Thứ tư 15/01/2025 14:56
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Bất động sản

Những câu hỏi ngành điện phải trả lời. Bài IX: Thiếu điện, tăng giá điện và những câu hỏi về quy hoạch điện…

19/10/2023 15:04
Quốc hội giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về ngành điện, cho thấy ngành điện còn nhiều bất cập, như có lợi ích nhóm hay không khi trong Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh? Vì sao thiếu điện, tăng giá điện…

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ngày 12-10 đã tiến hành giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021". Qua giám sát, lộ ra nhiều vấn đề bất cập của ngành điện.

Có lợi ích nhóm?

Nổi bật nhất trong báo cáo giám sát là vấn đề quy hoạch của ngành điện. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, có phản ánh bày tỏ băn khoăn khi quy hoạch Điện VIII được ban hành trước quy hoạch tổng thể quốc gia. Đó là”quy hoạch ngược”, khi quy hoạch tổng thể quốc gia chưa có.

Theo ông Thanh, từng có cuộc giám sát nhỏ, trong quy hoạch Điện VII và quy hoạch điện VII điều chỉnh, các doanh nghiệp (DN) phản ánh có hiện tượng “dự án vùng này, vùng kia, công suất bao nhiêu đã có tên người này, người kia rồi". "Tức là việc cạnh tranh, đấu thầu dự án trong danh mục dự án thuộc quy hoạch có vấn đề. Đề nghị đoàn giám sát xem có hay không?" - ông Thanh đề xuất.

Về vấn đề tại sao vừa qua có trường hợp nhiều dự án năng lượng sạch không được phát lên lưới điện quôc gia. Ông Thanh phát biểu: Vừa qua có phong trào đầu tư ồ ạt điện mặt trời, điện gió khi Bộ Công thương tham mưu ban hành giá FIT có thời hạn. Sau đó nhiều dự án được đưa vào hoạt động, có dự án được hưởng giá FIT, có dự án thì không, hoặc có dự án chỉ được hưởng một phần giá FIT. Các cơ quan của Quốc hội cũng đã nhận được kiến nghị của 36 nhà đầu tư phản ánh về vấn đề này.

"Điện sản xuất ra rồi nhưng thiếu lưới truyền tải, thừa cục bộ, các nhà đầu tư không bán được điện lên lưới. Câu chuyện này đoàn giám sát phải làm rõ, nguyên nhân và trách nhiệm việc ban hành giá FIT đúng không? Việc hưởng giá FIT cho các DN có công bằng, đúng nguyên tắc và tiêu chí hay không”? - ông Thanh đặt vấn đề.

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng đề nghị báo cáo giám sát phải làm rõ thêm nhiều vấn đề như thủy điện, xử lý 13 dự án trọng điểm về điện, than, dầu khí chậm tiến độ, những ách tắc, vướng mắc trong điều hành giá điện, giá than, giá khí, xăng dầu vừa qua…

Ông Phương cũng đề nghị đánh giá kỹ hơn thực trạng Quy hoạch điện VII, Quy hoạch điện VII điều chỉnh, vướng mắc giữa quy hoạch và truyền tải điện ra sao khi để xảy ra tình trạng điện thì thừa mà không hòa được lưới điện quốc gia.

Đây cũng là vấn đề rất lớn với ngành điện trong thời gian thiếu điện vừa qua. "Một số DN bất bình, không tin vào chính sách năng lượng của chúng ta. Quy hoạch thì vượt công suất truyền tải, đến khi có điện rồi không hòa lưới điện cho người ta, rồi hợp đồng giá cả… Cái này DN, người dân nói rất nhiều. Có vấn đề gì trong đó không, có lợi ích nhóm không?

Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo. Làm sao để thu hút các nhà đầu tư?
Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo. Làm sao để thu hút các nhà đầu tư?

Vẫn thiếu điện trong trung và dài hạn

Theo báo cáo giám sát, sản lượng điện sản xuất hàng năm ở nước ta tăng, hệ thống điện vận hành an toàn, ổn định. Năm 2020, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu đạt 247 tỷ kWh, tăng 1,5 lần so với năm 2015 (163,8 tỷ kWh). Điện thương phẩm tiêu thụ cũng tăng 1,5 lần so với 2015, đạt gần 217 tỷ kWh. Sản lượng điện thương phẩm bình quân đầu người tăng 1,42 lần trong 5 năm.

Báo cáo cũng chỉ ra nhiều tồn tại trong phát triển năng lượng khiến mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia gặp nhiều thách thức. Nguồn cung trong nước thiếu, dẫn đến phải nhập khẩu điện ngày càng lớn. Trong khi đó khi thủy điện cơ bản đã khai thác hết; sản lượng dầu và khí ở một số mỏ lớn suy giảm nhanh.

Mất cân đối nguồn cung năng lượng trong nước, nguồn phát điện giữa các vùng và một số dự án nguồn điện chậm vận hành (Na Dương II, Quỳnh Lập I, Cẩm Phả III; chuỗi dự án khí - điện Cá Voi Xanh, LNG Thị Vải, LNG Sơn Mỹ) hoặc dừng triển khai. Những tồn tại này dẫn tới tình trạng thiếu điện ở miền Bắc trong tháng 5 và 6/2023. Hậu quả, theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam bị thiệt hại khoảng 1,4 tỷ USD do thiếu điện, tương đương khoảng 0,3% GDP.

Nguy cơ thiếu điện cũng được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nêu trong một báo cáo gửi Bộ Công Thương gần đây. EVN dự báo năm 2024 "cơ bản đủ điện", nhưng năm 2025 miền Bắc có thể thiếu trên 3.630 MW và sản lượng khoảng 6,8 tỷ kWh trong cao điểm mùa khô (tháng 5-7/2025) do các nguồn điện mới đưa vào vận hành rất ít, chủ yếu rơi vào thời điểm cuối năm. Do đó EVN đề xuất đẩy nhanh mua điện từ Lào, cùng với việc xây dựng gấp đường dây dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên).

Báo cáo giám sát cũng nhận định, nước ta vẫn đối mặt với việc thiếu điện, có thể kéo dài trong ngắn - trung và dài hạn tới 2050. Báo cáo này phù hợp với đánh giá của các chuyên gia cho rằng miền Bắc có nguy cơ tiếp tục thiếu điện khi hai năm tới có ít nguồn mới bổ sung. Các Tập đoàn năng lượng lớn của Nhà nước như EVN, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam đã không hoàn thành việc đầu tư các dự án nguồn điện và lưới điện theo nhiệm vụ được giao tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Chính sách giá điện còn nhiều bất hợp lý về cơ cấu phát điện, chưa bảo đảm minh bạch. Các tín hiệu thị trường ở khâu phát điện chưa được phản ánh đầy đủ ở giá điện áp dụng cho hộ tiêu dùng cuối cùng. Giá điện được điều chỉnh, nhưng chưa bù đắp được chi phí đầu vào và đảm bảo lợi nhuận hợp lý của DN - báo cáo nêu.

Vẫn tăng giá điện, dân có thể gánh lỗ cho EVN

Về giá điện bán ra, báo cáo nêu, cơ cấu biểu giá bán lẻ thực hiện theo Luật Điện lực chưa phù hợp với thực tế tiêu thụ điện của các nhóm khách hàng, cũng chưa có lộ trình cụ thể để áp dụng giá điện hai thành phần. "Giá điện sinh hoạt của người dân chi trả còn cao hơn mức giá của nhóm khách hàng là hộ sản xuất, kinh doanh, tức là vẫn tồn tại bù chéo. Việc này chưa phù hợp mục tiêu khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các ngành, lĩnh vực sản xuất thâm dụng điện", báo cáo nêu.

Trong khi đó giá điện vẫn tiếp tục đề nghị tăng. Ngày 11-10, Phó thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá và kết quả công tác điều hành giá 9 tháng của năm 2023, trong đó có phương án điều chỉnh giá điện. Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN chỉ đạo EVN trình phương án điều chỉnh giá trước ngày 25-10.

Thời gian qua ngành điện đã 3 lần tăng giá nhưng đến nay EVN vẫn lỗ triền miên. Lần thứ nhất, tăng giá điện 6,08% lên 1.720,65 đồng/kWh, áp dụng từ ngày 1/12/2017. Lần hai, tăng giá điện 8,36% lên mức 1.864,44 đồng/kWh, áp dụng từ 20/3/2019. Lần ba, tăng giá điện 3% lên mức 1.920,37 đồng/kWh, áp dụng từ 4/5/2023. Và sắp tới có thể có một đợt tăng gía mới.

Giá điện tăng 3% từ 4/5 đã giúp tăng doanh thu của EVN tăng khoảng 8.000 tỉ đồng, tuy nhiên áp lực tài chính vẫn ngày càng gia tăng. Do vậy EVN kiến nghị tiếp tục tăng giá điện vì đang bị áp lực thiếu hụt dòng tiền. EVN mong muốn được tiếp tục sớm điều chỉnh giá bán lẻ điện trong thời gian tới để đảm bảo cân bằng kết quả sản xuất kinh doanh. Lý do EVN tiếp tục kiến nghị điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện là do giá nhiên liệu (than, dầu, khí) trên thế giới tăng, tỉ giá USD vẫn đang ở mức cao, Fed đã tăng lãi suất lần thứ 10 làm cho chi phí vay tăng lên.

EVN cho rằng, nếu hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023 tiếp tục bị lỗ, EVN sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Theo báo cáo của EVN, trong 5 tháng đầu năm 2023, công ty mẹ EVN lỗ sản xuất kinh doanh điện là 36.305 tỉ đồng. Cũng theo EVN, nếu tình hình thủy văn tiếp tục diễn biến bất lợi, giá các loại nhiên liệu vẫn giữ như hiện nay, giá bán lẻ điện bình quân không được điều chỉnh kịp thời thì dự kiến cả năm 2023 EVN sẽ lỗ khoảng 51.468 tỉ đồng; tổng lũy kế số lỗ của EVN cả năm 2022 - 2023 là gần 78.000 tỉ đồng.

Đáng chú ý trong dự thảo quyết định mới do Bộ Công Thương xây dựng về cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân là giá bán lẻ điện được phép tính thêm khoản lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh điện. Điều đó cũng có nghĩa là người dân - khách hàng đưa vai gánh lỗ cho EVN. Tuy vậy, theo các chuyên gia, việc cộng thêm các khoản lỗ, chênh lệch tỷ giá hàng chục nghìn tỷ đồng vào giá bán lẻ điện bình quân có thể khiến giá tăng sốc.

EVN có thể tăng giá điện trong thời gian tới, người tiêu dùng có thể gánh lỗ cho ngành điện. Ảnh:TTXVN
EVN có thể tăng giá điện trong thời gian tới, người tiêu dùng có thể gánh lỗ cho ngành điện. Ảnh:TTXVN.

Chính sách không nhất quán, làm sao kêu gọi đầu tư?

Tiềm năng năng lượng tái tạo của Việt Nam rất lớn. Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC) ước tính Việt Nam có khoảng 600 GWh điện gió chưa khai thác, gồm 300 GWh điện gió ngoài khơi và 300 GWh điện gió trên bờ. Với tổng lượng bức xạ trung bình năm ở mức cao vào khoảng 230-250 kcal/cm2/ngày, Việt Nam được đánh giá là nơi có tiềm năng đặc biệt để phát triển điện mặt trời.

Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) cho biết, thời gian qua, khi chúng ta có chính sách sơ bộ ưu đãi đầu tư năng lượng sạch, các nhà đầu tư quốc tế đã đến và thành lập văn phòng ở Việt Nam. Tuy nhiên thời gian qua, việc hướng dẫn chưa rõ ràng nên nhiều dự án đang được khảo sát phải dừng lại. Thị trường một vài năm trở lại đây trầm lắng hơn khi những vướng mắc của các dự án năng lượng tái tạo chưa được tháo gỡ triệt để. Do đó, các nhà đầu tư quốc tế đã bắt đầu chần chừ cân nhắc khi đầu tư vào Việt Nam.

Không chỉ chính sách giá đầu tư năng lượng tái tạo chưa nhất quán, thậm chí chập chờn, việc đầu tư năng lượng điện mặt trời ở các khu công nghiệp cũng vướng. Theo tính toán của các chuyên gia, điện mặt trời ở các nhà xưởng, DN tiết kiệm được ít nhất 30% chi phí tiền điện mỗi tháng. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta mới chỉ phát triển điện mặt trời ở nhà dân và trong các cơ quan, các nhà xưởng khu công nghiệp lại không được làm. Tình hình này đi ngược lại xu hướng sản xuất xanh, sản phẩm xanh, cũng là một trong những yêu cầu mà nhiều thi trường xuất khẩu buộc phải có, đặc biệt là châu Âu. Theo Bộ Công thương, việc mở rộng đối tượng được lắp điện mặt trời áp mái sẽ được nghiên cứu trong các quy định sau này. Chính sách này đến nay được cho là chậm trễ, trong khi có nhiều tập đoàn lớn tuyên bố đến năm 2030 những nhà máy của họ sẽ hướng tới không sử dụng điện của EVN mà sử dụng năng lượng tái tạo.

Hiện nay nhiều tập đoàn năng lượng sạch hàng đầu của Na Uy như Mainstream, Scatec, Norsk Solar, Equinor; của Đan Mạch như Orsted, tập đoàn công nghiệp của Bỉ John Cockerill… đều muốn đầu tư mảng năng lượng sạch tại nước ta, nhưng nếu chính sách phập phù sẽ làm các DN trong và ngoài nước không dám đầu tư, ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược, mục tiêu NetZerro mà Việt Nam đã cam kết tại COP26.

Cần làm rõ một loạt dự án năng lượng có nguy cơ thất thoát, lãng phí…

Nêu ý kiến tại phiên giám sát, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng nhiều nội dung, vấn đề chưa được báo cáo giám sát làm rõ, đánh giá mang tính định tính.

"Khi Quốc hội giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã chỉ ra một loạt dự án năng lượng nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn, vậy trong báo cáo giám sát này đã làm rõ được hay chưa?", Chủ tịch Quốc hôi cho biết, ông vừa mới đi Cần Thơ về, chuỗi dự án khí điện Lô B Ô Môn, cả thượng và hạ nguồn đều tắc.

"Giám sát phải chỉ ra được trách nhiệm, nhưng tôi đếm chỉ có 8 dòng trong dự thảo nghị quyết mà cũng nói chung chung", Chủ tịch Quốc hội phát biểu, cho rằng pháp luật chính sách thì nhiều nhưng cái gì là trọng tâm, như Quy hoạch điện VII thực thi thế nào khi cơ quan thanh tra, điều tra đang chỉ ra loạt sai phạm?

Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghị quyết giám sát phải chỉ ra việc lớn phải làm, phải cụ thể. "Hiện thanh tra, kiểm tra đều đang làm về điện lực. Vấn đề chuyển đổi năng lượng công bằng, Bộ Công thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty phải làm gì? Thể chế chính sách nào là điểm nghẽn?", Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi liệu sau nghị quyết này có tạo chuyển biến gì và hậu giám sát sẽ thế nào?

Lưu Vĩnh Hy

Tin bài khác
Nhiều “ông lớn” triển khai dự án, nguồn cung bất động sản sẽ bứt phá

Nhiều “ông lớn” triển khai dự án, nguồn cung bất động sản sẽ bứt phá

Quý đầu năm 2025, thị trường bất động sản chứng kiến sự bứt phá với nguồn cung mới từ hơn 100 dự án lớn. Các chủ đầu tư chú trọng pháp lý và hợp tác mở rộng kênh phân phối.
Điểm khác biệt của thị trường bất động sản Hà Nội trong chu kỳ mới

Điểm khác biệt của thị trường bất động sản Hà Nội trong chu kỳ mới

Năm 2025, thị trường bất động sản Hà Nội bước vào chu kỳ phát triển mới, với sự thay đổi mạnh mẽ từ pháp lý, nguồn cung, giá cả và sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.
Khó khăn trong chuyển đổi đất ở Hà Nội vì giá đất tăng mạnh?

Khó khăn trong chuyển đổi đất ở Hà Nội vì giá đất tăng mạnh?

Bảng giá đất mới của Hà Nội khiến nhiều người dân và nhà đầu tư phải điều chỉnh kế hoạch chuyển đổi và đầu tư đất, tạo ra cơ hội và thách thức mới trên thị trường.
Giải pháp cởi nút thắt phân hóa thị trường bất động sản nhà ở

Giải pháp cởi nút thắt phân hóa thị trường bất động sản nhà ở

Thị trường bất động sản năm 2024 đã phục hồi nhưng vẫn tồn tại sự phân hóa giữa các phân khúc. Để thị trường phát triển bền vững, cần những chính sách tháo gỡ các "nút thắt" cục bộ.
Thách thức nguồn cung của thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM

Thách thức nguồn cung của thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM

Dự báo nguồn cung bất động sản TP.HCM cải thiện vào năm 2025, song phân khúc nhà ở giá rẻ vẫn khan hiếm, các khu vực vệ tinh sẽ trở thành lựa chọn tiềm năng.
Khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào tháng 9/2025

Khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào tháng 9/2025

Sáng 7/1, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông cho biết đã chỉ đạo các ngành, địa phương hoàn thiện các thủ tục cuối cùng để khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào tháng 9/2025.
Bình thuận: Đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị và xây dựng

Bình thuận: Đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị và xây dựng

Bình Thuận hiện có 14 đô thị với 10 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và 12 thị trấn. Tuy nhiên, công tác quy hoạch đang gặp nhiều thách thức cần được tháo gỡ.
Cầu nhà ở sẽ phục hồi khi niềm tin của nhà đầu tư trở lại

Cầu nhà ở sẽ phục hồi khi niềm tin của nhà đầu tư trở lại

Thị trường bất động sản tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, với sự gia tăng giao dịch và nhu cầu mua nhà thực. Đặc biệt, đầu tư bất động sản ngày càng sôi động nhờ nguồn cung cải thiện.
Cơ hội và tiềm năng của phân khúc bất động sản bán lẻ Việt Nam

Cơ hội và tiềm năng của phân khúc bất động sản bán lẻ Việt Nam

Bất động sản bán lẻ Việt Nam đang nổi lên mạnh mẽ nhờ vào sự phát triển của các trung tâm thương mại, dân số trẻ, và tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những thách thức cần vượt qua để khai thác tối đa tiềm năng.
Năm 2024 có hơn 47. 000 sản phẩm bất động sản giao dịch thành công

Năm 2024 có hơn 47. 000 sản phẩm bất động sản giao dịch thành công

Thị trường bất động sản 2024 ghi nhận hơn 47.000 giao dịch thành công với tỷ lệ hấp thụ đạt 72%. Căn hộ chung cư chiếm 75% lượng giao dịch, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh: 644 dự án nhà ở xã hội đang triển khai

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh: 644 dự án nhà ở xã hội đang triển khai

Bộ Xây dựng xác nhận các giải pháp điều hành hiệu quả để thúc đẩy thị trường bất động sản, đặc biệt là triển khai 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, với 644 dự án đang triển khai trên cả nước.
Bình Thuận: Dự kiến áp dụng bảng giá đất mới cho năm 2025

Bình Thuận: Dự kiến áp dụng bảng giá đất mới cho năm 2025

Giá đất tăng mạnh tại nhiều khu vực xuất phát từ sự phát triển nhanh chóng của các dự án hạ tầng, đô thị và du lịch ở Bình Thuận có chiều hướng phát triển. Đặc biệt, các khu vực có tiềm năng kinh tế và kết nối giao thông thuận lợi.
Quảng Trị: Đề xuất điều chỉnh mức tăng bình quân giá đất

Quảng Trị: Đề xuất điều chỉnh mức tăng bình quân giá đất

Ngày 24/12, UBND tỉnh Quảng Trị đã có phiên họp với các sở, ngành và địa phương để thẩm định kết quả điều chỉnh bảng giá các loại đất định kỳ 5 năm (2020 - 2024) trên địa bàn tỉnh, tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025.
Quy định mới về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia đất đai

Quy định mới về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia đất đai

Thông tư số 25/2024/TT-BTNMT quy định quy trình xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, với những yêu cầu mới về kỹ thuật, bảo mật và kết nối dữ liệu.
Trái phiếu bất động sản: Cơ hội và rủi ro từ cuộc "phá băng" thị trường

Trái phiếu bất động sản: Cơ hội và rủi ro từ cuộc "phá băng" thị trường

Năm 2024, thị trường bất động sản (BĐS) sôi động nhờ kênh huy động vốn từ trái phiếu riêng lẻ. Tuy nhiên, dù tạo cơ hội lớn, nhưng cũng ẩn chứa những rủi ro tiềm ẩn mà nhà đầu tư cần thận trọng.