Thứ bảy 26/04/2025 23:11
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Thảo luận chủ trương hỗ trợ 5.000 tỷ đồng tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã

26/04/2025 16:45
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc hỗ trợ 5.000 tỷ đồng từ ngân sách để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã, nhằm đảm bảo an toàn vốn và nâng cao năng lực hoạt động.

Sáng 26/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp, cho ý kiến về chủ trương hỗ trợ vốn nhà nước để tăng thêm 5.000 tỷ đồng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã (NHHTX) từ nguồn ngân sách trung ương.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trình bày tờ trình của Chính phủ về đề nghị xem xét, quyết định việc hỗ trợ 5.000 tỷ đồng vốn nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trình bày tờ trình của Chính phủ về đề nghị xem xét, quyết định việc hỗ trợ 5.000 tỷ đồng vốn nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã

Theo báo cáo thẩm tra của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính, việc tăng vốn điều lệ cho NHHTX là cần thiết nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng và đáp ứng các yêu cầu trong các nghị quyết của Quốc hội. Việc này sẽ giúp ngân hàng duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, nâng cao vai trò điều tiết, cân đối vốn và đảm bảo an toàn cho hệ thống hơn 1.200 quỹ tín dụng nhân dân trên cả nước. Về cơ sở pháp lý, việc hỗ trợ vốn nhà nước cho NHHTX được đánh giá là phù hợp.

Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế và Tài chính lưu ý, theo Luật Đầu tư công 2024, mức đề xuất 5.000 tỷ đồng không phải là dự án quan trọng quốc gia, nên việc quyết định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, không phải Quốc hội.

Tờ trình của Chính phủ mới chỉ đề nghị phê duyệt chủ trương hỗ trợ vốn mà chưa nêu rõ phương án cân đối, bố trí nguồn vốn. Bộ Tài chính cho biết, theo Công văn số 5931/BTC-TCNH ngày 7/6/2024, việc bố trí vốn sớm nhất cũng phải từ dự toán ngân sách năm 2025. Trong khi đó, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 159/2024/QH15 về dự toán ngân sách năm 2025 tại kỳ họp thứ 8.

Vì vậy, dù đồng tình với chủ trương hỗ trợ vốn, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính kiến nghị giao Chính phủ chủ động quyết định theo thẩm quyền.

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh khẳng định, việc tăng vốn điều lệ cho NHHTX là cần thiết để ngân hàng này nâng cao khả năng hỗ trợ hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và đáp ứng yêu cầu an toàn vốn. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, với quy mô đề xuất hiện tại, quyết định thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Đồng thời, Chính phủ cần xác định rõ nguồn vốn và cân đối hợp lý trước khi thực hiện.

Ông cũng lưu ý, ngoài hỗ trợ vốn từ ngân sách, Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của NHHTX trong thời gian tới.

Theo tờ trình của Chính phủ, tính đến 31/12/2024, vốn điều lệ của NHHTX đạt 3.029 tỷ đồng, chủ yếu là vốn hỗ trợ của nhà nước (chiếm 99,34%), chỉ xấp xỉ mức vốn pháp định (3.000 tỷ đồng). Đây là mức thấp nhất trong hệ thống ngân hàng, chỉ bằng 1/15 vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại nhà nước và bằng 38,5% vốn điều lệ của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.

Hiện tại, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của NHHTX còn thấp, chưa đáp ứng được chuẩn chung của ngành ngân hàng và yêu cầu tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Theo thống kê, CAR của NHHTX ngày 31/3/2025 đạt 10,3%, giảm 1,8% so với cuối năm 2024.

Để đảm bảo mục tiêu CAR đạt 13,5% vào năm 2026, NHHTX cần nâng vốn tự có lên 9.419 tỷ đồng. Trong khi đó, nếu không được tăng vốn, dự kiến đến cuối năm 2026, ngân hàng chỉ đạt 4.416 tỷ đồng vốn tự có, thiếu hụt khoảng 5.000 tỷ đồng.

Trước thực tế này, NHHTX đề xuất Nhà nước hỗ trợ 5.000 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống và nâng cao năng lực hoạt động.

Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc hỗ trợ vốn nhà nước từ nguồn chi đầu tư phát triển ngân sách trung ương và đưa nội dung này vào Nghị quyết chung của kỳ họp Quốc hội.

Tin bài khác
Hướng đi nào cho sàn thương mại điện tử nội địa trước áp lực cạnh tranh xuyên biên giới ?

Hướng đi nào cho sàn thương mại điện tử nội địa trước áp lực cạnh tranh xuyên biên giới ?

Trước áp lực từ Shopee, TikTok Shop, doanh nghiệp thương mại điện tử nội địa được cho là phải 'gộp lực' trong các mảng logistics, công nghệ mới có thể trụ vững.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo các dự án đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo các dự án đường sắt

Sáng 26/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo các dự án đường sắt, nhấn mạnh yêu cầu "thần tốc, thần tốc hơn nữa" để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm quốc gia.​
Đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp công nghệ số, nông nghiệp

Đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp công nghệ số, nông nghiệp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 26/4 đã cho ý kiến về đề xuất miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo Luật Đất đai 2024. Chính phủ đề xuất 12 chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư vào công nghệ số, nông nghiệp và các lĩnh vực ưu tiên, đồng thời xin ý kiến giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Giải pháp phát triển thị trường trong nước: Nâng sức chống chịu kinh tế

Giải pháp phát triển thị trường trong nước: Nâng sức chống chịu kinh tế

Trước thách thức từ biến động toàn cầu, tọa đàm "Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước" nhấn mạnh vai trò quan trọng của thị trường nội địa trong việc duy trì tăng trưởng và ổn định kinh tế.
Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẵn sàng khởi công trước 2027

Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẵn sàng khởi công trước 2027

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức lập, trình Thủ tướng quyết định phê duyệt Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, tổ chức triển khai, dự kiến khởi công xây dựng trước ngày 31/12/2026.
Bộ trưởng Tài chính: Sẽ thu hồi triệt để các dự án treo trong năm 2025

Bộ trưởng Tài chính: Sẽ thu hồi triệt để các dự án treo trong năm 2025

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, một trong những trọng tâm năm 2025 là thu hồi triệt để các dự án treo và đẩy nhanh việc thu hồi tài sản, đất đai Nhà nước bị thất thoát.
Tăng thuế thuốc lá là một chính sách đa mục tiêu

Tăng thuế thuốc lá là một chính sách đa mục tiêu

"Tăng thuế thuốc lá là một chính sách đa mục tiêu – vừa nâng cao sức khỏe cộng đồng, vừa tạo thêm nguồn lực để đầu tư cho giáo dục, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững."- theo ông Phạm Văn Long, Giám đốc VESS.
Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Ngày 23/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 108/NQ-CP sau phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 (phiên thứ 2), thảo luận và cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng.
Gợi mở hướng đi mới cho dòng vốn doanh nghiệp FDI

Gợi mở hướng đi mới cho dòng vốn doanh nghiệp FDI

Ngày 23/4, Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2025 được tổ chức, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tăng cường đối thoại và hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và cộng đồng các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Sự kiện không chỉ thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư mà còn mở ra những cơ hội hợp tác mới, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững và toàn diện trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.
Xăng được đề xuất giảm thuế VAT 2% đến hết 2026

Xăng được đề xuất giảm thuế VAT 2% đến hết 2026

Chính phủ vừa đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với xăng, kéo dài đến hết năm 2026.
Ngoại lực tỷ đô tiếp sức Việt Nam giữa tâm bão thuế quan toàn cầu

Ngoại lực tỷ đô tiếp sức Việt Nam giữa tâm bão thuế quan toàn cầu

Bất chấp biến động thuế quan toàn cầu, Việt Nam vẫn thu hút mạnh vốn ngoại với loạt dự án tỷ đô, khẳng định sức hấp dẫn vững vàng trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Quỹ Nhà ở Quốc gia: Giải pháp đột phá cho các đô thị lớn

Quỹ Nhà ở Quốc gia: Giải pháp đột phá cho các đô thị lớn

Quỹ Nhà ở Quốc gia đang được kỳ vọng là giải pháp đột phá giúp giải quyết bài toán nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp tại các đô thị lớn, góp phần ổn định xã hội và thúc đẩy phát triển bền vững.
Việt Nam đẩy mạnh đàm phán FTA, chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu

Việt Nam đẩy mạnh đàm phán FTA, chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu

Trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế 46%, Việt Nam đang chủ động đẩy mạnh đàm phán FTA với nhiều đối tác mới, đồng thời triển khai loạt chính sách ứng phó để giữ vững mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên đã đề ra.
IMF: Tăng trưởng toàn cầu rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau đại dịch COVID-19?

IMF: Tăng trưởng toàn cầu rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau đại dịch COVID-19?

Nhìn nhận bối cảnh hiện tại, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2025 sẽ giảm xuống còn 2,8% – mức thấp nhất kể từ sau đại dịch COVID-19.
Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp mức 10%

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp mức 10%

Theo đề xuất, mức thuế giá trị gia tăng đối với hầu hết các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế suất 10% sẽ được giảm xuống 8% nhưng vẫn còn một số lĩnh vực không nằm trong phạm vi điều chỉnh.