay vì bị kiểm soát bởi các rào cản hành chính.

Vai trò của Nhà nước: Không trực tiếp chỉ huy nền kinh tế mà tập trung vào việc hỗ trợ, tạo ra môi trường pháp lý minh bạch, duy trì ổn định vĩ mô, sửa chữa thất bại của thị trường và đảm bảo công bằng.

Sau gần 40 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam vẫn tồn tại nhiều yếu tố của cơ chế kế hoạch hóa. Nhà nước vẫn sử dụng quá nhiều công cụ hành chính để kiểm soát thị trường và điều tiết doanh nghiệp, thay vì để quy luật cung – cầu vận hành tự nhiên. Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân vẫn bị hạn chế bởi những rào cản pháp lý, nhiều khi mang tính tùy tiện.

Theo TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn: "Phát triển kinh tế tư nhân với một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa không có nghĩa là Nhà nước hoàn toàn đứng ngoài, mà Nhà nước vẫn có vai trò định hướng, tạo ra khung pháp lý và điều tiết vĩ mô. Tuy nhiên, sự điều tiết này phải dựa trên nguyên tắc thị trường, không phải bằng mệnh lệnh hành chính, mà phải bằng các công cụ kinh tế, chẳng hạn như thuế, phí hay các công cụ tiền tệ.

Trong hầu hết các chính sách cần phải nghĩ đến thuế như một công cụ kinh tế hữu hiệu để điều tiết các quan hệ kinh tế của thị trường, các giao dịch và hợp đồng của tư nhân, bao gồm cả việc tái phân phối và chuyển hóa giữa lợi ích kinh tế của Nhà nước với lợi ích tài chính của thị trường và doang nghiệp.

Chúng ta biết rằng Nhà nước có hai chức năng cơ bản là sửa chữa các thất bại của thị trường và tái phân phối. Các chức năng này được thể hiện qua vai trò của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh của người dân và đảm bảo thực thi hợp đồng cho doanh nghiệp; đồng thời phải giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch và công bằng; tham gia đầu tư vào những lĩnh vực mà thị trường không thể tự phân bổ hiệu quả (như giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng)".

Chuyên gia Đỗ Thiên Anh Tuấn nhấn mạnh rằng nếu tư duy kinh tế thị trường chưa thực sự thấm nhuần, vai trò của Nhà nước dễ bị hiểu sai, dẫn đến hai thái cực: hoặc can thiệp quá mức, hoặc buông lỏng quản lý – cả hai đều gây bất ổn cho nền kinh tế.

Kinh tế tư nhân – Trụ cột chủ đạo của nền kinh tế

Trong một nền kinh tế thị trường, khu vực kinh tế tư nhân không chỉ là động lực chính của tăng trưởng mà còn đóng vai trò then chốt trong đổi mới, tạo việc làm và đóng góp vào ngân sách quốc gia. Khi kinh tế tư nhân phát triển, nền kinh tế sẽ năng động hơn, sáng tạo hơn và cạnh tranh lành mạnh hơn.

"Một nền kinh tế muốn phát triển mạnh mẽ không thể để doanh nghiệp tư nhân giống như những hạt giống tốt bị gieo trên mảnh đất cằn cỗi của nền kinh tế kế hoạch hóa và cơ chế chỉ huy. Nếu môi trường kinh doanh không được cải thiện thì dù có tiềm năng lớn đến đâu, doanh nghiệp cũng sẽ bị kiệt quệ hoặc mất khả năng cạnh tranh.

Thực tế ở nhiều quốc gia cho thấy, nơi nào tạo ra được một hệ sinh thái thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân – với chính sách khuyến khích đầu tư, thủ tục hành chính đơn giản, chi phí tuân thủ thấp, quyền tài sản và quyền tự do kinh doanh được bảo đảm – thì nền kinh tế ở đó sẽ bứt phá mạnh mẽ", ông Tuấn cho biết.

Để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Việt Nam cần đảm bảo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, nơi sáng tạo và cạnh tranh thực sự trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng. Nhà nước cần tập trung vào tạo lập hệ sinh thái thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chính sách khuyến khích đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, bảo vệ quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh.

Chuyên gia Đỗ Thiên Anh Tuấn ví von: "Nếu chúng ta mua một chiếc máy bay nhưng vẫn giữ tư duy đi xe đạp, thì dù có phương tiện hiện đại, nó cũng chỉ chạy loanh quanh trên mặt đất chứ không thể cất cánh". Sau bốn thập niên đổi mới, đã đến lúc Việt Nam cần có một bước chuyển tư duy mạnh mẽ hơn, thực sự thoát khỏi những di sản của cơ chế kế hoạch hóa để bước vào kỷ nguyên phát triển mới.

"Chỉ khi nào tư duy kinh tế thị trường trở thành nền tảng, kinh tế tư nhân trở thành động lực chủ đạo, chúng ta mới có thể có được một nền kinh tế thị trường hiện đại, thực chất; kinh tế tư nhân mới có thể phát triển bừng nở, đất nước mới trở nên hùng cường và thịnh vượng được", ông Tuấn nhấn mạnh.

Tin bài khác
PGS. TS Phan Đăng Tuất: Phát triển công nghệ phải đúng, trúng và không manh mún

PGS. TS Phan Đăng Tuất: Phát triển công nghệ phải đúng, trúng và không manh mún

PGS. TS Phan Đăng Tuất cho rằng, Việt Nam cần sử dụng hiệu quả ngân sách 3% GDP để phát triển công nghệ, tập trung đúng lĩnh vực trọng yếu, tránh lãng phí nguồn lực và xây dựng nền tảng tự chủ kỹ thuật.
TS. Nguyễn Văn Đính: Gỡ vướng cấp chứng chỉ môi giới là mệnh lệnh thị trường

TS. Nguyễn Văn Đính: Gỡ vướng cấp chứng chỉ môi giới là mệnh lệnh thị trường

Theo TS. Nguyễn Văn Đính ngành môi giới đang bị kìm hãm bởi điểm nghẽn tổ chức thi sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề, cần tháo gỡ ngay để khơi thông dòng chảy nhân lực thị trường bất động sản .
Cải thiện sức mua phải bắt đầu từ thu nhập và khâu phân phối hàng hóa

Cải thiện sức mua phải bắt đầu từ thu nhập và khâu phân phối hàng hóa

Muốn phục hồi sức mua bền vững, cần bắt đầu từ việc nâng cao thu nhập cho người lao động, chấn chỉnh hệ thống phân phối hàng hóa, và xử lý triệt để vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng đang làm xói mòn niềm tin người tiêu dùng, theo ông Vũ Vinh Phú - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội.
Việt Nam có thể thu 50 tỷ USD/năm nhờ nuôi cá biển công nghiệp

Việt Nam có thể thu 50 tỷ USD/năm nhờ nuôi cá biển công nghiệp

Với tiềm năng từ 1 triệu km2 từ diện tích biển, Việt Nam có thể sản xuất 10 triệu tấn cá mỗi năm, tương đương 50 tỷ USD nếu phát triển nuôi thủy sản theo hướng công nghiệp hóa.
TS. Bạch Tân Sinh: “Để hiện thực hóa Nghị quyết 57, doanh nghiệp cần chủ động đặt đầu bài"

TS. Bạch Tân Sinh: “Để hiện thực hóa Nghị quyết 57, doanh nghiệp cần chủ động đặt đầu bài"

Theo TS. Bạch Tân Sinh, Nghị quyết 57 mở ra cơ hội để doanh nghiệp chủ động đặt đầu bài, định hướng các công trình khoa học-công nghệ phục vụ nhu cầu thực tiễn.
Phó Giám đốc NIC Đỗ Tiến Thịnh: Cần xây dựng chiến lược phát triển ngành bán dẫn

Phó Giám đốc NIC Đỗ Tiến Thịnh: Cần xây dựng chiến lược phát triển ngành bán dẫn

Phó Giám đốc NIC Đỗ Tiến Thịnh khẳng định ngành bán dẫn là chìa khóa để Việt Nam làm chủ công nghệ, nâng tầm kinh tế và an ninh quốc gia trong tương lai gần.
TS. Hoàng Việt Hà: Bán dẫn và AI “trụ cột” đưa Việt Nam bứt phá

TS. Hoàng Việt Hà: Bán dẫn và AI “trụ cột” đưa Việt Nam bứt phá

Theo TS. Hoàng Việt Hà công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo sẽ là hai trụ cột đưa Việt Nam bứt phá. Việt Nam có cơ hội lớn nhờ dân số trẻ và dòng vốn đầu tư ngoại.
Chủ tịch HoREA: Đề xuất “trải thảm đỏ” để Phú Quốc sẵn sàng cho APEC 2027

Chủ tịch HoREA: Đề xuất “trải thảm đỏ” để Phú Quốc sẵn sàng cho APEC 2027

Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu đề xuất loạt cơ chế đặc thù giúp Phú Quốc bứt phá, sẵn sàng cho APEC 2027, hướng đến trở thành điểm đến du lịch hàng đầu Đông Nam Á và toàn cầu.
GS.TS Trần Thanh Hải: “Việt Nam cần thiết lập danh mục khoáng chất thiết yếu”

GS.TS Trần Thanh Hải: “Việt Nam cần thiết lập danh mục khoáng chất thiết yếu”

Tại Tọa đàm "Chính sách đặc biệt để phát triển công nghệ chiến lược quốc gia", GS.TS Trần Thanh Hải đề xuất, việc thiết lập danh mục khoáng chất thiết yếu là cấp thiết để bảo đảm an ninh nguyên liệu và chiến lược quốc gia.
GS.TS Lê Anh Tuấn: Muốn Việt Nam bứt phá, phải đầu tư đúng vào công nghệ cốt lõi

GS.TS Lê Anh Tuấn: Muốn Việt Nam bứt phá, phải đầu tư đúng vào công nghệ cốt lõi

Tại buổi tọa đàm, GS.TS Lê Anh Tuấn- Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội đã có những chia sẻ sâu sắc về những nhóm công nghệ nền tảng mà Việt Nam cần ưu tiên đầu tư, phát triển trong thời gian tới.
"Liên kết đại học – doanh nghiệp là chìa khóa xây dựng ngành bán dẫn Việt Nam"

"Liên kết đại học – doanh nghiệp là chìa khóa xây dựng ngành bán dẫn Việt Nam"

Đây cũng là đề xuất của GS.TS Trần Xuân Tú - Viện trưởng, Viện Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội tại Tọa đàm khoa học “Chính sách đặc biệt để phát triển công nghệ chiến lược quốc gia” diễn ra sáng ngày 17/4.
GS. TS Nguyễn Đình Đức: Đổi mới sáng tạo là chìa khóa phát triển

GS. TS Nguyễn Đình Đức: Đổi mới sáng tạo là chìa khóa phát triển

Theo GS. TS Nguyễn Đình Đức, vai trò của đổi mới sáng tạo, công nghệ cao và cơ chế pháp lý trong việc đưa Việt Nam vươn lên dẫn đầu trong cách mạng công nghiệp mới và xã hội thông minh.
GS. TSKH Hồ Tú Bảo: Cần đổi mới tư duy về khoa học công nghệ

GS. TSKH Hồ Tú Bảo: Cần đổi mới tư duy về khoa học công nghệ

GS. TSKH Hồ Tú Bảo nhấn mạnh vai trò của dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, kêu gọi Việt Nam thay đổi tư duy phát triển khoa học công nghệ theo hướng gắn với sản xuất và chiến lược quốc gia.
Nghệ sĩ không thể đứng ngoài trách nhiệm khi quảng cáo sai sự thật

Nghệ sĩ không thể đứng ngoài trách nhiệm khi quảng cáo sai sự thật

PGS.TS Bùi Hoài Sơn – Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội – khẳng định trên TPO, nghệ sĩ không thể vô can khi tham gia vào các hoạt động quảng cáo có dấu hiệu sai phạm. Một khi sản phẩm xảy ra vấn đề, việc biện minh là “chỉ đọc kịch bản” là không thể chấp nhận.
TS. Trương Anh Tuấn: Người trẻ cần được hỗ trợ mua nhà đúng cách

TS. Trương Anh Tuấn: Người trẻ cần được hỗ trợ mua nhà đúng cách

TS. Trương Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nhấn mạnh cần định nghĩa rõ "người trẻ" và đề xuất giải pháp phát triển nhà ở xã hội hiệu quả hơn.