Thứ tư 18/06/2025 08:53
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên: VIFTA là một trợ lực lớn và đáng mong đợi

11/04/2023 23:44
Việt Nam và Israel vừa kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do sau 7 năm và đạt được thoả thuận với mong muốn và lợi ích của hai nước.

Ông Lương Hoàng Thái – Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, về tổng thể, VIFTA bao gồm các nội dung mang tính chất một Hiệp định thương mại tự do (FTA) truyền thống với các lĩnh vực cơ bản như: Thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật (SPS), hải quan, phòng vệ thương mại, mua sắm Chính phủ, pháp lý - thể chế. Mức độ cam kết trong tất cả các lĩnh vực không vượt quá khuôn khổ pháp luật hiện hành cũng như các FTA Việt Nam đang tham gia.

Theo đó, về thương mại hàng hoá, Israel cam kết bỏ thuế quan với tổng cộng 92,7% số dòng thuế, trong đó xoá bỏ ngay 66,3% số dòng thuế khi Hiệp định có hiệu lực và xoá bỏ 26,4% số dòng thuế sau một khoảng thời gian nhất định với lộ trình từ 3-5-7 và 10 năm. Một số mặt hàng nông sản như: Trứng, thịt, khoai tây, cà rốt, nấm, mật ong, cá ngừ… được Isael dành hạn ngạch thuế quan với thuế suất trong hạn ngạch là 0%.

Về thương mại, dịch vụ, đầu tư, Việt Nam mở cửa thêm cho Israel một số lĩnh vực bạn quan tâm như: Bán lẻ, cho thuê máy móc không kèm người điều khiển, dịch vụ quảng cáo .... Về mua sắm của Chính phủ, hai bên thống nhất trước mắt cam kết mang tính hợp tác, trao đổi, chia sẻ thông tin, sẽ tiếp tục đàm phán về mở cửa thị trường mua sắm công khi điều kiện cho phép.

Ngoài ra, các nội dung liên quan đến pháp lý, thể chế đều được hai bên thống nhất hướng xử lý không ảnh hưởng đến tính chất, đặc thù của mỗi bên về chế độ chính trị và an ninh quốc phòng cũng như hệ thống pháp luật hiện hành.

VIFTA: Gia tăng cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Israel
Ông Lương Hoàng Thái – Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên (Bộ Công Thương)

Đánh giá về hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Israel trong thời gian vừa qua, ông Lương Hoàng Thái cho rằng hiện tại, Israel là một trong những đối tác hợp tác thương mại, đầu tư và lao động quan trọng của Việt Nam tại khu vực. Đây là thị trường xuất khẩu đứng thứ 3, là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam tại khu vực Tây Á.

Ông Thái thông tin thêm: Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Israel đạt 2,2 tỷ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 785,7 triệu USD, tăng 0,6% và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Israel đạt 1,4 tỷ USD, tăng 30%.

Bên cạnh đó, cơ cấu nền kinh tế hai nước có tính bổ trợ lẫn nhau, cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của Israel và Việt Nam không cạnh tranh trực tiếp mà có sự bổ sung cho nhau. Đây là điều kiện thuận lợi để hai nước thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của mình.

Sau chuyến làm việc của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại Israel từ ngày 2-4/4/2023, Bộ trưởng hai nước bên cạnh việc ký kết thúc đàm phán VIFTA đã có những đồng thuận chung về việc tiếp tục thúc đẩy hợp tác để khai thác tính bổ trợ lẫn nhau cơ cấu nền kinh tế hai nước.

Tuyên bố kết thúc đàm phán VIFTA giữa Việt Nam và Israel - Ảnh: Bộ Công Thương
Tuyên bố kết thúc đàm phán VIFTA giữa Việt Nam và Israel - Ảnh: Bộ Công Thương.

Đây là điều kiện thuận lợi để hai nước thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của mình trong thời gian tới. Do vậy, tiếp theo đây, các hoạt động trao đổi giữa các bộ, ngành, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp… để cùng tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư, xây dựng và quảng bá thương hiệu tại các hội chợ, triển lãm được tổ chức ở cả Việt Nam và Israel sẽ được hai bên tiếp tục triển khai.

Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng khuyến khích các doanh nghiệp Israel đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp vật liệu; công nghệ thông tin; sản xuất xanh; sản xuất sạch… đầu tư phát triển hạ tầng công nghiệp. Do vậy, tôi tin rằng trong thời gian tới, các lĩnh vực này tại Việt Nam sẽ chứng kiến sự hiện diện của các nhà đầu tư Israel tham gia đầu tư và phát triển.

Đối với những mặt hàng như: Lương thực, thực phẩm, đồ uống, giày dép… đây là những mặt hàng thế mạnh cho sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam khi chúng ta đang trở thành một trong những “công xưởng” lớn của thế giới trong sản xuất những mặt hàng này, đồng thời đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi nhiều thị trường khó tính như: Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc…

Thị trường Israel với thu nhập bình quân đầu người cao và kim ngạch nhập khẩu lớn, là một thị trường tiềm năng cho xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam và với sự trợ giúp từ các ưu đãi từ Hiệp định VIFTA khi đi vào ký kết và thực thi dự kiến vào đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam càng có thêm lợi thế trong việc thâm nhập thị trường.

Cụ thể, một số mặt hàng nông sản như: Trứng gà, thịt, khoai tây, cà rốt, súp lơ, nấm, mật ong, cá ngừ… được Israel dành hạn ngạch thuế quan với thuế suất trong hạn ngạch là 0%. Các mặt hàng thời trang, giày dép gia công và thành phẩm thuộc nhóm HS từ 61-64 hầu hết đều được miễn thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực, trong khi các mặt hàng thời trang, giày dép thể thao hầu hết có lộ trình xoá bỏ thuế quan trong vòng 3-5 năm. Các doanh nghiệp có thể bắt đầu tìm hiểu về thị trường cũng như lên kế hoạch để tận dụng các lợi thế này.

Tuy nhiên, Israel là thị trường với nhiều đặc điểm, đặc thù về con người và tôn giáo… do vậy các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về tập quán, quy định và thị hiếu thị trường để tránh gặp phải rào cản không đáng có khi thâm nhập thị trường này.

"Theo tôi, các doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh việc nắm rõ thị hiếu tiêu dùng tại thị trường Israel, cần cố gắng tìm hiểu thêm về các quy định liên quan đến thị trường này như: Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật (TBT), về dán nhãn, đóng gói… để đáp ứng và áp dụng vào sản phẩm muốn xuất khẩu, thâm nhập thị trường Israel. Các thông tin này có thể được cung cấp qua kênh thương vụ Việt Nam tại Israel.

Trong tương lai, khi VIFTA được ký kết và có hiệu lực, ngoài các ưu đãi về thuế quan, sẽ có nhiều cam kết về tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm, hải quan… sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà sản xuất và xuất nhập khẩu hai nước trong việc tham gia và thâm nhập thị trường. Đây là một trợ lực lớn và đáng mong đợi, giúp doanh nghiệp dễ dàng sản xuất và tiếp cận thị trường, do vậy, doanh nghiệp có thể chuẩn bị sẵn tinh thần cũng như kế hoạch để tìm hiểu thêm về Hiệp định. Các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương chắc chắn sẽ nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình thực thi Hiệp định này", ông Thái cho biết.

Đàm phán VIFTA khởi động năm 2015 nhưng những văn bản tham mưu chính sách đã được khởi thảo từ năm 2011. Như vậy, để VIFTA “về đích”, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc từ trước đó.

Quá trình đàm phán luôn phản ánh tập trung sự lãnh đạo thống nhất và toàn diện của Đảng đối với công tác ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế. Như vậy, chúng ta đã dành 12 năm nỗ lực để “gieo hạt giống thương mại tự do” trên mảnh đất Việt Nam-Israel.

Năm 2023, là năm Việt Nam và Israel kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và là năm đầu tiên triển khai Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030. VIFTA được ký kết trong năm nay chính là một “trái ngọt” mà Việt Nam xứng đáng được thụ hưởng, bởi chúng ta đã kiên quyết, kiên trì đàm phán và kiên nhẫn chờ đợi ngày kết thúc từ bấy lâu nay.

Bảo Hà

Bài liên quan
Tin bài khác
GS.TS Trần Đình Hợi: AI sẽ là “chìa khóa vàng” thúc đẩy chính phủ số Việt Nam

GS.TS Trần Đình Hợi: AI sẽ là “chìa khóa vàng” thúc đẩy chính phủ số Việt Nam

Theo GS.TS Trần Đình Hợi, vai trò của AI trong xây dựng chính phủ số hiệu quả, minh bạch, lấy người dân làm trung tâm, từ bài học Estonia gợi mở cho Việt Nam.
Hàng giả vẫn "sống khỏe" nhờ kẽ hở luật và lòng tham tiêu dùng

Hàng giả vẫn "sống khỏe" nhờ kẽ hở luật và lòng tham tiêu dùng

Ông Lê Huy Anh – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) nhấn mạnh: Cuộc chiến chống hàng giả hiện nay không chỉ dừng lại ở xử lý vi phạm mà còn là dịp nhìn lại và bịt kín những lỗ hổng luật pháp đang bị các đối tượng lợi dụng.
Sẽ xóa bỏ độc quyền vàng miếng hướng đến thị trường cạnh tranh, minh bạch

Sẽ xóa bỏ độc quyền vàng miếng hướng đến thị trường cạnh tranh, minh bạch

NHNN đã sớm xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP theo hướng thị trường hóa có lộ trình, kiểm soát chặt chẽ. Để làm rõ hơn về những điểm mới, định hướng sửa đổi tại Dự thảo, ông Đào Xuân Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý Ngoại hối NHNN đã có những chia sẻ với báo chí.
96.500 doanh nghiệp rời thị trường và những “vướng víu chính sách”

96.500 doanh nghiệp rời thị trường và những “vướng víu chính sách”

Theo TS. Võ Trí Thành, nguyên nhân nhiều doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường không chỉ do sức mua giảm mà còn từ chi phí mặt bằng, hàng hóa nhập lậu và chính sách thuế thương mại điện tử.
Xóa bỏ thuế khoán trước năm 2026: Không còn khoán, chỉ còn minh bạch

Xóa bỏ thuế khoán trước năm 2026: Không còn khoán, chỉ còn minh bạch

'Nghị quyết 68 yêu cầu xóa bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh trước năm 2026 là bước cải cách then chốt để minh bạch hóa, thúc đẩy hộ chuyển lên doanh nghiệp", Phó Cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn chia sẻ với DNHN.
Giá vàng chênh lệch – "miếng mồi béo bở" cho đầu cơ và trốn thuế

Giá vàng chênh lệch – "miếng mồi béo bở" cho đầu cơ và trốn thuế

Chênh lệch giá vàng đang tạo cơ hội cho đầu cơ, trốn thuế và thất thu ngân sách. Chuyên gia về thuế - Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tú đề xuất siết thuế và cải cách thị trường vàng.
Việt Nam có thể bỏ lỡ cơ hội vàng trong chuyển dịch năng lượng tái tạo

Việt Nam có thể bỏ lỡ cơ hội vàng trong chuyển dịch năng lượng tái tạo

PGS.TS Đặng Trần Thọ, Viện trưởng Viện Công nghệ Năng lượng – Đại học Bách Khoa Hà Nội, cảnh báo Việt Nam đang chững lại trong chuyển dịch năng lượng xanh do thiếu cơ chế giá điện mới và hạ tầng pháp lý phù hợp.
TS. Trần Xuân Lượng: Mở khóa mặt bằng sản xuất, không còn "xin - cho"

TS. Trần Xuân Lượng: Mở khóa mặt bằng sản xuất, không còn "xin - cho"

Theo TS. Trần Xuân Lượng quản lý tốt đất công nghiệp, loại bỏ cơ chế “xin – cho”, tạo môi trường minh bạch, doanh nghiệp tiếp cận đất đai hiệu quả, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Sửa đổi Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Gỡ “rào cản” cho doanh nghiệp

Sửa đổi Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Gỡ “rào cản” cho doanh nghiệp

Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (sửa đổi) tháo gỡ nhiều “rào cản” cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo.
PGS.TS. Lê Xuân Bá: Thương hiệu quốc gia không thể mạnh nếu tư duy vẫn cũ

PGS.TS. Lê Xuân Bá: Thương hiệu quốc gia không thể mạnh nếu tư duy vẫn cũ

PGS.TS. Lê Xuân Bá cho rằng, muốn nâng tầm thương hiệu quốc gia, Việt Nam phải đổi mới tư duy, nâng chất lượng sản phẩm, tăng cạnh tranh và đào tạo nguồn nhân lực.
TS. Nguyễn Tuấn Quang: Cần 360 tỷ USD để "xanh hóa" nền kinh tế trước 2050

TS. Nguyễn Tuấn Quang: Cần 360 tỷ USD để "xanh hóa" nền kinh tế trước 2050

TS. Nguyễn Tuấn Quang cho rằng, Việt Nam cần 360 tỷ USD, hoàn thiện luật, phát triển thị trường carbon và thu hút vốn xanh để đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
TS. Trần Xuân Lượng: Ngăn “tát vét” đất đai trước giờ sáp nhập

TS. Trần Xuân Lượng: Ngăn “tát vét” đất đai trước giờ sáp nhập

Tiến sĩ Trần Xuân Lượng - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Đánh giá thị trường Bất động sản Việt Nam, cảnh báo nguy cơ lặp lại “thảm họa Hà Tây” nếu không kịp thời chặn đứng tình trạng phê duyệt đất đai vội vã, trục lợi tài nguyên ngay trước thời điểm điều chỉnh địa giới hành chính.
TS. Cấn Văn Lực: Kinh tế tư nhân là trụ cột tăng trưởng

TS. Cấn Văn Lực: Kinh tế tư nhân là trụ cột tăng trưởng

TS. Cấn Văn Lực khẳng định kinh tế tư nhân chính là “động lực quan trọng nhất” thúc đẩy tăng trưởng, đề xuất loạt giải pháp đột phá nhằm tháo gỡ điểm nghẽn và tạo bứt phá cho khu vực này.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: “Phá băng” cho kinh tế tư nhân trỗi dậy

Nghị quyết số 68-NQ/TW: “Phá băng” cho kinh tế tư nhân trỗi dậy

Nghị quyết số 68-NQ/TW mở ra đột phá lớn cho khu vực kinh tế tư nhân, xóa bỏ rào cản, khẳng định niềm tin chiến lược của Đảng và Chính phủ vào doanh nghiệp tư nhân như động lực chủ lực của tăng trưởng.
Ông Phan Đức Hiếu: Nghị quyết số 68 sẽ mở ra “cú huých” lớn cho doanh nghiệp tư nhân

Ông Phan Đức Hiếu: Nghị quyết số 68 sẽ mở ra “cú huých” lớn cho doanh nghiệp tư nhân

Ông Phan Đức Hiếu kỳ vọng Nghị quyết 68 sẽ tạo bước ngoặt cải cách thể chế, giúp doanh nghiệp tư nhân thoát khỏi rào cản “xin – cho”, tiếp cận đất đai, vốn, và phát triển bền vững.