Thứ hai 28/04/2025 11:55
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Làm gì để bảo tồn chợ nổi gắn với phát triển du lịch?

20/10/2020 08:54
Chợ nổi là nét đẹp riêng của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là hình thức nhóm, họp, mua bán trên sông của cư dân bằng các loại ghe, xuồng mà hàng hóa mua bán chủ yếu là các loại nông sản.

Nét đẹp riêng của Đồng bằng sông Cửu Long

Chợ nổi không chỉ đơn thuần mang đặc trưng của một hoạt động giao thương vùng sông nước mà còn là tài nguyên du lịch nhân văn hình thành phát triển lâu đời và mang lại rất nhiều lợi ích, tạo nên loại hình du lịch rất riêng, rất đặc sắc, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Hầu hết chợ nổi vùng ĐBSCL được nhóm họp ở vị trí đầu mối các tuyến giao thông đường thủy gần khu vực có hệ thống giao thông đường bộ chưa thật sự phát triển, gần trung tâm thị tứ, nơi hợp lưu của nhiều nhánh sông, nơi dòng sông không qúa rộng, cũng không quá hẹp, tốc độ dòng chảy tương đối chậm. Tại những tuyến giao thông đường thủy chính, một số chợ nổi được hình thành và nhiều người biết đến như: Cái Bè (Tiền Giang); Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), Ngã Bảy (Hậu Giang); Trà Ôn (Vĩnh Long); Ngã Năm (Sóc Trăng); Long Xuyên, Châu Đốc (An Giang); Cà Mau, Năm Căn (Cà Mau); Vĩnh Thuận (Kiên Giang)….

Trong khoảng 11 chợ nổi trên, có 02 chợ nổi là Cái Bè (Tiền Giang) và Cái Răng (Cần Thơ) có nhiều lợi thế, thuận lợi và được nhiều du khách trong, ngoài nước chọn làm điểm đến trong các chuyến tham quan khi đến miền Tây Nam Bộ, vì 02 chợ nổi này có điều kiện về quy mô, cơ sở hạ tầng giao thông, gần trung tâm thành phố, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, dịch vụ tham quan du lịch, sự kết nối với các điểm du lịch khác khá tốt….

Năm 2016, “Văn hóa chợ nổi Cái Răng” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Hàng năm, số lượng khách đến chợ nổi Cái Răng ước khoảng 750.000 lượt khách. Chợ nổi Cái Răng được website Your Amazing Places bình chọn là một trong 6 chợ nổi ấn tượng nhất ở Châu Á và Tạp chí Du lịch Rough Guide của Anh bình chọn là một trong 10 chợ ấn tượng nhất thế giới. Còn Tạp chí Lonely Planet Traveller ca ngợi:“ĐBSCL là nơi trải nghiệm cuộc sống sông nước - với chợ nổi Cái Bè, chợ nổi Cái Răng, nơi ghe thuyền tấp nập mua bán, với ký hiệu từ cây sào treo mặt hàng cần bán, với các con thuyền chuyên chở cả nhà hàng ẩm thực xuôi ngược, với âm thanh nhộn nhịp hòa lẫn giọng ca vọng cổ não nùng…”

Thế nhưng, do hệ thống giao thông đường bộ ngày càng phát triển mạnh nên nhiều chợ nổi đang có nguy cơ “chìm”, mặc dù được kết hợp chức năng kinh tế với du lịch nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Chợ nổi ĐBSCL nói chung và chợ nổi Cái Răng nói riêng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần các ngành, các cấp quan tâm tháo gỡ.

Trước hết, do được hình thành một cách tự phát, ngẫu nhiên cho đến nay chợ nổi hầu hết chưa có Ban Quản lý làm công tác sắp xếp, bố trí nơi neo đậu một cách hợp lý, chưa có những chính sách căn cơ, cụ thể hỗ trợ về điện, nước, nhà vệ sinh công cộng cho các thương hồ, để giúp đỡ bà con một cách thiết thực. Do ý thức chưa tốt của một bộ phận người dân mua bán trên sông làm cho môi trường nước ở các chợ nổi bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng; đồng thời vấn đề ùn tắc giao thông đường thủy thường xuyên và nguy hiểm. Sản phẩm du lịch “Chợ nổi” ở các tỉnh ĐBSCL bị trùng lắp, chưa có sản phẩm du lịch được “chế biến” hoàn chỉnh, độc đáo mang tính đặc trưng của từng chợ nổi, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chưa đảm bảo. Các Công ty du lịch chỉ đua nhau khai thác chợ nổi, tận dụng tối đa những lợi thế có sẵn do thiên nhiên ban tặng mà không có sự đầu tư nghiên cứu, xây dựng sản phẩm du lịch, lợi ích cộng đồng nên dần dần chợ nổi sẽ “chìm”...

Để chợ nổi Cái Răng không “chìm”

Nhằm duy trì, bảo tồn và phát triển chợ nổi, mới đây, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VH-TT- DL) TP Cần Thơ đã tổ chức Hội thảo để tìm giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị “Di sản văn hóa phi vật thể chợ nổi Cái Răng”. Theo ông Nguyễn Khánh Tùng - Giám đốc Sở VH-TT- DL TP Cần Thơ: Chợ nổi Cái Răng có ý nghĩa sống còn đến sự phát triển du lịch của thành phố, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho cộng đồng; khẳng định được hình ảnh và thương hiệu của chợ nổi đến du khách trong nước và quốc tế. Có trên 70% du khách đến Cần Thơ đi chợ nổi Cái Răng vì nơi đây “chứa đựng tập quán sinh hoạt rất đặc trưng của người dân các địa phương vùng sông nước đã tạo nên giá trị văn hóa đặc sắc của ĐBSCL.

Tuy vậy, theo ông Tùng, công tác quản lý, khai thác và bảo tồn chợ nổi Cái Răng đang gặp nhiều thách thức. Chức năng quản lý nhà nước trên chợ nổi thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực; trong khi văn bản về quản lý loại hình chợ đặc thù này chưa có nên kinh phí đầu tư, tôn tạo và phát triển gặp nhiều khó khăn. “Với sự phát triển nhanh của hạ tầng giao thông đường bộ; công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng bờ kè cũng đang ảnh hưởng đến quy mô chợ nổi. Việc bảo vệ môi trường còn bất cập; điều kiện sinh sống của giới thương hồ còn khó khăn; công tác thu hút đầu tư chưa hiệu quả; sản phẩm và dịch vụ du lịch chưa phong phú, đa dạng nên chi tiêu của khách du lịch tại đây còn rất ít; khách chủ yếu tham quan, chụp ảnh là chính”, ông Nguyễn Khánh Tùng cho biết.

Cũng tại Hội thảo này, ông Nhâm Hùng, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nam bộ, đã đề xuất một số giải pháp cấp bách và lâu dài bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng. Đó là, công trình tuyến kè sông Cần Thơ, đoạn qua khu vực chợ nổi, phải thiết kế đặc thù, thuận tiện cho việc giao thương, giữ được không gian “trên bến, dưới thuyền”. Tạo điều kiện để việc vận chuyển, lên xuống hàng hóa dễ dàng kể cả đảm bảo mỹ quan, có thể dành cho du khách đứng trên bờ ngắm cảnh. Điều hết sức quan trọng là làm sao quá trình thi công không làm gián đoạn hoạt động chợ nổi. Vì nếu gặp nhiều trở ngại, thương hồ sẽ bỏ chợ, lui ghe. Thực hiện chính sách hỗ trợ, cho vay vốn, không chỉ đối với các ghe bán hàng dạo, dịch vụ nhỏ lẻ cho du khách, mà phải quan tâm đến các ghe thương hồ bán sỉ, vì đây là lực lượng chủ lực làm nên chợ nổi. Trong bảo tồn văn hóa chợ nổi, cần nghiên cứu, có cách tái hiện tiếng rao hàng, lối hò đối đáp trên sông, đờn ca tài tử trên ghe thương hồ. Việc tái hiện phải đúng với chất gốc chợ xưa, hòa trong bối cảnh chợ nổi ngày nay. Để tránh việc tổ chức lễ hội kém hiệu quả trong mùa mưa như lâu nay, nên sát nhập lại 2 sự kiện, Ngày hội “Du lịch chợ nổi Cái Răng” và Ngày hội “Du lịch vườn Phong Điền” thành “Lễ hội sông nước - miệt vườn Cần Thơ” vào mùa khô cuối năm, như một kiểu mời gọi du khách về Cần Thơ, hòa nhập vào không khí chuẩn bị đón Tết. Thử nghiệm mô hình du lịch đường sông Cần Thơ gắn với chợ nổi Cái Răng về đêm, như một cách làm kinh tế đêm trên sông nước (có thể là “Đêm trăng chợ nổi” hay “Đêm hò Cần Thơ và tài tử trên sông”). Theo quy luật biến đổi, dự báo rằng, với đà phát triển này, trong 10 -20 năm sau, có thể có sự thu hẹp và suy giảm của chợ nổi Cái Răng. Hơn nữa, với công trình bờ kè, sẽ cắt rời sự liền kề chợ, phố trên bờ. Do đó, rất cần có tầm nhìn, có lộ trình. Đặc biệt, là sáng tạo thiết lập một mô hình chợ nổi tự nhiên, kết hợp với chợ nổi tự tạo. Như vậy, sẽ vừa bảo tồn được chất văn hóa gốc; vừa làm mới được đặc sản du lịch chợ nổi độc đáo của Cần Thơ và miền sông nước Cửu Long.

“Khi thực hiện đề án bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng, cần có sự đồng thuận, hài hòa lợi ích của cả giới thương hồ - nhà nông - du khách - nhà nước; có cách làm mới, nhưng không phai nhạt giá trị truyền thống của chợ nổi Cái Răng. Đồng thời, cần xác định sự can thiệp, hỗ trợ của nhà nước là đến chừng mực nào, để không gây xáo trộn hoạt động giao thương, không mất đi tính nguyên sơ của chợ nổi”, ông Nhâm Hùng đề xuất.

Nhóm PV

Tin bài khác
Hướng đi nào cho sàn thương mại điện tử nội địa trước áp lực cạnh tranh xuyên biên giới ?

Hướng đi nào cho sàn thương mại điện tử nội địa trước áp lực cạnh tranh xuyên biên giới ?

Trước áp lực từ Shopee, TikTok Shop, doanh nghiệp thương mại điện tử nội địa được cho là phải 'gộp lực' trong các mảng logistics, công nghệ mới có thể trụ vững.
Thảo luận chủ trương hỗ trợ 5.000 tỷ đồng tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã

Thảo luận chủ trương hỗ trợ 5.000 tỷ đồng tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc hỗ trợ 5.000 tỷ đồng từ ngân sách để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã, nhằm đảm bảo an toàn vốn và nâng cao năng lực hoạt động.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo các dự án đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo các dự án đường sắt

Sáng 26/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo các dự án đường sắt, nhấn mạnh yêu cầu "thần tốc, thần tốc hơn nữa" để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm quốc gia.​
Đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp công nghệ số, nông nghiệp

Đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp công nghệ số, nông nghiệp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 26/4 đã cho ý kiến về đề xuất miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo Luật Đất đai 2024. Chính phủ đề xuất 12 chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư vào công nghệ số, nông nghiệp và các lĩnh vực ưu tiên, đồng thời xin ý kiến giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Giải pháp phát triển thị trường trong nước: Nâng sức chống chịu kinh tế

Giải pháp phát triển thị trường trong nước: Nâng sức chống chịu kinh tế

Trước thách thức từ biến động toàn cầu, tọa đàm "Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước" nhấn mạnh vai trò quan trọng của thị trường nội địa trong việc duy trì tăng trưởng và ổn định kinh tế.
Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẵn sàng khởi công trước 2027

Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẵn sàng khởi công trước 2027

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức lập, trình Thủ tướng quyết định phê duyệt Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, tổ chức triển khai, dự kiến khởi công xây dựng trước ngày 31/12/2026.
Bộ trưởng Tài chính: Sẽ thu hồi triệt để các dự án treo trong năm 2025

Bộ trưởng Tài chính: Sẽ thu hồi triệt để các dự án treo trong năm 2025

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, một trong những trọng tâm năm 2025 là thu hồi triệt để các dự án treo và đẩy nhanh việc thu hồi tài sản, đất đai Nhà nước bị thất thoát.
Tăng thuế thuốc lá là một chính sách đa mục tiêu

Tăng thuế thuốc lá là một chính sách đa mục tiêu

"Tăng thuế thuốc lá là một chính sách đa mục tiêu – vừa nâng cao sức khỏe cộng đồng, vừa tạo thêm nguồn lực để đầu tư cho giáo dục, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững."- theo ông Phạm Văn Long, Giám đốc VESS.
Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Ngày 23/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 108/NQ-CP sau phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 (phiên thứ 2), thảo luận và cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng.
Gợi mở hướng đi mới cho dòng vốn doanh nghiệp FDI

Gợi mở hướng đi mới cho dòng vốn doanh nghiệp FDI

Ngày 23/4, Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2025 được tổ chức, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tăng cường đối thoại và hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và cộng đồng các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Sự kiện không chỉ thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư mà còn mở ra những cơ hội hợp tác mới, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững và toàn diện trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.
Xăng được đề xuất giảm thuế VAT 2% đến hết 2026

Xăng được đề xuất giảm thuế VAT 2% đến hết 2026

Chính phủ vừa đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với xăng, kéo dài đến hết năm 2026.
Ngoại lực tỷ đô tiếp sức Việt Nam giữa tâm bão thuế quan toàn cầu

Ngoại lực tỷ đô tiếp sức Việt Nam giữa tâm bão thuế quan toàn cầu

Bất chấp biến động thuế quan toàn cầu, Việt Nam vẫn thu hút mạnh vốn ngoại với loạt dự án tỷ đô, khẳng định sức hấp dẫn vững vàng trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Quỹ Nhà ở Quốc gia: Giải pháp đột phá cho các đô thị lớn

Quỹ Nhà ở Quốc gia: Giải pháp đột phá cho các đô thị lớn

Quỹ Nhà ở Quốc gia đang được kỳ vọng là giải pháp đột phá giúp giải quyết bài toán nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp tại các đô thị lớn, góp phần ổn định xã hội và thúc đẩy phát triển bền vững.
Việt Nam đẩy mạnh đàm phán FTA, chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu

Việt Nam đẩy mạnh đàm phán FTA, chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu

Trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế 46%, Việt Nam đang chủ động đẩy mạnh đàm phán FTA với nhiều đối tác mới, đồng thời triển khai loạt chính sách ứng phó để giữ vững mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên đã đề ra.
IMF: Tăng trưởng toàn cầu rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau đại dịch COVID-19?

IMF: Tăng trưởng toàn cầu rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau đại dịch COVID-19?

Nhìn nhận bối cảnh hiện tại, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2025 sẽ giảm xuống còn 2,8% – mức thấp nhất kể từ sau đại dịch COVID-19.