Thứ tư 02/04/2025 12:19
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Nền kinh tế Việt Nam đã đi vào giai đoạn phục hồi thực sự

03/10/2022 10:50
Tháng 10/2021 Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP với quyết sách quan trọng là chuyển từ chống dịch COVID-19 bằng biện pháp hành chính sang vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa tiến hành mở cửa, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, TS Nguyễn Trí Hiế
Ảnh minh họa
TS Nguyễn Trí Hiếu

"Tôi cho rằng, việc ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP là quyết định phù hợp của Chính phủ trong phòng chống dịch COVID-19, đồng thời hỗ trợ phát triển nền kinh tế", TS Hiếu khẳng định.

Ông Hiếu phân tích: Việt Nam không phải là một quốc gia ngoại lệ khi vừa thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, vừa mở cửa nền kinh tế, mà hầu như tất cả các nước cũng đều áp dụng chính sách tương tự như vậy.

Chẳng hạn như ở Mỹ, lúc đầu Chính phủ Mỹ cũng chủ trương thắt chặt nền kinh tế, thực hiện phong tỏa các đường phố giống như ở Việt Nam. Nhưng khi tỷ lệ tiêm vaccine phòng dịch COVID-19 được mở rộng trong dân chúng ở mức độ nhất định thì việc mở cửa nền kinh tế đã được thực hiện. Và ở Việt Nam cũng vậy.

"Tôi còn nhớ, vào đầu và giữa năm 2021, khi dịch bệnh diễn ra rất căng thẳng, chúng ta đã phải tạm hoãn hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp, và với người dân thì "ở đâu ở nguyên đó", một biện pháp mạnh để chống sự lây lan khủng khiếp của đại dịch COVID-19 lúc đó.

Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện giãn cách xã hội, chúng ta nhận thức được rằng cần mở cửa nền kinh tế, không thể để tình trạng phong tỏa kéo dài. Và tôi cho rằng, Nghị quyết 128 ban hành ở thời điểm tháng 10/2021 là rất phù hợp, vừa cởi trói được nền kinh tế, vừa bảo đảm được an toàn sức khỏe, tính mạng cho người dân".

Và từ đó cho đến nay, Nghị quyết 128 đã phát huy được tính hiệu quả cho nền kinh tế. Cụ thể là từ cuối năm 2021, nền kinh tế bắt đầu được cởi mở hơn, các thành phần kinh tế, các hoạt động sản xuất kinh doanh, các thị trường (như thị trường hàng hóa, thị trường bất động sản, xuất nhập khẩu và ngay cả thị trường tiền tệ) cũng đã được mở cửa trở lại để đi vào một giai đoạn mới là giai đoạn phục hồi.

Từ đầu năm 2022 đến nay, nền kinh tế của chúng ta đã đi vào giai đoạn phục hồi thực sự. GDP của 6 tháng đầu năm lên đến 6,42%. Con số này chứng tỏ nền kinh tế của chúng ta phục hồi rất mạnh và vượt hơn rất nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, Việt Nam kiểm soát được tình hình lạm phát.

Theo ông Hiếu, đây là thành công của Chính phủ, đặc biệt là công tác chỉ đạo điều hành của Thủ tướng Chính phủ, khi giữ ổn định được nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, đạt được nhiều chỉ tiêu tăng trưởng trong 8 tháng đầu năm 2022.

Mặc dù vậy, nền kinh tế của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi kinh tế toàn cầu. Chúng ta không thể quá lạc quan khi tình hình trên thế giới đang diễn biến khó lường, với khả năng kinh tế Mỹ và nhiều nền kinh tế khác đi vào suy thoái, hay ít nhất cũng "hạ cánh mềm" bắt đầu từ đầu năm 2023, trong khi lạm phát vẫn chưa có dấu hiệu lùi bước.

"Tôi nhấn mạnh một lần nữa, việc ban hành Nghị quyết 128 cho thấy Chính phủ đã có nhận thức kịp thời để mở cửa nền kinh tế trong thời điểm phù hợp với điều kiện của đất nước. Và thời gian qua cũng cho thấy, Chính phủ đã sử dụng tất cả các biện pháp trong khả năng của mình như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ để phục hồi nền kinh tế và chính kết quả tăng trưởng GDP cho thấy thành công trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là rất đáng ghi nhận", ông Hiếu khẳng định.

Dự báo phát triển kinh tế - xã hội cả năm 2022, ông Hiếu cho rằng, từ bây giờ cho đến cuối năm, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục chìm trong khủng hoảng, trong đó có những nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ có khả năng đi vào suy thoái nên Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Theo ông Hiếu, từ nay đến cuối năm, Việt nam cần tăng cường xuất khẩu, tìm những thị trường mới trên thế giới và ổn định được đồng tiền trong nước.

Hải An

Bài liên quan
Tin bài khác
TS. Nguyễn Hải Nam: Ba động lực thúc đẩy tăng trưởng bền vững của Việt Nam

TS. Nguyễn Hải Nam: Ba động lực thúc đẩy tăng trưởng bền vững của Việt Nam

TS. Nguyễn Hải Nam, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính Quốc hội, chia sẻ về ba động lực tăng trưởng kinh tế bền vững cho Việt Nam trong giai đoạn 2025 – 2030.
Chiến lược ESG cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Từ áp lực tuân thủ đến cơ hội tăng trưởng

Chiến lược ESG cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Từ áp lực tuân thủ đến cơ hội tăng trưởng

Trong bối cảnh chuyển đổi số và yêu cầu về phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam đang đứng trước áp lực phải thích ứng nhanh chóng để không bị bỏ lại phía sau. Trả lời phỏng vấn Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, ông Ren Varma – Giám đốc ACCA khu vực Đông Nam Á Lục địa cho biết việc tiếp cận các chuẩn mực ESG và nâng cao năng lực kế toán không chỉ là xu hướng mà là chiến lược sống còn giúp DNNVV tăng khả năng chống chịu, thu hút nguồn lực và phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới.
5 "thung lũng chết" trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

5 "thung lũng chết" trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tại Hội thảo diễn ra sáng ngày 1/4, TS. Hà Huy Ngọc, Viện Kinh tế Việt Nam đã chỉ rõ những khó khăn trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
TS. Lê Xuân Nghĩa: Cần cải cách mạnh mẽ để thành trung tâm tài chính quốc tế

TS. Lê Xuân Nghĩa: Cần cải cách mạnh mẽ để thành trung tâm tài chính quốc tế

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, các tiêu chí xếp hạng trung tâm tài chính quốc tế và đề xuất giải pháp để Việt Nam phát triển thành trung tâm tài chính khu vực, vượt qua khó khăn về vốn và cơ sở hạ tầng.
TS. Nguyễn Đình Cung: Cần tháo bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

TS. Nguyễn Đình Cung: Cần tháo bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, cần tháo bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, giải phóng tiềm năng và tối đa hóa nguồn lực cho nền kinh tế Việt Nam.
PGS. TS Trần Đình Thiên: Tăng trưởng bền vững cần thay đổi tư duy và chính sách

PGS. TS Trần Đình Thiên: Tăng trưởng bền vững cần thay đổi tư duy và chính sách

Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tê Việt Nam, tầm quan trọng của kinh tế tư nhân và thay đổi tư duy để đạt mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam vào năm 2045.
GS. Trần Chủng: Cần giải quyết bài toán vốn cho nhà đầu tư giao thông

GS. Trần Chủng: Cần giải quyết bài toán vốn cho nhà đầu tư giao thông

Theo GS. Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông, vốn là thách thức nhất trong dự án PPP, cần cải cách pháp lý để thúc đẩy đầu tư.
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Vàng là bảo hiểm an toàn cho người dân

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Vàng là bảo hiểm an toàn cho người dân

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng, vàng không chỉ là kênh đầu tư mà còn là loại bảo hiểm hữu ích cho người dân, đặc biệt là những người không có bảo hiểm xã hội hoặc nhân thọ.
PGS. TS Trần Đình Thiên: Dòng tiền đầu tư công quyết định tăng trưởng kinh tế

PGS. TS Trần Đình Thiên: Dòng tiền đầu tư công quyết định tăng trưởng kinh tế

Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, dòng tiền đầu tư công mạnh mẽ, cùng các chính sách tài chính, tín dụng, sẽ là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2025.
"Nếu có được một triệu chuyên gia AI..."

"Nếu có được một triệu chuyên gia AI..."

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT tin rằng, nếu có được một triệu chuyên gia AI, Việt Nam sẽ thực sự sánh vai với cường quốc hàng đầu về công nghệ.
Chuyên gia Phạm Xuân Hòe: Dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt

Chuyên gia Phạm Xuân Hòe: Dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt

Theo ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Nhà nước, dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt, gây khó khăn cho tăng trưởng. Ngoài ra còn các vấn đề như tín dụng tăng nhanh, tiền chảy ra ngoài và mức đầu tư thấp.
TS. Lê Đức Khánh: Chứng khoán năm 2025 sẽ đi xa hơn các năm trước

TS. Lê Đức Khánh: Chứng khoán năm 2025 sẽ đi xa hơn các năm trước

TS. Lê Đức Khánh nhận định, năm 2025 sẽ là năm đầy cơ hội cho thị trường chứng khoán Việt Nam với sự tăng trưởng GDP cao, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành tài chính, chứng khoán, ngân hàng và bất động sản khu công nghiệp.
TS. Cấn Văn Lực: Nhà đầu tư cần tinh tế, đa dạng hóa để giảm rủi ro

TS. Cấn Văn Lực: Nhà đầu tư cần tinh tế, đa dạng hóa để giảm rủi ro

TheoTS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng BIDV các nhà đầu tư Việt Nam sẽ vượt qua thách thức từ nền kinh tế toàn cầu, đồng thời tận dụng các cơ hội trong bối cảnh khó khăn.
Thị trường chứng khoán năm 2025 -  Cơ hội tăng trưởng và đổi mới

Thị trường chứng khoán năm 2025 - Cơ hội tăng trưởng và đổi mới

Theo Bà Phạm Thị Thuỳ Linh, Trưởng Ban Phát triển Thị trường Chứng khoán Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, với mục tiêu nâng hạng và thu hút vốn ngoại, thị trường chứng khoán Việt Nam đang hướng tới tương lai đầy hứa hẹn. Cải cách, công nghệ và sản phẩm mới là chìa khóa thành công.
GS.TSKH Nguyễn Mại: Tập đoàn lớn cần dẫn dắt doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng trưởng

GS.TSKH Nguyễn Mại: Tập đoàn lớn cần dẫn dắt doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng trưởng

Theo GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) tập đoàn kinh tế lớn trong nước cũng cần đóng vai trò dẫn dắt trong việc hợp tác và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.