Thứ bảy 16/11/2024 04:27
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Nhà đầu tư hưởng lợi từ quy định mới về PPP

12/10/2020 00:00
Ông Nguyễn Đăng Trương, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chia sẻ về những thay đổi tích cực của Nghị định 63/2018/NĐ-CP ngày 4/5/2018 về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), có hiệu lực từ ngày mai (19/6).Thưa ông, đâ

Thưa ông, đâu là những thay đổi quan trọng trong Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức PPP?

Nghị định này tập trung nhiều vào việc tháo gỡ vướng mắc đối với các dự án đang được triển khai, như quy định chặt chẽ hơn trong công tác chuẩn bị đầu tư, bổ sung quy định về việc công bố thông tin hợp đồng dự án, tăng cường sự giám sát của cộng đồng đối với việc triển khai dự án.

Ông Nguyễn Đăng Trương, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Theo đó, một số nội dung sửa đổi quan trọng là, quy định rõ về thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP; mở rộng các nguồn vốn nhà nước tham gia dự án PPP; quy định chặt chẽ hơn đối với dự án BT; bãi bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án PPP; bổ sung quy trình thực hiện dự án PPP áp dụng công nghệ cao; đẩy mạnh việc phân cấp cho các đơn vị sự nghiệp công lập, đồng thời tiếp tục tăng cường công khai, minh bạch thông tin về dự án PPP.

Thay đổi đó tác động thế nào đến các nhà đầu tư tư nhân trong nước và quốc tế?

Những thay đổi trên được kỳ vọng sẽ tạo niềm tin cho cộng đồng các nhà đầu tư về một môi trường đầu tư công khai, minh bạch.

Vốn đầu tư từ các khu vực tư nhân thông qua hình thức BOT, BT đã góp phần thay đổi diện mạo của các địa phương, cải thiện đáng kể hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, như đã đưa vào sử dụng hàng ngàn ki-lô-mét Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên; xây dựng các cầu quy mô lớn (Cổ Chiên, Rạch Miễu, Việt Trì, Yên Lệnh...); xây dựng các công trình xử lý nước thải, rác thải, công trình y tế, giáo dục, thương mại...

Kết quả nêu trên rất đáng ghi nhận, tuy nhiên, cần lưu ý rằng, cơ chế PPP không phải là “cây đũa thần” để giải quyết nhu cầu “khát vốn”, cũng như không thể biến một dự án tồi thành một dự án PPP tốt.

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa mặn mà với các dự án hạ tầng giao thông theo hình thức PPP. Thưa ông, việc thiếu cơ chế bảo lãnh, chia sẻ rủi ro có phải là điểm nghẽn chính? Nghị định 63/2018/NĐ-CP tháo nút thắt này như thế nào?

Có thể nói, thiếu cơ chế bảo lãnh là một trong những nguyên nhân chính hạn chế sự hấp dẫn với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, còn nhiều việc cần quan tâm, quyết liệt cải cách và triển khai thực hiện mới khơi thông được phương thức đầu tư này, như phải lựa chọn dự án tốt, bố trí đủ nguồn lực tài chínhcủa Nhà nước cho việc lập dự án và tham gia đầu tư, phải đấu thầu cạnh tranh rộng rãi, minh bạch thông tin, tăng cường năng lực về PPP cho các cấp thực hiện dự án.

Cơ chế bảo lãnh, chia sẻ rủi ro đã được thảo luận rất kỹ trong nhiều diễn đàn, hội nghị, tuy nhiên, Nghị định cần tuân thủ các quy định tại các luật hiện hành, nên chưa có đề xuất thay đổi đáng kể nào. Dự kiến, nội dung này sẽ được xem xét, bổ sung trong quá trình dự thảo Luật về PPP trong thời gian tới.

Vậy đâu là giải pháp trong thời gian chờ đợi xây dựng Luật về PPP?

Khung pháp lý về PPP đã tương đối đầy đủ và phù hợp với thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, việc thu hút hiệu quả đầu tư PPP không chỉ dừng ở chính sách, mà phải giải quyết bài toán đồng bộ từ việc lựa chọn dự án, bố trí nguồn lực, minh bạch thông tin và tăng cường năng lực cho người làm. Do đó, trong thời gian tới, khi xây dựng Luật về PPP, cần đẩy mạnh các giải pháp để lựa chọn dự án tốt nhất đưa ra thị trường; bố trí đủ nguồn lực để lập dự án và tham gia đầu tư; tăng cường công khai, minh bạch thông tin và luôn quan tâm công tác đào tạo, tăng cường năng lực PPP cho các cấp triển khai.

Về tiến độ xây dựng Luật về PPP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Chính phủ là sẽ trình Quốc hội Dự thảo Luật tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 11/2019) để cho ý kiến và sẽ được hoàn thiện trình Quốc hội xem xét, thông qua vào Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020).

Bài học kinh nghiệm từ các nước để thực hiện hiệu quả các dự án hạ tầng theo hình thức PPP là gì, thưa ông?

Kinh nghiệm các nước cho thấy, PPP không dễ dàng đối với bất cứ quốc gia nào. Do đó, có nhiều nước thành công, nhưng cũng có thất bại, kể cả nước phát triển.

Hiện được xem là thời điểm rất phù hợp (nhu cầu đầu tư rất lớn, các đối tác trong và ngoài nước quan tâm…) để Việt Nam thu hút đầu tư theo hình thức PPP. Chúng ta phải tận dụng cơ hội này, nếu không triển khai thành công trong vòng 5 năm tới, thì cơ hội sẽ không còn.

Theo kinh nghiệm quốc tế, để triển khai thành công mô hình PPP, cần đảm bảo một số yếu tố quan trọng dưới đây.

Thứ nhất, phải nhận thức đúng về PPP, đó là khó khăn, phức tạp và dài hạn; đồng thời, có cách làm bài bản, cầu thị và có trách nhiệm cao từ phía các cơ quan có liên quan của nhà nước.

Thứ hai, cần có quyết tâm chính trị cao ở tất cả các cấp và chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt, rõ ràng thông qua các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn.

Thứ ba, cần khung pháp lý đầy đủ, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thứ tư, Nhà nước cần bố trí đủ nguồn lực tài chính cho việc lựa chọn dự án tốt, chuẩn bị dự án, tham gia đầu tư và sau này là các cơ chế bảo lãnh (nếu có).

Thứ năm, cán bộ trực tiếp làm PPP cần được bố trí theo chế độ chuyên trách, có chuyên môn tốt, được đào tạo bài bản.

Thứ sáu, nâng cao trách nhiệm của phía Nhà nước - một bên hợp đồng dự án PPP, hợp tác với nhà đầu tư - với nguyên tắc cùng có lợi.

Tóm lại, để thực hiện được PPP, phải hiểu đúng và có quyết tâm chính trị lớn từ cấp cao nhất; triển khai quyết liệt, đồng bộ; bố trí đủ nguồn lực và với cách làm bài bản.

Bích Thủy

Tin bài khác
Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050

Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050 nhấn mạnh việc không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế, thay vào đó là phát triển kinh tế xanh.
Không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Bộ Công Thương cam kết tuyệt đối bảo đảm cung ứng điện trong năm 2025, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống.
Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024: Thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”?

Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024: Thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”?

Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024 được xem như bước ngoặt đột phá cho sự phát triển của nền nông nghiệp. Đây cũng là thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”…
Hãy tư duy như người không biết gì về công nghệ số để sử dụng công nghệ số tốt nhất

Hãy tư duy như người không biết gì về công nghệ số để sử dụng công nghệ số tốt nhất

"Hãy tập trung vào các ý tưởng sáng tạo hơn là tập trung vào công nghệ số (CNS). Hãy để câu chuyện CNS cho các doanh nghiệp CNS", theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.
Bộ Công Thương trình Quốc hội phương án phát triển điện hạt nhân

Bộ Công Thương trình Quốc hội phương án phát triển điện hạt nhân

Bộ Công Thương trình Quốc hội về việc tái khởi động chương trình điện hạt nhân, coi đây là giải pháp để đảm bảo an ninh năng lượng, cung cấp điện ổn định.
Việt Nam có lợi thế gì để đạt mục tiêu là trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực?

Việt Nam có lợi thế gì để đạt mục tiêu là trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực?

Việt Nam đang tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á, tận dụng các lợi thế về nhân lực, chi phí, và sự hỗ trợ quốc tế.
Khó khăn trong ngành hóa dầu, Hyosung và SCG kiến nghị hỗ trợ từ Chính phủ

Khó khăn trong ngành hóa dầu, Hyosung và SCG kiến nghị hỗ trợ từ Chính phủ

Ngày 14/11, trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác Trung ương, hai doanh nghiệp là Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai và Tập đoàn SCG đã đề cập đến các khó khăn gặp phải trong thời gian qua.
Kinh tế số, chuyển đổi số là nòng cốt phát triển đô thị - công nghiệp thông minh

Kinh tế số, chuyển đổi số là nòng cốt phát triển đô thị - công nghiệp thông minh

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, định hướng mới của Bình Dương là phát triển hệ sinh thái đô thị - công nghiệp thông minh, trong đó kinh tế số là nòng cốt.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tính đến nay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh mới đạt 56,35%, đạt tỉ lệ thấp so với cùng kỳ năm 2023.
Tháo gỡ điểm nghẽn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước

Tháo gỡ điểm nghẽn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có nhiều đột phá, tháo gỡ điểm nghẽn và cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp Nhà nước phát triển.
Hà Nam, Sơn La lập thị xã mới trong kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính

Hà Nam, Sơn La lập thị xã mới trong kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính tại 12 tỉnh, thành, trong đó Hà Nam và Sơn La thành lập thị xã mới.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Minh Lâm: “Thành công của doanh nghiệp là thành công của tỉnh”

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Minh Lâm: “Thành công của doanh nghiệp là thành công của tỉnh”

Trong 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ước đạt gần 646 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngăn chặn hàng nhập lậu và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Ngăn chặn hàng nhập lậu và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Tổng cục Hải quan yêu cầu cục trưởng cục hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra, giám sát hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử.
Quốc hội thông qua chi ngân sách trung ương năm 2025 là 1.523.264 tỷ đồng

Quốc hội thông qua chi ngân sách trung ương năm 2025 là 1.523.264 tỷ đồng

Quốc hội thông qua tổng chi ngân sách trung ương 2025 là 1.523.264 tỷ đồng, yêu cầu xử lý nghiêm vi phạm và cá thể hóa trách nhiệm đối với chậm giải ngân.
Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam có được kéo dài đến miền Tây?

Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam có được kéo dài đến miền Tây?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có được kéo dài đến miền Tây không cũng là nội dung nổi bật được đại biểu Quốc hội trình bày tại phiên thảo luận hôm nay.