
Những dự án làm nghèo đất nước
Kiến nghị thu hồi, bãi bỏ các quyết định giao đất, cho thuê đất đối với 29 dự án trên địa bàn thành phố, có tổng diện tích 1.844 ha. Ngoài ra, qua đợt kiểm tra, rà soát 135 dự án trên địa bàn thành phố do Sở kế hoạch đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện thực hiện, chỉ có 11 dự án án đang triển khai theo tiến độ đã được phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh. Các dự án còn lại, dự án nào cũng “có vấn đề”…
Đó là một phần trong báo cáo của UBND thành phố Hà Nội về các dự án có vốn ngoài ngân sách, có sử dụng đất nhưng chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật về đất đai. Trong đó có những dự án “chỉ có một ngôi nhà mà 10 năm nay vẫn như thế, cỏ mọc đầy, dự án không nhúc nhích (lời chủ nhiệm ủy ban tư pháp của quốc hội Lê Thị Nga tại kỳ họp thứ 9 của ủy ban thường vụ quốc hội khóa XV)”.
Những con số thật khủng khiếp. Chỉ một địa bàn Hà Nội thôi đã có chừng ấy dự án với một diện tích đất khổng lồ. Nếu tính trên cả nước, thì con số đó sẽ còn lớn gấp nhiều lần, có thể lên đến hàng trăm ngàn ha. Đất đai là tài nguyên, là nguồn lực quan trọng bậc nhất của quốc gia, dùng để phát triển đất nước. Mỗi một mét vuông đất bị bỏ hoang đều gây nên sự lãng phí, đều góp phần làm nghèo đất nước. 1.844 ha đất, tức là hơn 18 triệu mét vuông đất, trong đó có không ít khu “đất vàng” “đất kim cương”. Nếu cứ tính bình quân mỗi mét vuông đất có giá trị chỉ 10 triệu đồng thôi, thì chỉ riêng trên địa bàn Hà Nội, cả một núi tiền đã bị chôn một chỗ từ nhiều năm nay mà không được đưa vào sử dụng, khai thác, làm ra tiền của cho xã hội, gây ra sự lãng phí khổng lồ, nói như lời của Chủ tịch Qquốc hội Vương Đình Huệ cũng tại kỳ họp thứ 9 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, thì “ lãng phí dẫn đến mất mát, thất thoát nhiều khi còn lớn hơn các vụ tham nhũng”.

Sở dĩ có tình trạng đó, là do không ít dự án đã được giao cho những nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính. Nên mới dẫn đến những dự án chôn chân hàng chục năm. Hoặc mục đích của nhà đầu tư là chỉ cốt có đất để làm tài sản thế chấp vay ngân hàng chứ không chú ý đến dự án. Rồi tiền mang đầu tư vào chỗ khác bị thua lỗ, không trả được, bị ngân hàng siết nợ, phát mại nhưng không có người mua. Hoặc đã có một thời rộ lên việc doanh nghiệp nhà nước bỏ tiền đầu tư ngoài ngành rồi thua lỗ, khiến dự án trở thành “cục xương” mắc nghẹn trong cổ, nhổ ra không được mà nuốt thì không vào, dự án bỏ hoang.
Trong việc này cũng có lỗi của các địa phương. Bởi theo quy định của pháp luật, với 1 dự án đã được cấp phép mà sau 12 tháng không tiến hành, thì địa phương sẽ thu hồi. Nhưng, vì sao sau hàng chục năm mới “kiến nghị” để thu hồi? Lí do nào dẫn đến việc chần chừ đó?
Bút Thép
- HoREA đề xuất kéo dài thêm kỳ hạn của trái phiếu đã phát hành công bố với nhà đầu tư
- Lượng khách quốc tế đến Việt Nam 9 tháng đầu năm tăng 4,7 lần so với cùng kỳ
- WB: Tốc độ tăng trưởng các nền kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương sẽ chậm lại
- Thống đốc báo cáo Quốc hội về tái cơ cấu ngân hàng và sở hữu chéo
- “Doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh với lãi suất cao nhất thế giới”
Cùng chuyên mục


Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trên thị trường hàng hóa?

TS. Nguyễn Văn Đính: “Sức khỏe của doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang bị suy yếu”

TS. Sử Ngọc Khương: Hạ tầng giúp TP.HCM tăng cường kết nối vùng đầu tư

Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...

6 rào cản tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam
-
TS. Cấn Văn Lực: Thị trường bất động sản đang “khủng hoảng niềm tin”
-
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trên thị trường hàng hóa?
-
TS. Nguyễn Văn Đính: “Sức khỏe của doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang bị suy yếu”
-
TS. Sử Ngọc Khương: Hạ tầng giúp TP.HCM tăng cường kết nối vùng đầu tư
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...