Thứ tư 09/07/2025 23:45
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Ngãi lần thứ 6, khóa XX: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đạt những kết quả nhất định

05/12/2021 22:53
Vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 6, khóa XX. Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Bùi Thị Quỳnh Vân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đặng Ngọc Huy Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.

Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các Vụ địa phương các ban đảng Trung ương; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Trưởng, phó các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị- xã hội tỉnh; Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố…

Hội nghị mở rộng tập trung đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2021; xác định mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2022; tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.

Bùi Thị Quỳnh Vân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu
Bà Bùi Thị Quỳnh Vân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu. (Ảnh: Báo Đại Đoàn Kết)

Năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 nhưng kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đạt những kết quả nhất định. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước đạt 53.501 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 6,0%. GRDP bình quân đầu người ước đạt 3.091 USD/người. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 120.553 tỷ đồng, tăng 14%, đạt 94,8% (sau đây số liệu được so sánh cùng kỳ năm 2020 và kế hoạch năm 2021); trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài dầu ước đạt 50.388 tỷ đồng, tăng 23,8%; cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 05 dự án, tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng là 85.674 tỷ đồng (tương đương 3,72 tỷ USD).

Kim ngạch xuất khẩu đạt 1.290 triệu USD, tăng 3,2%. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ước đạt 17.605 tỷ đồng, tăng 3,02%. Giá trị sản xuất dịch vụ ước đạt 24.994 tỷ đồng, giảm 2%, đạt 92%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.680 triệu USD, tăng 19,3%, vượt 20%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 2.570 triệu USD, tăng 53,4%, vượt 46,9%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (giá hiện hành) ước đạt 51.974 tỷ đồng, giảm 3,6%, đạt 94,7%; tổng lượt khách du lịch đến tỉnh ước đạt 300.000 lượt người, giảm 34%, đạt 33% kế hoạch; tổng doanh thu ước đạt 235 tỷ đồng, giảm 53%, đạt 25% kế hoạch. Ứớc đến ngày 31/12/2021, có thêm 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 100% kế hoạch; lũy kế đến nay có 94 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 22.366 tỷ đồng, tăng 41%, đạt 123,6% dự toán; chi ngân sách địa phương ước khoảng 12.985 tỷ đồng, đạt 98,4% dự toán. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 22.610 tỷ đồng, giảm 20,4%, đạt 90% kế hoạch. Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 là 3.586 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách địa phương 2.589 tỷ đồng, vốn ngân sách Trung ương 997 tỷ đồng; ước đến 30/11/2021, giải ngân được 2.326 tỷ đồng, đạt 65% kế hoạch vốn Trung ương giao, phấn đấu đến 31/01/2022, giải ngân đạt trên 95% kế hoạch vốn Trung ương giao.

Thu hút đầu tư đạt được một số kết quả, đã cấp phép đầu tư cho 14 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 85.499 tỷ đồng, vốn thực hiện ước đạt 10.000 tỷ đồng; 02 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 24,95 triệu USD. Đến nay, có 469 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 18%; vốn đăng ký 2.751 tỷ đồng. Tỉnh đã tập trung triển khai nhiều chương trình, kế hoạch nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, xã hội, đặc biệt là công tác giảm nghèo ở các huyện miền núi; tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi giảm còn 18,01%. Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu được tăng cường.

Bên cạnh kết quả đạt được, tốc độ tăng trưởng GRDP, một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt kế hoạch đề ra. Cải thiện môi trường đầu tư có mặt còn hạn chế; điểm nghẽn đầu tư ngoài ngân sách chưa được khơi thông; số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, giải thể tăng cao so với cùng kỳ. Nguồn thu ở một số lĩnh vực không đạt dự toán giao. Quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực vẫn còn bất cập, nhất là về quy hoạch, đất đai, tài nguyên, khoáng sản; vấn đề vệ sinh môi trường liên quan đến vận chuyển, xử lý rác thải ở một số địa phương chưa được giải quyết dứt điểm. Sản xuất nông nghiệp vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thiếu ổn định do tác động của dịch bệnh và giá cả thị trường. Công tác giải ngân tuy nằm trong những tỉnh giải ngân khá của cả nước nhưng vẫn còn chậm so với kế hoạch đề ra. Việc dạy học trực tuyến chất lượng chưa cao. Năng lực hệ thống y tế, nhất là ở cơ sở còn nhiều hạn chế. Lao động ngừng việc hoặc mất việc làm tăng; các đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo gặp nhiều khó khăn hơn, nguy cơ tái nghèo cao.

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Thị Quỳnh Vân cho rằng để thực hiện chỉ tiêu của năm 2022, nhiệm vụ rất nặng nề, đòi hỏi toàn Đảng bộ và Nhân dân phải phát huy tinh thần đoàn kết, đồng thuận, sáng tạo, quyết tâm, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức để phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu Kết luận của Tỉnh ủy đề ra
Phát biểu bế mạc Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Thị Quỳnh Vân cho rằng, để thực hiện chỉ tiêu của năm 2022, nhiệm vụ rất nặng nề, đòi hỏi toàn Đảng bộ và Nhân dân phải phát huy tinh thần đoàn kết, đồng thuận, sáng tạo, quyết tâm, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức để phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu Kết luận của Tỉnh ủy đề ra. (Ảnh: Báo Đại Đoàn Kết)

Đồng chí Bí thư nhấn mạnh, cần tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và các công trình, dự án trọng điểm. Xây dựng quy hoạch cán bộ 3 cấp, nhiệm kỳ 2025 - 2030; rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ. Lãnh đạo việc xây dựng kế hoạch, đánh giá các chỉ tiêu, mục tiêu thực hiện Nghị quyết hàng năm. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, ngăn chặn từ xa, từ đầu, góp phần phòng ngừa vi phạm; thực hiện đạt kết quả chỉ tiêu kéo giảm đảng viên vi phạm bị xử lý kỷ luật.

Tập trung cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, phát triển doanh nghiệp và chương trình khởi nghiệp… Tiếp tục thúc đẩy các chương trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ toàn diện trong quản lý, vận hành xã hội, trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, và toàn thể người dân.

Tiếp tục giữ vững an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện quyết liệt các giải pháp ngăn chặn tàu cá và ngư dân khai thác hải sản vi phạm vùng biển nước ngoài và vi phạm các quy định hiện hành…

Hoàng Gia – Mây Tím (T/H)

Tin bài khác
Khánh Hòa: Kêu gọi đầu tư khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại 2 khu rừng phòng hộ

Khánh Hòa: Kêu gọi đầu tư khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại 2 khu rừng phòng hộ

Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc và Nam Khánh Hòa vừa công bố kế hoạch cho thuê môi trường rừng để khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí tại hai khu vực này.
Đề xuất điều chỉnh bảng giá đất nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh bằng 65–70% giá đất ở

Đề xuất điều chỉnh bảng giá đất nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh bằng 65–70% giá đất ở

Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND Thành phố kiến nghị điều chỉnh giá đất nông nghiệp trong Quyết định 79/2024 theo hướng tăng lên mức bằng 65–70% giá đất ở trong bảng giá đất.
Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Bộ Xây dựng vừa trình Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, bổ sung hai sân bay Măng Đen và Vân Phong, mở ra cơ hội đột phá kinh tế - xã hội cho các địa phương.
Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Báo cáo Savills Impacts chỉ rõ chi phí, tài chính và nhân lực đang ghìm ngành xây dựng. Chịu áp lực nhưng mở ra hướng đi bền vững cho thị trường bất động sản.
Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Việc sáp nhập đơn vị hành chính và chuyển sang mô hình chính quyền hai cấp mở ra cơ hội vàng cho quy hoạch thông minh.
Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 quy định mức thu bổ sung 5,4%/năm đối với tiền sử dụng đất chưa nộp đang vấp phải phản ứng từ doanh nghiệp bất động sản. Các nhà đầu tư cảnh báo rủi ro pháp lý và tài chính và đề xuất điều chỉnh chính sách để tránh gây tắc nghẽn thị trường.
Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 45, điều chỉnh giá đất từ 7-7-2025, tăng mạnh đến 170%. Đường Bạch Đằng lên gần 341 triệu đồng/m², nguồn thu ngân sách bùng nổ, báo hiệu cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản.
Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Ngày 28/6/2025, sự kiện “Lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây” là mốc son ghi dấu cho sự phát triển và khẳng định sự gắn bó của Bcons với mảnh đất Bình Dương.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Theo ông Mai Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đây là bước đi thiết thực nhằm rút ngắn quy trình, giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng tính tiếp cận cho người dân, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Nhiều tuyến phố trung tâm TP. Vinh bất ngờ điều chỉnh giá đất tăng gấp ba lần, có nơi lên tới 165 triệu đồng/m², vượt xa mặt bằng chung toàn tỉnh Nghệ An.
Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Ngày 25/6, UBND TP. Hồ Chí Minh chính thức công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Cảng hàng không Sa Pa trị giá hơn 6.393 tỷ đồng sắp gọi vốn. Dự án nghìn tỷ này hứa hẹn thay đổi diện mạo du lịch Lào Cai và mở ra kỷ nguyên mới.
Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Thị trường bất động sản Tân Uyên, hiện tại là thành phố thuộc tỉnh Bình Dương, đang được định vị như một phần của khu vực “Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng” dựa trên cơ sở pháp lý và quy hoạch phát triển vùng.
TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

Sau khi ổn định bộ máy, TP.Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) đã công bố nhiều đề án quy hoạch chiến lược, định hình tương lai phát triển đô thị thông minh, sáng tạo.
Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Chính sách ủy quyền miễn thuế đất nông nghiệp cho cấp xã đang nhận được sự quan tâm đặc biệt, giúp đơn giản hóa thủ tục, hỗ trợ nông dân và nâng cao hiệu quả.