Thứ sáu 04/07/2025 12:27
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Lấp khoảng trống tài trợ chuỗi cung ứng

12/10/2020 00:00
Việc phát triển thị trường tài trợ chuỗi cung ứng tại Việt Nam là điều vô cùng cấp thiết với các doanh nghiệp nhưng lại đang gặp khó khăn từ những “khoảng trống” trong hoạt động này.

Ông Kheng Leong Lee, Giám đốc khu vực Đông Nam Á và Nam Á của Hiệp hội Bao thanh toán Quốc tế (FCI), cho rằng Việt Nam là một trong những quốc gia của ASEAN được hưởng lợi chính bởi dòng vốn đầu tư dịch chuyển từ Trung Quốc do ảnh hưởng của thương chiến Mỹ – Trung.

45% hồ sơ vay vốn “bị từ chối”

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Việt Nam phải có chuỗi cung ứng tốt và hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp (DN) cũng phải tốt. Nếu không đáp ứng được điều này, theo ông Lee, dòng vốn đầu tư có thể sẽ dịch chuyển sang quốc gia khác vốn có lợi thế hơn về nhân công rẻ, giá thành sản xuất thấp, cung cấp định chế sản xuất hàng hoá rẻ hơn và có nguồn tài trợ chuỗi cung ứng tốt hơn.

Chia sẻ tại Diễn đàn thường niên lần thứ 4 của APEC ở Tp.HCM ngày 11/11 xoay quanh vấn đề phát triển thị trường tài trợ chuỗi cung ứng tại các nền kinh tế mới nổi, Giám đốc khu vực của FCI tỏ ra băn khoăn về “khoảng trống” tài trợ thương mại với hàng tỷ USD. Hơn nữa, có đến 45% hồ sơ vay vốn của các DN siêu nhỏ, DN nhỏ và vừa (DNNVV) đã “bị từ chối”.

Ông Lee bày tỏ hy vọng các công ty công nghệ tài chính (Fintech) sẽ là một trong những giải pháp nhằm giúp các DN Việt Nam tháo gỡ khó khăn trong vấn đề tài trợ chuỗi cung ứng, nhất là trong bối cảnh các Fintech trên toàn thế giới đã dành 24,3 tỷ USD cho vay hoạt động này. Hiện tại, so với các công ty Fintech trong ASEAN, Việt Nam vẫn xếp sau Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines.

Giới chuyên gia quốc tế nhận định kim ngạch ngoại thương của Việt Nam đã tăng lên trong những năm gần đây, với các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang mở ra cơ hội thị trường mới cho các DN trong nước.

Tuy nhiên, việc thiếu vốn lưu động và các dịch vụ ngân hàng tài trợ giao dịch như tài trợ chuỗi cung ứng đã phần nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận các đơn hàng lớn của DN Việt, cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển mối quan hệ mới với các đối tác trong chuỗi giá trị.

Theo thống kê của Hệ thống quốc gia đăng ký giao dịch đảm bảo, số lượng các đăng ký giao dịch đảm bảo bằng các khoản phải thu và hàng tồn kho chỉ chiếm khoảng 30% tổng số các đăng ký giao dịch bảo đảm tại Việt Nam, thấp hơn đáng kể so với các thị trường phát triển hơn.

Ông Julius Caesar Parrenas, Điều phối viên của Diễn đàn Tài chính châu Á – Thái Bình Dương thuộc Hội đồng Tư vấn DN APEC (ABAC), cho rằng cần thiết lập một hệ sinh thái cho tài trợ chuỗi cung ứng tại các thị trường mới nổi như Việt Nam, nơi hoạt động thương mại đang rất phát triển.

“Các nhà sản xuất và nhà cung cấp Việt Nam đang rất cần các dịch vụ tài trợ hiệu quả để hỗ trợ cho các giao dịch thương mại với các đối tác toàn cầu”, ông Julius bày tỏ.

Lap-khoang-trong-tai-tro-chuoi-5768-2503
Các DNNVV Việt Nam đang khát vốn khi tham gia chuỗi cung ứng

Hướng tới chính sách ưu tiên

Ở góc độ quản lý, bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho biết việc mở rộng tài trợ chuỗi cung ứng là một giải pháp hữu ích nhằm giúp các thành viên trong chuỗi cải thiện khả năng cạnh tranh, thu được lợi ích tối đa và tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng kiểm soát được dòng tiền, làm cơ sở mở rộng tín dụng đối với khách hàng tham gia chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, theo bà Giang, hiện nay, việc tài trợ chuỗi cung ứng tại Việt Nam còn gặp khó khăn do số liệu, hệ thống thông tin tài chính của DN thiếu minh bạch. Năng lực quản trị DN còn hạn chế khi tham gia các chuỗi cung ứng, nhất là các chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặt khác, ở trong nước cũng chưa có một hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên sâu về khách hàng và sàn giao dịch điện tử cho tài trợ chuỗi cung ứng.

Ông Christopher Wohhlert, Giám đốc bộ phận Tài trợ thương mại cho bên phân phối của Wells Fargo (công ty dịch vụ tài chính toàn cầu của Mỹ), đưa ra lời khuyên cho Việt Nam là nên hướng tới những chính sách ưu tiên trong tài trợ chuỗi cung ứng, nhất là cải cách các giao dịch bảo đảm trong hợp đồng tín dụng nhằm mang lại lợi ích cho DN.

Đặc biệt là cần mở rộng thị trường cho vay, hướng đến sử dụng các loại tài sản thế chấp khác bên cạnh bất động sản. Chẳng hạn, có thể thế chấp trên khoản phải thu, thiết bị, hàng tồn kho… Điều đó đưa đến các hình thức cho vay mới như bao thanh toán, tài trợ chuỗi cung ứng, tài trợ kho hàng, cho vay dựa trên tài sản…

Ông Jinchang Lai, Trưởng nhóm Cơ sở hạ tầng tài chính khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Chuyên gia trưởng Khu vực Tài chính thuộc Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), lưu ý khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, các công ty của Việt Nam đang gặp áp lực tiền mặt rất lớn. Đây là thời điểm mà DN đang cần hơn bao giờ hết trong việc tham gia tài trợ chuỗi cung ứng, sẽ khó có giải pháp cho chuyện này nếu không có sự cải cách giữa các bên liên quan.

Bên cạnh đó, vị chuyên gia của IFC cũng chỉ rõ là hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có một hiệp hội hay liên minh DN nào liên quan đến hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng. Vì vậy, rất cần những DN tiên phong nhằm tận dụng thị trường.

Hơn nữa, Chính phủ nên tiếp tục năng động hơn trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng thị trường tài trợ chuỗi cung ứng và tài trợ thương mại, qua đó giúp các DNNVV trong hoạt động xuất khẩu.

Thế Vinh

Tin bài khác
Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy bất ốn, vốn FDI đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 3,677 tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Chiều 3/7, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025 với nhiều điểm sáng đáng chú ý, trong bối cảnh thế giới tiếp tục đối mặt với suy giảm tăng trưởng và bất định địa chính trị.
Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về 'deal' thuế quan đối ứng Mỹ - Việt?

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn cho rằng, việc thỏa thuận được mức thuế đối ứng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là 20% là một thành công và kể cả mức 40% cho hàng transshipping cũng rất tích cực.
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa công bố hướng dẫn xử lý tài chính và tài sản công sau khi sắp xếp theo mô hình hai cấp, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí.
Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Tối 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để trao đổi về quan hệ song phương và đàm phán thương mại, trong đó có nội dung trọng tâm liên quan đến thuế đối ứng giữa hai nước.
Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Điểm nổi bật của Luật PPP sửa đổi và Nghị định ban hành ngày 1/7/2025 mở đường cho đầu tư vào khoa học – công nghệ và chuyển đổi số là phân cấp mạnh, ưu đãi lớn, chỉ định nhà đầu tư có công nghệ chiến lược.
Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ bị phân loại theo 4 mức doanh thu, thay thế thuế khoán nhằm tạo sự minh bạch và bình đẳng giữa hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động.
Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Ngày 30/6/2025, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 4756/BCT-PC nhằm phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021–2025. Văn bản là phản hồi Công văn số 2965/BTP-PB&TG ngày 28/5/2025 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Bộ Tài chính công bố định hướng sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, với thay đổi về thu nhập chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh, miễn thuế ưu đãi và biểu thuế lũy tiến. Mục tiêu là xây dựng chính sách thuế công bằng, minh bạch, hiện đại, trình Quốc hội kỳ họp tháng 10/2025.
Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định: “Bộ Tài chính tiếp thu đầy đủ chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ. Bộ sẽ thực hiện kiểm tra và có báo cáo theo đúng quy định, đảm bảo yêu cầu về tiến độ và nội dung”.
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Dù hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0%, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn gặp khó khi xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng do vướng rào cản phi thuế quan.
Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), đánh dấu một bước chuyển thể chế quan trọng nhằm thúc đẩy sáng tạo, ứng dụng công nghệ và tăng cường bảo hộ kết quả nghiên cứu. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại hai thành phố trọng điểm là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.