Đại dịch COVID-19 đã khiến các chủ doanh nghiệp và nhân viên của họ chuyển sang làm việc tại nhà bắt đầu từ năm 2020. Nhiều người trước đây chưa từng làm việc từ xa đã phải tập với một thói quen mới. Giờ đây, tại nhiều doanh nghiệp, chắc chắn rằng phần lớn nhân viên sẽ không muôn dành trọn 40 giờ làm việc trong văn phòng. Và để thu hút những ứng viên tốt nhất, nhiều doanh nghiệp đang đưa ra chính sách cho phép làm việc từ xa. Mặc dù điều này nghe có vẻ rất tốt và tạo ra sự linh hoạt cho nhân viên, nhưng nó cũng đặt ra nhiều thách thức.
Tại sao cả người sử dụng lao động và nhân viên đều cảm thấy công việc từ xa đang khiến họ chán nản? Dưới đây là một số vấn đề phổ biến, cách giải quyết và mẹo cần xem xét.
Hãy đề phòng sự kiệt sức
Sự xuất hiện của xu hướng từ chức vào đầu năm 2021 là một phần chất xúc tác khiến các doanh nghiệp thay đổi lịch trình làm việc để mang đến cho nhân viên sự linh hoạt hơn. Các báo cáo cho thấy, nỗ lực cải tổ lực lượng lao động này tiếp tục là một xu hướng vào năm 2022. Tuy nhiên, dữ liệu mới cho thấy rằng làm việc từ xa có thể gây mệt mỏi và dẫn đến kiệt sức.
Nhân viên báo cáo rằng, làm việc tại nhà (Work from home - WFH) gây ra tình trạng mệt mỏi vì nó có thể dẫn đến làm việc ngoài giờ và phá vỡ sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của họ. Nghiên cứu cho thấy trong thời kỳ đại dịch, số giờ làm việc tăng lên khi ranh giới giữa công việc và cuộc sống gia đình của nhân viên bị giảm xuống. Một nghiên cứu khác chứng minh dữ liệu này cho thấy 53% người lao động tại Mỹ cảm thấy căng thẳng và kiệt sức khi làm việc từ xa.
Một phần của căng thẳng này đến từ sự cô lập khi ở một mình. Chúng ta là những cá thể xã hội, và khi nói đến công việc, việc tương tác với những người khác sẽ kéo chúng ta lại với nhau và làm cho công việc của chúng ta trở nên dễ dàng và hài lòng hơn. Để tập hợp một nhóm lại với nhau đòi hỏi nỗ lực có chủ đích, chẳng hạn như các cuộc gọi thân mật để chuẩn bị bữa trưa và trò chuyện trong một thời gian ngắn. Khi giới thiệu một thành viên mới, hãy cố gắng mời mọi người cùng tham gia một cuộc họp trực tuyến để giới thiệu bản thân người mới và từ đó mọi người có thể hiểu được nhau nhiều hơn. Ngoài ra hãy cố gắng tổ chức các cuộc họp định kỳ, có thể trực tuyến hoặc ở bên ngoài để thảo luận về các dự án, tìm hướng giải quyết và đồng thời giao lưu lẫn nhau.
Khó khăn trong việc gìn giữ văn hóa doanh nghiệp
Việc WFH có thể làm giảm văn hóa của công ty bạn. Theo thời gian, nhân viên có thể trở nên thờ ơ về văn hóa chung của công ty. Dễ dàng nhận thấy rằng văn hóa thậm chí có thể khó nắm bắt hơn trong một môi trường xa xôi; những người đang làm việc tại nhà có thể không hoàn toàn kết nối với sứ mệnh doanh nghiệp của bạn.
Điều quan trọng là phải nuôi dưỡng những khía cạnh văn hóa của doanh nghiệp bạn mà nhân viên nghĩ rằng điều này làm cho doanh nghiệp của bạn trở thành một nơi tuyệt vời để làm việc. Hãy cố gắng kết hợp các thông điệp về giá trị, sứ mệnh và mục đích của tổ chức trong suốt quá trình làm việc của nhân viên và tìm kiếm các con đường để làm nổi bật sứ mệnh của công ty bạn. Ngoài ra, cũng nên cố gắng hỏi ý kiến của nhân viên và nhớ cho họ biết bạn đã lắng nghe tiếng nói của họ và thực hiện thay đổi theo mong muốn của họ.
Thiếu môi trường giao tiếp
Nghiên cứu cho thấy, gần 60% những người WFH không nhận được thông tin quan trọng. Nhân viên làm việc từ xa phải được thông báo về những gì đang thay đổi hoặc xảy ra tại doanh nghiệp, cũng như họ cần phải được chia sẻ ý tưởng, được hỗ trợ và nhận được phản hồi có ý nghĩa về công việc của họ.
Hậu quả của việc bỏ lỡ bất kỳ một trong những điều này sẽ tác động đến quá trình làm việc của nhân viên và ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Nhân viên WFH không thể nói chuyện nhiều với đồng nghiệp của họ và thậm chí ít có quá ít thời gian để gặp mặt nhau. Đánh mất sự hợp tác này có thể tác động tiêu cực đến tinh thần đồng đội và sự thành công trong kinh doanh.
Khi được khảo sát, 70% người lao động trả lời rằng mối quan hệ của họ với đồng nghiệp cũng quan trọng như chính công việc. Từ nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, các cuộc gặp gỡ trực tiếp thường xuyên dẫn đến sự gắn bó và hợp tác chặt chẽ hơn giữa các nhóm.
Tất cả nhân viên - dù làm tại chỗ hay từ xa đều phải có quyền tiếp nhận mọi thông tin và thông báo được cập nhật tường xuyên từ doanh nghiệp. Đại dịch và sự chuyển dịch xu hướng mới sang WFH đã thay đổi bộ mặt của môi trường làm việc. Những lựa chọn thay thế nơi làm việc này mang lại cơ hội và cả thách thức. Nếu người chủ doanh nghiệp muốn giải quyết các vấn đề gặp phải trong việc áp dụng chính sách WFH, hãy đảm bảo việc đưa nhân viên vào các cuộc thảo luận và thường xuyên hỏi ý kiến của họ. Hãy tìm hiểu xem họ mong muốn gì từ nơi làm việc và họ có ý kiến đóng góp gì có thể giúp ích cho văn hóa của công ty cũng như giúp công ty ngày một phát triển.
Bảo Bảo