Thứ tư 15/01/2025 18:43
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Bất động sản

Những câu hỏi ngành điện phải trả lời. Bài II: Lãng phí điện tái tạo không phải vì giá mua điện, mà đã đủ tải?

26/05/2023 16:30
4.600 MW điện sạch “tồn đọng” chưa thể lên lưới, theo Bộ trưởng Bộ Công thương không phải vướng về giá mà vướng về công suất, tức hiện nay đã đủ tải rồi.

Còn vì sao phải nhập khẩu điện, Bộ trưởng Công thương trả lời: Đã ký hiệp định mua điện của nước ngoài rồi, nên không thể đàm phán cắt được…

ộ trưởng Hồ Đức Phớc phát biểu tại buổi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sáng 25-5 (Ảnh: Quochoi.vn)
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc phát biểu tại buổi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sáng 25-5 (Ảnh: Quochoi.vn).

Ngay từ đầu năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã dự báo khả năng thiếu điện trong mùa khô nên đã kịp thời chỉ đạo Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bằng mọi cách phải đảm bảo nguồn điện cho sản xuất và sinh hoạt. Chỉ đạo này buộc Bộ Công thương và EVN phải nhanh chóng đảm bảo nguồn cung.

Chưa thể đưa 4.600 MW điện sạch “tồn đọng” lên lưới

Như vậy, lẽ ra phải tìm cách đưa 4.600 MW điện tái tạo (điện mặt trời, điện gió) đang tồn đọng, phát điện thương mại lên lưới điện quốc gia, thì EVN đã nhanh chóng nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc, dù giá điện cao hơn đề xuất của đại diện các doanh nghiệp (DN) đầu tư sản xuất điện sạch!

Theo Bộ Công thương, giá mua điện từ Lào là 6,95 USCents/kWh như chủ đầu tư cam kết bán cho EVN. Trong khi đó các nhà đầu tư điện sạch trong nước đề xuất bán cho EVN với giá huy động tạm tính khoảng 6,2 cent - tương đương gần 1.500 đồng một kWh.

Để đảm bảo nguồn cung điện, Chính phủ yêu cầu phải bằng mọi cách huy động hết nguồn điện của các dự án điện tái tạo vì nhiều lý do chưa thể phát lên lưới điện quốc gia. Việc huy động nguồn điện sạch này vừa đảm bảo an ninh năng lượng vừa giúp các nhà đầu tư giải tỏa nguồn vốn lên cả tỷ USD đang “chôn” trong các dự án đã hoàn thành mà chưa thể bán được cho EVN.

Việc các dự án điện tái tạo chưa thể phát lên lưới bị ách tắc từ lâu do tranh cãi, không thể thống nhất về giá, đặc biệt với các dự án chuyển tiếp từ việc được hưởng giá ưu đãi (giá FIT) nay phải chấp nhận giá mới theo khung giá của Quyết định số 21/QĐ-BCT ban hành ngày 10-01-2023.

Theo Bộ Công thương, mức giá FIT chỉ áp dụng cho các DN đầu tư vào các dự án điện tái tạo, được áp dụng từ 31-12-2017 đến hết ngày 31-12-2020, nay đã hết hạn. Tuy nhiên các DN lấy lý do vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên các dự án chậm tiến độ, nên kỳ kèo xin được bán với giá FIT.

Không thống nhất về giá bán kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ phát điện thương mại của các dự án, làm các DN chôn vốn. Chỉ tính riêng tổng vốn đầu tư 34 dự án điện sạch đã hoàn thành, sẵn sàng phát điện từ đầu năm 2023, các DN chôn vốn lên tới khoảng 85.000 tỉ đồng, đẩy các DN đối mặt với nguy cơ bị nợ xấu.

Bức xúc, 36 nhà đầu tư điện tái tạo chuyển tiếp từ đầu năm 2023 đã có văn bản kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ về những bất cập trong cơ chế giá, muốn bán điện cho EVN theo FIT. Tuy nhiên thời hạn áp dụng giá FIT đã hết.

Giằng co tranh chấp về giá, kéo dài, cho đến khi vào mùa nắng nóng năm nay, trước nguy cơ thiếu nguồn cung ứng điện, Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương đến 31-3, EVN phải đàm phán xong giá bán điện với các đơn vị sản xuất điện sạch đã sẵn sàng phát lên lưới.

Tranh cãi vẫn chưa ngã ngũ, nên ngày 17-5 Văn phòng Chính phủ có thông báo số 182/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương có văn bản trước ngày 20-5-2023 chỉ đạo EVN đàm phán với các chủ đầu tư mức giá tạm thời và cho vận hành phát điện lên lưới điện. Tuy nhiên cho đến nay Bộ Công thương và EVN vẫn chưa thể huy động hết 4.600 MW điện tái tạo còn tồn đọng lên lưới. Trong đó có nguyên nhân, theo Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) vừa phát đi chiều 26-5, nguồn điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp chưa thể huy động là do có một số DN vi phạm chưa đáp ứng thủ tục pháp lý, hồ sơ. Hiện chỉ có 18/85 nhà máy được cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Bộ Công thương hỏa tốc yêu cầu EVN nhanh chóng mua điện tái tạo

Trước tình hình này, ngày 23-5, nhóm 23 nhà đầu tư các dự án điện tái tạo đang đàm phán giá chuyển tiếp với EVN đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên kiến nghị sớm có hướng dẫn về mức giá tạm thời và cho vận hành phát điện lên lưới, thực hiện thanh quyết toán theo hợp đồng mua bán điện.

Lỗi này thuộc về Bộ Công thương, vì đến ngày 23-5 EVN vẫn chưa nhận được hướng dẫn của Bộ Công thương nên quá trình đàm phán sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán điện (PPA) cho các dự án tiếp tục gặp vướng mắc.

Ngay lập tức, ngày 24-5, Bộ Công thương và EVN lại tổ chức Hội nghị với chủ đầu tư các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp để làm rõ và tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục đàm phán giá điện.

Tại hội nghị, EVN cập nhật đến ngày 24-5, đã có 37/85 dự án năng lượng tái tạo gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện thuộc EVN (EVNEPTC). Đối với 48 dự án còn lại chưa gửi hồ sơ, EVNEPTC cũng đã có văn bản đề nghị các chủ đầu tư tiếp tục gửi, cung cấp các hồ sơ tài liệu dự án. Tuy nhiên vẫn còn 48 dự án chưa gửi hồ sơ đàm phán giá điện và EVNEPTC cũng đã có văn bản đề nghị các chủ đầu tư này tiếp tục gửi, cung cấp các hồ sơ tài liệu dự án phục vụ cho công tác đàm phán, thỏa thuận giá điện. Trong số 37 dự án đã gửi hồ sơ thì đến ngày 24-5, EVN nhận được đề nghị áp dụng giá tạm tính của 24 dự án.

Trong số 37 dự án đã gửi hồ sơ, EVN đã nhận được đề nghị áp dụng giá tạm của 24 dự án. Hai bên đã họp và thống nhất giá mua điện tạm (chưa bao gồm thuế VAT) bằng 50% giá trần của khung giá phát điện; giá mua điện chính thức và việc quyết toán tiền điện sẽ thực hiện theo hướng dẫn/quyết định của cấp có thẩm quyền.

Ông Trần Đình Nhân, Tổng giám đốc EVN, cho biết: EVN rất muốn các chủ đầu tư dự án điện tái tạo hợp tác với EVN, EVNEPTC để sớm đưa các nhà máy thuộc đối tượng chuyển tiếp phát lên lưới điện. Ông Nhân cho biết: "Hiện nay có 20 nhà máy thống nhất giá tạm với EVN, được Bộ Công thương thông qua”.

Tiến độ như vậy là quá chậm so với yêu cầu của Chính phủ. Ngày 25-5, Bộ Công thương có văn bản hỏa tốc yêu cầu EVN khẩn trương thỏa thuận giá tạm thời với các chủ đầu tư điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp trước ngày 27-5 để trình Bộ phê duyệt.

"Đối với các nhà máy điện đã được phê duyệt giá tạm, đề nghị EVN khẩn trương ký kết hợp đồng mua bán điện và rà soát thủ tục để sớm cho vận hành phát điện lên lưới điện", Bộ Công thương đề nghị. Sau khi đàm phán xong, thống nhất giá thì sẽ được thanh quyết toán theo giá chính thức kể từ ngày phát lên lưới điện.

Dự án điện mặt trời Thiên Tân 1.2 - một trong những dự án vừa được Bộ Công Thương phê duyệt, thông qua giá tạm. Ảnh: PECC2
Dự án điện mặt trời Thiên Tân 1.2 - một trong những dự án vừa được Bộ Công Thương phê duyệt, thông qua giá tạm. Ảnh: PECC2.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc tiết lộ thông tin gây ngạc nhiên!

Tại buổi thảo luận tổ ở Quốc hội sáng 25-5 về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, khi đề cập đến vấn đề lãng phí nguồn điện sach, đại biểu (ĐB) Đinh Ngọc Minh (đoàn Cà Mau) cho rằng, người dân rất bức xúc việc tại sao phải nhập khẩu điện, trong khi nguồn điện mặt trời, điện gió lên tới 4.600 MW đến nay vẫn chưa được hòa lưới? “Cũng là tài sản quốc gia, sao lại lãng phí như thế? Thủ tục là do ta đặt ra, tại sao không cải tiến thủ tục này để hòa lưới 4.600 MW mà lại phải đi mua điện của Trung Quốc, Lào?” – ĐB Minh nói.

Trong khi đó Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tiết lộ thông tin đáng ngạc nhiên. Theo Bộ trưởng Phớc, ông đã trao đổi với Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên về vướng mắc vì sao không huy động nguồn điện tái tạo mà lại nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc. Ông Phớc nói, nếu vướng về giá điện thì Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Công thương để cùng xây dựng giá, đảm bảo giải tỏa vốn ứ đọng mà các DN làm điện sạch đã bỏ vốn, vay ngân hàng để đầu tư.

Tuy nhiên, theo ông Phớc, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên thông tin rằng không phải vướng về giá, mà vướng về công suất, tức hiện nay chúng ta đủ tải rồi.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc ngạc nhiên hỏi lại:"Đã đủ tải rồi thì tại sao cho làm? Còn nếu đã làm rồi thì tại sao không giảm bớt điện đã mua của nước ngoài?".

Theo ông Phớc, Bộ trưởng Bộ Công thương trả lời rằng đã ký hiệp định mua điện của nước ngoài rồi, nên không thể đàm phán cắt được. "Đấy là nguyên nhân và chúng ta phải đi tận gốc rễ của vấn đề để thấy được nguyên nhân từ đâu và giải quyết thế nào", ông Phớc nói.

Đến bây giờ người dân mới hiểu nguyên nhân chính của vấn đề vì sao một nguồn điện sạch lớn như vậy vẫn “đắp chiếu”, vì đã lỡ ký hiệp định mua điện của nước ngoài và truyền tải quá tải!

Có thể Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói chính xác. Vấn đề đủ tải và quá tải đã đặt ra từ những năm trước khi có sự gia tăng nhanh chóng của các loại hình năng lượng tái tạo, khiến việc vận hành và quản lý hệ thống truyền tải gặp nhiều khó khăn.

Đây là vấn đề khập khiễng, lỗ hổng, hay nói cách khác là khả năng dự báo kém trong Quy hoạch điện VII được lập cách đây hơn 10 năm, khi mà năng lượng điện sạch còn đắt đỏ và chưa có nhiều nghiên cứu về việc tích hợp các dạng nguồn phi truyền thống này vào lưới điện quốc gia. Sự phát triển của lưới truyền tải, kỹ thuật điều độ không theo kịp nguồn điện tái tạo, đã khiến lưới điện có những thời điểm bị quá tải cục bộ.

Các kỹ thuật điện tái tạo đều biết, điện tái tạo, nhất là điện mặt trời gây khó khăn cho công tác đường dây và điều độ điện. Hiện nay hạ tầng lưới điện của nước ta chưa phát triển, dẫn đến hạn chế, khiến không thể phát triển tối đa kinh tế năng lượng tái tạo.

Với sự phát triển nhanh về năng lượng tái tạo, cùng với Quy hoạch điện VIII, định hướng đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5-71,5%, thì Việt Nam cần có những dự án lưới điện thông minh nhằm phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng thông minh, hoàn chỉnh, sánh ngang với các quốc gia tiên tiến ở ASEAN.

Nhưng vì sao khi Chính phủ đã có chính sách khuyến khích đầu tư năng lượng điện tái tạo từ cuối năm 2015 bằng quyết định số 2068/QĐ-TTg với mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng tái tạo và phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, mà ngành truyền tải điện không chuẩn bị gì để đón nhận? Và vì sao hệ thống truyền tải chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, Bộ Công thương vẫn cho phép hàng trăm dự án điện tái tạo được đầu tư?

Như vậy, hiện tại, nậy nếu huy động hết 4.600 MW điện tái tạo còn tồn đọng, cộng với lượng điện nhập khẩu từ Lào và Trung Quốc, liệu hệ thống truyền tải có quá tải?

Câu hỏi này Bộ Công thương và EVN phải trả lời và phải chuẩn bị về kỹ thuật, nếu không với mạng lưới truyền tải đã đủ tải như lời Bộ trưởng Bộ Công thương, càng trở nên mong manh!

Nhập khẩu điện, lãng phí hàng trăm dự án điện tái tạo

ĐB Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên): “Tôi cho là rất lãng phí khi hàng trăm dự án năng lượng tái tạo đã được Nhà nước quy hoạch, cấp phép xây dựng, thế nhưng khi xây dựng xong lại không thể đấu nối, phát điện, trong khi nền kinh tế thiếu điện, phải mua điện của Lào, Trung Quốc, là sự bất hợp lý và rất lãng phí”…

ĐB Tạ Thị Yên cho rằng: “Giải pháp lâu dài cho ngành điện là cần nghiên cứu, tìm ra phương án tối ưu để đảm bảo an ninh năng lượng… Trong đó, cần có cơ chế giá hợp lý để các nhà máy điện tư nhân, các dự án điện năng lượng tái tạo tham gia vào kinh doanh điện”.

Lưu Xuân Hạo

Tin bài khác
Thị trường nhà kho, xưởng xây sẵn miền Bắc có tỷ lệ lấp đầy 88%

Thị trường nhà kho, xưởng xây sẵn miền Bắc có tỷ lệ lấp đầy 88%

Thị trường nhà kho và xưởng xây sẵn tại Việt Nam đã ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ với tỷ lệ lấp đầy cao và giá thuê tăng. Tuy nhiên, sự cạnh tranh cũng đang ngày càng gay gắt.
Nhiều “ông lớn” triển khai dự án, nguồn cung bất động sản sẽ bứt phá

Nhiều “ông lớn” triển khai dự án, nguồn cung bất động sản sẽ bứt phá

Quý đầu năm 2025, thị trường bất động sản chứng kiến sự bứt phá với nguồn cung mới từ hơn 100 dự án lớn. Các chủ đầu tư chú trọng pháp lý và hợp tác mở rộng kênh phân phối.
Điểm khác biệt của thị trường bất động sản Hà Nội trong chu kỳ mới

Điểm khác biệt của thị trường bất động sản Hà Nội trong chu kỳ mới

Năm 2025, thị trường bất động sản Hà Nội bước vào chu kỳ phát triển mới, với sự thay đổi mạnh mẽ từ pháp lý, nguồn cung, giá cả và sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.
Khó khăn trong chuyển đổi đất ở Hà Nội vì giá đất tăng mạnh?

Khó khăn trong chuyển đổi đất ở Hà Nội vì giá đất tăng mạnh?

Bảng giá đất mới của Hà Nội khiến nhiều người dân và nhà đầu tư phải điều chỉnh kế hoạch chuyển đổi và đầu tư đất, tạo ra cơ hội và thách thức mới trên thị trường.
Giải pháp cởi nút thắt phân hóa thị trường bất động sản nhà ở

Giải pháp cởi nút thắt phân hóa thị trường bất động sản nhà ở

Thị trường bất động sản năm 2024 đã phục hồi nhưng vẫn tồn tại sự phân hóa giữa các phân khúc. Để thị trường phát triển bền vững, cần những chính sách tháo gỡ các "nút thắt" cục bộ.
Thách thức nguồn cung của thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM

Thách thức nguồn cung của thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM

Dự báo nguồn cung bất động sản TP.HCM cải thiện vào năm 2025, song phân khúc nhà ở giá rẻ vẫn khan hiếm, các khu vực vệ tinh sẽ trở thành lựa chọn tiềm năng.
Khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào tháng 9/2025

Khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào tháng 9/2025

Sáng 7/1, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông cho biết đã chỉ đạo các ngành, địa phương hoàn thiện các thủ tục cuối cùng để khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào tháng 9/2025.
Bình thuận: Đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị và xây dựng

Bình thuận: Đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị và xây dựng

Bình Thuận hiện có 14 đô thị với 10 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và 12 thị trấn. Tuy nhiên, công tác quy hoạch đang gặp nhiều thách thức cần được tháo gỡ.
Cầu nhà ở sẽ phục hồi khi niềm tin của nhà đầu tư trở lại

Cầu nhà ở sẽ phục hồi khi niềm tin của nhà đầu tư trở lại

Thị trường bất động sản tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, với sự gia tăng giao dịch và nhu cầu mua nhà thực. Đặc biệt, đầu tư bất động sản ngày càng sôi động nhờ nguồn cung cải thiện.
Cơ hội và tiềm năng của phân khúc bất động sản bán lẻ Việt Nam

Cơ hội và tiềm năng của phân khúc bất động sản bán lẻ Việt Nam

Bất động sản bán lẻ Việt Nam đang nổi lên mạnh mẽ nhờ vào sự phát triển của các trung tâm thương mại, dân số trẻ, và tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những thách thức cần vượt qua để khai thác tối đa tiềm năng.
Năm 2024 có hơn 47. 000 sản phẩm bất động sản giao dịch thành công

Năm 2024 có hơn 47. 000 sản phẩm bất động sản giao dịch thành công

Thị trường bất động sản 2024 ghi nhận hơn 47.000 giao dịch thành công với tỷ lệ hấp thụ đạt 72%. Căn hộ chung cư chiếm 75% lượng giao dịch, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh: 644 dự án nhà ở xã hội đang triển khai

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh: 644 dự án nhà ở xã hội đang triển khai

Bộ Xây dựng xác nhận các giải pháp điều hành hiệu quả để thúc đẩy thị trường bất động sản, đặc biệt là triển khai 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, với 644 dự án đang triển khai trên cả nước.
Bình Thuận: Dự kiến áp dụng bảng giá đất mới cho năm 2025

Bình Thuận: Dự kiến áp dụng bảng giá đất mới cho năm 2025

Giá đất tăng mạnh tại nhiều khu vực xuất phát từ sự phát triển nhanh chóng của các dự án hạ tầng, đô thị và du lịch ở Bình Thuận có chiều hướng phát triển. Đặc biệt, các khu vực có tiềm năng kinh tế và kết nối giao thông thuận lợi.
Quảng Trị: Đề xuất điều chỉnh mức tăng bình quân giá đất

Quảng Trị: Đề xuất điều chỉnh mức tăng bình quân giá đất

Ngày 24/12, UBND tỉnh Quảng Trị đã có phiên họp với các sở, ngành và địa phương để thẩm định kết quả điều chỉnh bảng giá các loại đất định kỳ 5 năm (2020 - 2024) trên địa bàn tỉnh, tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025.
Quy định mới về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia đất đai

Quy định mới về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia đất đai

Thông tư số 25/2024/TT-BTNMT quy định quy trình xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, với những yêu cầu mới về kỹ thuật, bảo mật và kết nối dữ liệu.