Phân hóa lợi nhuận ngành bảo hiểm phi nhân thọ
- 165
- Kinh doanh
- 23:35 18/05/2022
DNHN - Trong quý I có 4/11 doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn có lợi nhuận trước thuế suy giảm. Đáng chú ý, lợi nhuận ròng quý I của PTI (Tổng Công ty CP Bảo hiểm Bưu điện) có mức giảm mạnh nhất.
Quý I/2022, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của 11 doanh nghiệp bảo hiểm trên cả 3 sàn HOSE, HNX, UPCoM đạt 16.185 tỷ đồng, tăng 754 tỷ đồng, tương đương tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, tổng lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp lại giảm 5%, còn 774 tỷ đồng do tỷ lệ tăng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm cao hơn so với doanh thu với mức tăng 14%, lên gần 15.411 tỷ đồng. Dù vậy, lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn tăng 9% so cùng kỳ, lên 1.443 tỷ đồng.
Nguyên nhân thúc đẩy lợi nhuận của các doanh nghiệp bảo hiểm chính là hoạt động tài chính có lãi tăng 3% trong quý I, đạt 2.492 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp bảo hiểm đạt 2.854 tỷ đồng tổng doanh thu tài chính, tăng 4% so với cùng kỳ, trong khi chi phí tài chính tăng mạnh 13%, lên 364 tỷ đồng nhưng lợi nhuận gộp tài chính vẫn tăng nhẹ 3%, lên 2.492 tỷ đồng.
Đi vào chi tiết từng doanh nghiệp, có 4/11 doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn có lợi nhuận trước thuế suy giảm. Đáng chú ý, lợi nhuận ròng quý I của PTI (Tổng Công ty CP Bảo hiểm Bưu điện) có mức giảm mạnh nhất.
Kết quả này đến từ lợi nhuận gộp kinh doanh bảo hiểm của PTI giảm mạnh đến 83% so với cùng kỳ, còn hơn 28 tỷ đồng, do các chi phí (bồi thường bảo hiểm, chi phí khác và dự phòng dao động lớn) tăng 28% trong khi doanh thu phí bảo hiểm thuần chỉ tăng 17%. Hơn nữa, hoạt động tài chính của PTI cũng có lợi nhuận giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ, còn hơn 71 tỷ đồng.
Trái lại, với lợi nhuận trước thuế hơn 19 tỷ đồng, gấp 9,3 lần quý I/2021, AIC (Tổng Công ty CP Bảo hiểm Hàng không) dẫn đầu tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong quý I năm nay.
Theo giải trình của AIC, có được kết quả này là do trong kỳ Công ty thực hiện các chương trình thúc đẩy khai thác bảo hiểm dẫn đến doanh thu phí bảo hiểm thuần tăng 87% so cùng kỳ, lên gần 517 tỷ đồng; qua đó giúp lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt hơn 55 tỷ đồng, tăng đến 91% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, Tổng Công ty CP Bảo hiểm Bảo Long là doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm dù chỉ mới đi qua quý đầu năm.
Việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ ngày 01/12/2021 đến 31/05/2022 sẽ là động lực giúp doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới tăng trưởng tốt trong 2 quý đầu năm để hưởng lợi từ chính sách.
Đồng thời, tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm còn đến từ việc các doanh nghiệp bảo hiểm đang đẩy mạnh đa dạng hóa các kênh bán hàng, nâng dần tỷ trọng doanh thu từ kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng và kênh bảo hiểm số. Ngoài ra, việc phát triển kênh bán hàng online cũng đã có được căn cứ pháp lý rõ ràng hơn khi Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử đã được hợp pháp hóa đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (có hiệu lực từ ngày 01/03/2021 theo Nghị định 03/2021/NĐ-CP) và bảo hiểm cháy nổ bắt buộc (có hiệu lực từ ngày 23/12/2021 theo Nghị định 97/2021/NĐ-CP).
Thực tế, bảo hiểm là ngành có tương quan nhất định đối với tăng trưởng kinh tế, do đó chịu ảnh hưởng bởi tốc độ tăng trưởng chung của thị trường. Theo định hướng của Chính phủ, mức tăng trưởng GDP mục tiêu cho năm 2022 là 6 - 6.5%. Nếu đạt được mức này sẽ góp phần giúp gia tăng nhu cầu cho các sản phẩm bảo hiểm bán buôn như bảo hiểm tài sản cho các dự án đầu tư công, bảo hiểm hàng hóa cho các hoạt động xuất nhập khẩu, bảo hiểm cháy nổ cho các dự án xây dựng.
Thời gian tới, thị trường này đang đứng trước cơ hội lớn hơn để khẳng định vai trò và tiềm năng phát triển mạnh mẽ, bền vững khi Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi được ban hành và có hiệu lực.
PV
Bài liên quan
- Mỗi năm phải sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa để bảo đảm an ninh lương thực
- Đặt mục tiêu đưa nợ xấu toàn hệ thống về dưới mức 3%
- Các chủ nhà máy thép của Trung Quốc đang cảm thấy tồi tệ khi nhu cầu bị ảnh hưởng
- Việt Nam được dự đoán là quốc gia có triển vọng tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2022
- Đầu tư công: Căn bệnh “bốc thuốc” và sợ trách nhiệm
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Chọn cán bộ không vội vàng"
- Chính phủ đặt mục tiêu nợ công của Việt Nam tới năm 2030 không quá 60% GDP
- Việt Nam đã chiếm 9,6% thị phần cà phê nhập khẩu của Hoa Kì
- Khách du lịch đổ xô trở lại Đông Nam Á, nhưng sự phục hồi mạnh mẽ đang có dấu hiệu rạn nứt
- Đề xuất các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu
- UAE - thị trường tiềm năng cho lao động Việt Nam
- ASEAN - Canada: Nâng tầm và phát triển toàn diện quan hệ đối tác
- UOB: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có thể ở mức 3,7% vào năm 2022
- Các công ty fintech triển khai hệ thống thanh toán mới tại thị trường Đông Nam Á
- Ấn Độ được coi là một giải pháp thay thế để đầu tư chip trong bối cảnh rủi ro khu vực
- Lạm phát ở Anh đạt kỷ lục 40 năm, cao nhất trong nhóm G7
- Doanh nghiệp chưa thụ hưởng chương trình hỗ trợ lãi vay 2%
- Triển vọng báo chí số: Sự lên ngôi của phát thanh
- Hơn 1 thập kỷ TH true MILK: Dòng sữa sạch từ trang trại đạt kỷ lục thế giới
- Tập đoàn TH: Ứng dụng công nghệ 4.0 vào cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới
#doanh thu bảo hiểm

Nhiều công ty bảo hiểm dự báo lợi nhuận tăng trưởng âm năm 2022
Thông tin từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, xem xét các yếu tố bất lợi đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam mới nổi lên gần đây, tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ có thể sẽ chậm lại trong các tháng tới.
Đọc thêm Kinh doanh
Thủ tục hành chính mỗi nơi hiểu một kiểu khiến doanh nghiệp chạy lòng vòng
Thực tế có nhiều trường hợp cơ quan chức năng mỗi nơi hiểu quy định của Nhà nước một cách khác nhau, khiến DN phải chạy lòng vòng, mất rất nhiều thời gian mà không cơ quan nào giải quyết.
Vietnam Airlines đặt mục tiêu kinh doanh 2022 lỗ 9.300 tỷ đồng
Vietnam Airlines lên kế hoạch kinh doanh năm nay đạt doanh thu công ty mẹ 45.252 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Dù doanh thu tăng, công ty vẫn dự kiến lỗ ròng 9.335 tỷ đồng. Mức lỗ này đã giảm 23,5% so với khoản lỗ năm 2021.
WinMart giảm giá lên đến 50% hàng loạt sản phẩm
Giá xăng tăng kỷ lục đã gây nhiều biến động về giá cả trên thị trường hàng hóa, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt chi tiêu của người dân. Trước tình hình này, các nhà bán lẻ lớn đã thực hiện nhiều giải pháp kìm giá, “tung” nhiều khuyến mại đối với mặt hàng nhu yếu phẩm nhằm chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng, kích cầu mua sắm trong dịp hè.
Ngành Thuế vẫn thất thu từ Google và Facebook
Việc quản lý thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân từ cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử dù có sự chuyển biến nhưng số thu này chưa tương xứng với doanh thu khủng của các nền tảng kinh doanh xuyên biên giới ở Việt Nam như Google, Facebook hay Netflix.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới có thể lên 256,1 nghìn tỷ vào năm 2026
Nếu coi “Thương mại điện tử B2C” như là một ngành hàng xuất khẩu thì đây sẽ là ngành xuất khẩu thế mạnh đứng thứ 5 tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới.
Khó khăn và thách thức trong quá trình công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay
Đẩy mạnh phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực, thế giới. Quá trình này đã góp phần đem lại cho đất nước những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; tuy nhiên, như Đại hội XIII kiểm điểm: “công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa đạt được mục tiêu đề ra”.
Hạt điều Việt Nam cạnh tranh gay gắt tại thị trường Trung Quốc
Một trong những khó khăn lớn nhất của ngành điều Việt Nam hiện nay là phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ tại thị trường Trung Quốc.
Có doanh nghiệp Việt xuất gỗ sang Canada phải chịu mức thuế gần 200%
Canada hiện được biết đến là một trong 10 nhà sản xuất đồ nội thất hàng đầu trên thế giới và là quốc gia có truyền thống lâu đời trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do nhập khẩu tăng nhanh và xuất khẩu giảm, Canada đã trở thành nước nhập khẩu ròng các sản phẩm đồ nội thất.
Năng lượng và lương thực thực phẩm - tâm điểm đầu tư
Năng lượng và lương thực thực phẩm đang là tâm điểm đầu tư trên thị trường hàng hóa - nhận định được ông Dương Đức Quang, Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) chia sẻ trong talkshow mới đây do báo Đầu tư tổ chức.
Xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt giảm mạnh
Xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt giảm là do xuất khẩu sang một số thị trường chủ chốt như thị trường Hồng Kông (Trung Quốc), Trung Quốc, Hàn Quốc... đều giảm.