Thứ năm 09/01/2025 09:18
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Bất động sản

Lo ngại condotel sẽ tiếp tục vỡ trận

12/10/2020 00:00
Những lùm xùm quanh căn hộ du lịch nghỉ dưỡng (condotel) chưa kết thúc.

Hám lời, nhà đầu tư gánh nợ trả lãi ngân hàng

Câu chuyện vỡ cam kết của một dự án tại Đà Nẵng vào cuối năm 2019 khiến thị trường condotel tại dự án ở đây rơi vào tê liệt. Gần nửa năm đã trôi qua, đến thời điểm này, nhiều nhà đầu tư ở Đà Nẵng vẫn gửi đơn khắp nơi kêu cứu bởi ngoài việc chủ đầu tư không trả được lãi cam kết như trong hợp đồng, nhiều người còn phải gánh thêm khoản lãi đang vay ngân hàng. Dù dự án vỡ trận, trong khi nhà đầu tư và chủ đầu tư loay hoay giải quyết, thì ngân hàng kết hợp cùng dự án này vẫn “lạnh lùng” thu tiền lãi đều đặn, lờ đi cam kết đồng hành với chủ đầu tư và nhà đầu tư buổi ban đầu.

Một khách hàng mua 2 căn condotel tổng giá trị 9 tỷ đồng mua từ năm 2016 tại đây chia sẻ: Hiện tại, tôi còn nợ ngân hàng khoảng 55% trên tổng trị giá căn nhà, tức là khoảng hơn 4 tỷ đồng. Riêng tiền lãi mỗi năm vào khoảng 660 triệu đồng, tương đương 55 triệu đồng mỗi tháng, chưa kể nợ gốc”.

Bất chấp dịch COVID-19, thời gian qua, nhiều nhà đầu tư tại một dự án condotel ở Quy Nhơn, Quảng Ninh cũng căng băng rôn trước trụ sở của một doanh nghiệp lớn trong ngành bất động sản để đòi quyền lợi. Sự việc tiếp tục xoay quanh chuyện dù cam kết lợi nhuận lên tới 12% nhưng chủ đầu tư không có khả năng trả. Điều này khiến người mua nhà kể trên (không chỉ đầu tư bằng vốn tự có mà còn vay thêm cả ngân hàng) đã phải gánh nợ khoản vay trả gốc và lãi nhà băng.Thời điểm này, chủ đầu tư viện cớ dịch và hoãn trả khi hết dịch. Tuy nhiên, đến nay, chủ đầu tư vẫn không có khả năng trả cam kết và xoay sang trả bằng những voucher nghỉ dưỡng.

Một nhà đầu tư tại dự án condotel ở Quảng Ninh cho biết, chủ đầu tư cam kết hằng năm sẽ trả lợi nhuận 12% trên tổng số vốn nhà đầu tư bỏ ra. Tập đoàn này cũng cam kết mỗi năm sẽ trả lợi nhuận làm 2 đợt vào đúng ngày 30/6 và 31/12. Cũng theo điều khoản trong hợp đồng này, nếu chủ đầu tư chậm thanh toán ngày nào thì phải trả 150% lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Thế nhưng, chủ đầu tư đã chậm trả cam kết từ giữa năm 2019 khiến người mua đang phải “gồng gánh” trả lãi ngân hàng khi vay vốn mua condotel lên tới 10,3%/năm.

Bát nháo quản lý, vận hành

Hiện tại, quỹ condotel khoảng 30.000 căn hộ (theo báo cáo của Bộ Xây dựng tính đến cuối năm 2019) nhưng số lượng đưa vào vận hành chỉ bằng 1/3. Không chỉ gặp vấn đề về tranh chấp và phá vỡ cam kết giữa chủ đầu tư và nhà đầu tư, căn hộ du lịch nghỉ dưỡng condotel khi đưa vào khai thác còn bộc lộ vô số bất cập như khi để người mua tự kinh doanh vận hành condotel (theo cam kết bán hàng-PV) khiến các dự án nhếch nhác, mất an ninh trật tự.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Trần Việt Trung, Giám đốc Sở Du lịch Khánh Hòa cho biết, hiện, căn hộ du lịch trên địa bàn tỉnh gặp phải những vướng mắc, phát sinh nhiều vấn đề khi người dân tự kinh doanh cho thuê du lịch. Theo ông Trung, hiện, nhiều người đang tự kinh doanh condotel như một hoạt động “chui”, bởi người dân muốn tự kinh doanh phải đáp ứng điều kiện trong Luật Du lịch. Theo đó, ngoài việc tự đăng ký kinh doanh, bản thân căn hộ đó phải có tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy (PCCC), đảm bảo an ninh trật tự… Tuy nhiên, điều này chỉ được cấp cho đơn vị khai thác là chủ đầu tư.

“Ở đây, các chủ căn hộ tự kinh doanh phải phối hợp với chủ đầu tư để đạt được thỏa thuận cùng khai thác kinh doanh.Bởi khi người dân tự kinh doanh chui xẩy ra hỏa hoạn, chủ đầu tư cũng bị liên đới”, ông Trung nói.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, nhà đầu tư tài chính thường sẽ không can thiệp đến quản lý vận hành của chủ đầu tư với dự án. Tuy nhiên, hiện nay, khi nhiều dự án bất động sản bán sản phẩm (thường là condotel, biệt thự du lịch) cho nhà đầu tư là cá nhân, thì những người này có thể sẽ có nhu cầu tự doanh sản phẩm của mình, thay vì giao cho chủ đầu tư hoặc đơn vị vận hành. Ông Châu cho rằng, đây chính là những vấn đề phát sinh mới trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.

Theo Chủ tịch HoREA, việc để sản phẩm trong cùng một dự án vừa được quản lý tập trung lại vừa được quản lý kiểu tự doanh bởi các chủ sở hữu riêng lẻ là không khả thi. Vấn đề an toàn an ninh, phòng cháy chữa cháy, vấn đề về khu vực chung/riêng sẽ phát sinh, có thể có hệ luỵ...

Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, việc tự doanh sản phẩm bất động sản có 2 mặt. Điểm lợi cho chủ sở hữu là họ quản lý được tài sản, thu nhập. Tuy vậy, điểm bất lợi và rủi ro là nếu như không có kỹ năng, kinh nghiệm quản lý, vận hành mà cứ tự kinh doanh, tự cho thuê thì sẽ tạo ra hệ luỵ. “Các vấn đề về an ninh, môi trường, sinh hoạt của khách thuê… có thể không được kiểm soát mà còn phát sinh gây hậu quả. Chưa kể, nếu chủ sở hữu không có kinh nghiệm vận hành, quản lý dòng tiền thì việc tự doanh sản phẩm chính là rủi ro”, ông nhận định.

Ngọc Mai

Tin bài khác
Thách thức nguồn cung của thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM

Thách thức nguồn cung của thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM

Dự báo nguồn cung bất động sản TP.HCM cải thiện vào năm 2025, song phân khúc nhà ở giá rẻ vẫn khan hiếm, các khu vực vệ tinh sẽ trở thành lựa chọn tiềm năng.
Sun Urban City Hà Nam  - cuốn “từ điển mới” về tinh hoa văn hóa

Sun Urban City Hà Nam - cuốn “từ điển mới” về tinh hoa văn hóa

“Thần tài” mang lại 40% lượng khách cho ngành du lịch thế giới là văn hóa. Một nghiên cứu khác chỉ ra: BĐS trong không gian có yếu tố văn hóa, lịch sử có thể giá trị cao hơn 30%. Những con số biết nói trên đã vẽ tương lai của đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam – nơi được ví như cuốn “từ điển mới” về văn hóa đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Nguồn cung căn hộ tại Hà Nội - TP Hồ Chí Minh: Tăng giảm trái chiều

Nguồn cung căn hộ tại Hà Nội - TP Hồ Chí Minh: Tăng giảm trái chiều

Trong khi nguồn cung căn hộ tại Hà Nội đạt mức cao thì TP.HCM ghi nhận nguồn cung căn hộ mở bán mới ở mức thấp nhất kể từ năm 2013, chỉ với 5.050 căn.
Đề nghị xem xét nâng thời hạn và hạn mức vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội

Đề nghị xem xét nâng thời hạn và hạn mức vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục xem xét nâng cao thời hạn vay ưu đãi, nghiên cứu mở rộng các chỉ tiêu, hạn mức tín dụng đối với khoản vay nhà ở xã hội.
Nhận diện

Nhận diện 'khẩu vị' nhà đầu tư nước ngoài với bất động sản Việt Nam

Thị trường bất động sản Việt Nam đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt các phân khúc nhà ở, công nghiệp và thương mại nhờ vào tiềm năng phát triển và nhu cầu ngày càng gia tăng tại các thành phố lớn.
Tác động của bảng giá đất mới với thị trường bất động sản Hà Nội

Tác động của bảng giá đất mới với thị trường bất động sản Hà Nội

Bảng giá đất mới của Hà Nội đã chính thức áp dụng, làm thay đổi động thái của thị trường bất động sản, tạo cơ hội và thách thức mới cho các bên liên quan.
Sun Symphony Residence tiên phong đem mô hình semi-compound "thời thượng" đến Đà Nẵng

Sun Symphony Residence tiên phong đem mô hình semi-compound "thời thượng" đến Đà Nẵng

Mô hình semi-compound mà Sun Property (thành viên Sun Group) tiên phong phát triển tại Sun Symphony Residence đã định hình chuẩn sống cao cấp, thời thượng cho cư dân thành đạt tại Đà Nẵng.
Bình thuận: Đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị và xây dựng

Bình thuận: Đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị và xây dựng

Bình Thuận hiện có 14 đô thị với 10 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và 12 thị trấn. Tuy nhiên, công tác quy hoạch đang gặp nhiều thách thức cần được tháo gỡ.
Bất động sản công nghiệp "ngôi sao hi vọng" của thị trường

Bất động sản công nghiệp "ngôi sao hi vọng" của thị trường

Bất động sản (BĐS) công nghiệp ngày càng chứng tỏ là "ngôi sao hi vọng" của thị trường bất động sản, với nhu cầu tăng trưởng mạnh và dòng vốn FDI đổ vào các khu công nghiệp (KCN).
Cầu nhà ở sẽ phục hồi khi niềm tin của nhà đầu tư trở lại

Cầu nhà ở sẽ phục hồi khi niềm tin của nhà đầu tư trở lại

Thị trường bất động sản tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, với sự gia tăng giao dịch và nhu cầu mua nhà thực. Đặc biệt, đầu tư bất động sản ngày càng sôi động nhờ nguồn cung cải thiện.
Cơ hội và tiềm năng của phân khúc bất động sản bán lẻ Việt Nam

Cơ hội và tiềm năng của phân khúc bất động sản bán lẻ Việt Nam

Bất động sản bán lẻ Việt Nam đang nổi lên mạnh mẽ nhờ vào sự phát triển của các trung tâm thương mại, dân số trẻ, và tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những thách thức cần vượt qua để khai thác tối đa tiềm năng.
Phân khúc bất động sản nhà ở năm 2024:  Cung yếu và cục bộ

Phân khúc bất động sản nhà ở năm 2024: Cung yếu và cục bộ

Phân khúc bất động sản nhà ở năm 2024 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng tình trạng cung yếu và phân hóa cục bộ vẫn là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence: Khi tiện ích nâng tầm chuẩn sống

Tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence: Khi tiện ích nâng tầm chuẩn sống

Tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence chính là những nhân tố nâng tầm chuẩn sống cho các chủ nhân căn hộ cho xu hướng “ở nhà sang, tiện nghi sẵn sàng”.
Bất động sản sẽ tăng trưởng mạnh ở những phân khúc nào năm 2025?

Bất động sản sẽ tăng trưởng mạnh ở những phân khúc nào năm 2025?

Thị trường bất động sản năm 2025 dự báo tăng trưởng mạnh ở phân khúc công nghiệp và nhà ở, với nhu cầu cao từ đầu tư và sự phát triển hạ tầng mạnh mẽ.
Năm 2024 có hơn 47. 000 sản phẩm bất động sản giao dịch thành công

Năm 2024 có hơn 47. 000 sản phẩm bất động sản giao dịch thành công

Thị trường bất động sản 2024 ghi nhận hơn 47.000 giao dịch thành công với tỷ lệ hấp thụ đạt 72%. Căn hộ chung cư chiếm 75% lượng giao dịch, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ.