Thứ năm 28/11/2024 06:38
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Loay hoay chống vi phạm sở hữu trí tuệ

12/10/2020 00:00
Việt Nam tham gia nhiều công ước về SHTT nhưng nghịch lý là Việt Nam lại xếp hạng “bét” trong câu chuyện bảo vệ quyền SHTT.

Hải quan Hải Phòng phát hiện lô hàng vi phạm sở hữu trí tuệ ngày 6/7/2017. Ảnh: Quang Hùng​​​.

Chế tài nhẹ, DN ngại ngần

Đứng từ góc độ DN kinh doanh dịch vụ đại diện SHTT, ông Nguyễn Vũ Quân, Công ty TNHH Tầm nhìn và Liên danh, Hội SHTT Việt Nam đánh giá: Thời gian qua, những nỗ lực trong chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT của cơ quan thực thi đã đạt được những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, thực tế, còn một số tồn tại cần khắc phục, xuất phát từ hệ thống thực thi, từ đối tượng vi phạm và cả từ chủ thể quyền.

Cụ thể, hệ thống thực thi quyền SHTT tại Việt Nam đưa ra 3 biện pháp để xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT gồm: Dân sự, hành chính và hình sự. Trong đó, hành chính là biện pháp được sử dụng nhiều nhất vì ít tốn kém, nhanh gọn. Tuy nhiên, mức xử phạt nhẹ, chưa đủ tính răn đe. Ông Quân lấy ví dụ, với hành vi sản xuất thuốc xâm phạm quyền sáng chế, quy mô lớn, sản phẩm bán trên toàn quốc, mức phạt tối đa chỉ là 500 triệu đồng. Lợi nhuận thu được rất lớn so với mức phạt. Bên cạnh đó, lực lượng thực thi còn thiếu, chuyên môn chưa cao, lúng túng trong xử lý; tình trạng xử lý xâm phạm bị kéo dài khi có tranh chấp về quyền SHTT hoặc quyền SHTT bị yêu cầu hủy bỏ hiệu lực… Theo ông Quân, để xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT, cả biện pháp dân sự và hình sự đều ít được sử dụng, trong đó hình sự ít được sử dụng nhất. Với biện pháp hình sự, việc chứng minh lỗi cố ý hết sức khó khăn (đối tượng cố ý buôn bán hàng giả nhưng khi bị bắt và điều tra lại khai không biết đó là hàng giả. Do thiếu yếu tố cấu thành tội nên phải xử lý hành chính).

Liên quan tới vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Quốc Thịnh, Trưởng Bộ môn Quản trị Thương hiệu, Trường Đại học Thương mại nhấn mạnh: Ở Việt Nam, không có mặt hàng gì không tìm thấy hàng giả. Đáng chú ý, hiện nay đang phát sinh tình trạng xâm phạm SHTT là xâm phạm tên miền, kinh doanh hàng giả qua mạng… rất khó kiểm soát. Tồn tại điều này là bởi các vi phạm chủ yếu đang được xử lý bằng biện pháp hành chính. Những hành vi xâm phạm SHTT, tới hơn 98% đang xử lý bằng biện pháp hành chính, chỉ trên 1% xử lý bằng biện pháp tư pháp, thông qua tòa án, vận dụng các công ty luật để xử lý.

“Khung khổ pháp luật còn nhẹ, chế tài chưa đủ mạnh. Đây là vướng mắc trong thực thi. Cơ quan xử lý hành chính không có đủ nhân lực để đi xử lý, phải tư pháp hóa. Ở nước ngoài, vấn đề này được tư pháp hóa rất mạnh”, ông Thịnh nói.

Ngoài những hạn chế nêu trên, khó khăn, thách thức trong chống hàng giả, vi phạm SHTT còn xuất phát từ sự ngần ngại, bất hợp tác của chính DN. Ông Nguyễn Phương Minh, Phó phòng Thực thi giải quyết khiếu nại, Cục SHTT, Bộ Khoa học và Công nghệ cho hay: “Một số chủ DN e ngại, có ý sống chung với hàng giả. Khi cơ quan chức năng gọi lên hợp tác để xác minh thì rất ít khi hợp tác, có khi gọi 5-6 lần, DN cũng không lên”.

Đồng tình quan điểm này, ông Thịnh phân tích rõ hơn: Thực tế, có nhiều DN ngại hợp tác với cơ quan chức năng trong chống hàng giả bởi khi công bố sản phẩm của DN có hàng giả có thể gây ảnh hưởng tới uy tín, hàng hóa khiến DN bị người tiêu dùng tẩy chay. Đáng chú ý, có trường hợp, sau khi DN hợp tác với cơ quan chức năng chỉ rõ sự khác biệt, cách nhận biết hàng thật với hàng giả thì hàng giả được làm những lần sau ngày càng tinh vi, giống hàng thật hơn.

Kết quả khảo sát 350 DN trong năm 2016 chủ yếu là DN nhỏ và siêu nhỏ ở khu vực Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hà Nội cho thấy: Trong 350 DN, có 208 DN quan tâm đến bảo vệ thương hiệu, nhưng tỷ lệ DN thực hiện bằng hành vi rất nhỏ. Cụ thể, có 18/208 DN đã và đang xác lập quyền. 1/18 DN có đăng ký kiểu dáng công nghiệp; 17/18 DN chỉ đăng ký nhãn hiệu.

DN cần xác lập quyền

Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh: Việt Nam tham gia nhiều công ước về SHTT nhưng nghịch lý là Việt Nam lại xếp hạng “bét” trong câu chuyện bảo vệ quyền SHTT. Hiện nay, khi Việt Nam tham gia nhiều FTA, nhất là FTA Việt Nam-EU hay Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cam kết về SHTT rất cao. “Câu chuyện chống hàng giả, bảo vệ quyền SHTT không đơn thuần là vấn đề thật-giả mà là cách thức làm ăn, làm chộp giật hay bài bản nghiêm túc; là câu chuyện về cạnh tranh sáng tạo, niềm tin vào DN Việt Nam và uy tín của Việt Nam. Vấn đề lan tỏa, cạnh tranh công bằng lớn hơn nhiều câu chuyện chỉ đi xử lý vi phạm. Tôi cho rằng, Việt Nam cần ưu tiên hai cái. Thứ nhất là sức khỏe, an toàn cho con người. Thứ hai là Việt Nam cần chuyển sang giai đoạn phát triển mới với nhiều sáng tạo, năng suất hơn”, chuyên gia Võ Trí Thành nói.

Đồng tình với cái nhìn bao quát của chuyên gia Võ Trí Thành, ông Nguyễn Quốc Thịnh nêu quan điểm: Bên cạnh khắc phục những điểm hạn chế đang hiện hữu, để chống hàng giả, xâm phạm quyền SHTT, DN cần lưu ý xác lập quyền. Hiện nay có hai quy tắc trong xác lập quyền SHTT. Một là ưu tiên người xác lập trước và hai là ưu tiên người nào sử dụng trước. Ở nhiều quốc gia và ở Việt Nam, ai đăng ký trước sẽ được ưu tiên, chậm chân là thua.

Ngoài ra, mỗi DN có nhiều tài sản trí tuệ như những bí mật kinh doanh, danh mục khách hàng, hệ thống thông tin khách hàng, bí quyết tiếp cận thị trường, hệ thống phân phối… Hiện nay, gần 90% DN được khảo sát không nhận diện được tài sản trí tuệ và không có biện pháp bảo vệ. Điều này rất đáng tiếc. Muốn bảo vệ tài sản trí tuệ không cần làm thủ tục xác lập quyền. Theo Luật SHTT, DN sẽ tự động được bảo vệ nhưng với điều kiện DN phải áp dụng biện pháp bảo mật, tài sản như phải đóng dấu mật, có quy chế bảo mật. Làm vậy, sau này khi DN bị xâm phạm mới có thể xử lý được. Ngay trước mắt, DN cũng cần gia tăng các điểm tiếp xúc thương hiệu, công bố công khai chính thức điểm bán, rà soát hệ thống phân phối để người tiêu dùng tin tưởng hơn vào sản phẩm của DN…

Ông Nguyễn Phương Minh, Phó Phòng Thực thi giải quyết khiếu nại, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ: Hàng ra thị trường 1 tháng đã có hàng giả Báo cáo của cơ quan thực thi cũng như các vụ việc đã được gửi đến Cục SHTT đề nghị cung cấp ý kiến chuyên môn cho thấy: Tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm SHTT diễn ra ngày càng phức tạp. Các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm SHTT xảy ra trên mọi lĩnh vực, địa bàn, ở cả khu vực sản xuất, chế biến, lưu thông và XNK, với mọi loại hàng hóa từ hàng tiêu dùng thông thường đến hàng hóa có giá trị cao, hàng hóa có chức năng quan trọng như thuốc chữa bệnh, thực phẩm, thực phẩm chức năng… Hàng giả, hàng nhái không chỉ sản xuất ở Việt Nam mà còn sản xuất ở nước ngoài đưa về Việt Nam tiêu thụ. Họ sang nước ngoài đặt chỉ trong vòng 1 tuần là có hàng trăm nghìn sản phẩm nhái đem về bán. DN than phiền, hàng hóa của họ chỉ mới ra thị trường trong 1 tháng là đã có hàng giả

Thanh Nguyễn

Tin bài khác
Xóa "địa giới hành chính" trong bảo hiểm y tế: Tạo quyền lợi cho người dân

Xóa "địa giới hành chính" trong bảo hiểm y tế: Tạo quyền lợi cho người dân

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, mở rộng quyền lợi, xóa bỏ ranh giới địa lý khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng.
Quốc hội phê duyệt 122.000 tỷ đồng cho phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035

Quốc hội phê duyệt 122.000 tỷ đồng cho phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035

Sáng 27/11, Quốc hội phê duyệt nghị quyết đầu tư 122.250 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa trong giai đoạn từ năm 2025 đến 2035.
Mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng: Quá thấp hay hợp lý?

Mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng: Quá thấp hay hợp lý?

Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chỉ 11 triệu đồng/người đang gây tranh luận. Nhiều chuyên gia cho rằng, mức này quá thấp và cần điều chỉnh cho phù hợp mức sống.
Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường tác động tới 25 ngành kinh tế

Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường tác động tới 25 ngành kinh tế

Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội đang diễn ra, nhiều đại biểu Quốc hội trong thảo luận tỏ ý băn khoăn quanh chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường.
Diễn đàn chính sách cấp cao về khởi nghiệp sáng tạo “Từ địa phương ra quốc tế”

Diễn đàn chính sách cấp cao về khởi nghiệp sáng tạo “Từ địa phương ra quốc tế”

Ngày 26/11, tại Hải Phòng, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện TECHFEST 2024 đã diễn ra Diễn đàn chính sách cấp cao về khởi nghiệp sáng tạo “Từ địa phương ra quốc tế”.
Cần Luật thuế thu nhập cá nhân thay thế

Cần Luật thuế thu nhập cá nhân thay thế

Luật Thuế thu nhập cá nhân thông qua từ 2007 trên thực tế một số quy định của luật đã lạc hậu, cần đổi mới để thay thế với những điều khoản phù hợp với thực tiễn.
An Giang: Trải “thảm đỏ” mời gọi các nhà đầu tư với 60 dự án tiềm năng

An Giang: Trải “thảm đỏ” mời gọi các nhà đầu tư với 60 dự án tiềm năng

Hội nghị giới thiệu tiềm năng và sản phẩm đặc trưng tỉnh An Giang tại TP.HCM không chỉ là một sự kiện xúc tiến đầu tư đơn thuần, mà còn là nhịp cầu nối liền các doanh nghiệp, nhà đầu tư với một vùng đất tràn đầy tiềm năng phát triển.
Áp thuế 5% phân bón, nâng mức doanh thu không chịu thuế VAT lên 200 triệu đồng/năm

Áp thuế 5% phân bón, nâng mức doanh thu không chịu thuế VAT lên 200 triệu đồng/năm

Theo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) vừa được thông qua, mặt hàng phân bón trước đây thuộc diện không chịu thuế VAT, nay sẽ được áp dụng mức thuế suất 5%.
Giải ngân 100.000 tỷ đồng trái phiếu đầu tư hạ tầng giao thông gặp khó?

Giải ngân 100.000 tỷ đồng trái phiếu đầu tư hạ tầng giao thông gặp khó?

Gói trái phiếu chính phủ 100.000 tỷ đồng cho dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đang gây tranh cãi về khả năng trong công tác giải ngân giai đoạn 2025-2026.
Lao động các ngành công nghệ cao có được giảm thuế TNCN?

Lao động các ngành công nghệ cao có được giảm thuế TNCN?

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế TNCN cho các cá nhân làm việc tại doanh nghiệp hoặc dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, bao gồm công nghệ thông tin, CNC,...
Cải cách quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp Nhà nước

Cải cách quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp Nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang được Quốc hội xem xét, hướng tới cơ chế thị trường và nâng cao hiệu quả quản lý.
Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Nâng cao chất lượng lúa và thương hiệu gạo Việt Nam

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Nâng cao chất lượng lúa và thương hiệu gạo Việt Nam

Lợi ích lớn nhất của "Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030" là nâng cao được chất lượng lúa và thương hiệu gạo Việt Nam, theo TS. Trần Minh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn.
Công nghệ cao và tài chính xanh thu hút đầu tư từ doanh nghiệp Anh

Công nghệ cao và tài chính xanh thu hút đầu tư từ doanh nghiệp Anh

Bộ Công thương cho biết, tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Vương quốc Anh sau khi Hiệp định UKVFTA đi vào thực thi từ năm 2021 khởi sắc rõ nét. Vương quốc Anh hiện đã đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam với khoảng 560 dự án.
Nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Bình Dương tìm thị trường mới

Nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Bình Dương tìm thị trường mới

Ngành công thương nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp Bình Dương tìm kiếm thị trường mới, thị trường còn tiềm năng và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa.
Bộ Công an sẽ triển khai xác thực danh tính trên sàn thương mại điện tử

Bộ Công an sẽ triển khai xác thực danh tính trên sàn thương mại điện tử

Tại Công điện 119/CĐ-TTg Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an đóng vai trò chủ chốt trong việc bảo đảm tính minh bạch và an toàn trên các nền tảng thương mại điện tử.