Chủ nhật 13/07/2025 11:38
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Hỗ trợ vốn cho DN: Đừng quá trông chờ ngân hàng thương mại

12/10/2020 00:00
Ở những quốc gia có hệ thống tài chính phụ thuộc nhiều vào hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) như Việt Nam, thì kênh truyền dẫn vốn trở nên quan trọng hơn trong giai đoạn nền kinh tế bị khủng hoảng hay chuẩn bị phục hồi.

Tuy vậy, việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ từ các NHTM không suôn sẻ như chính sách mong muốn. Có những quyết định nằm trong khả năng của các NHTM, nhưng cũng có những việc "lực bất tòng tâm", vì NHTM phải phụ thuộc vào các chính sách tiền tệ của NH Trung ương (NHTW) và chính sách tài khóa của Chính phủ.

Có chủ động cũng trong khuôn khổ

Khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng đại dịch vào ngày 11-3, các quốc gia đã nhanh chóng ban hành các chính sách kinh tế để ứng phó với tình hình mới, kết hợp giữa chính phủ và NHTW.

Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một trong các ưu tiên hàng đầu và được thực hiện qua kênh các NHTM. Các chính sách chủ yếu có thể liệt kê ra như giãn nợ, giảm lãi suất, lãi suất 0%, chính phủ bảo lãnh, nới lỏng điều kiện vay vốn…

Có nước thực hiện rất tốt ngay từ những ngày đầu như Thụy Sĩ. DN ở đây chỉ cần điền mẫu yêu cầu 1 trang, khoản vay được chính phủ bảo đảm với lãi suất 0%, tối đa 10% doanh thu và không vượt 500.000 CHF, và trong vòng 30 phút là DN nhận được tiền trong tài khoản.

Trong khi đó ở Anh hay Pháp thời gian đầu không mấy suôn sẻ, vì các NH phải đợi chính sách cụ thể từ chính phủ và NHTW. Ở Anh, mãi sau 1 tháng mà các DN còn than phiền vì quy trình xét hồ sơ quá chậm, chỉ khoảng 10% số hồ sơ được duyệt. Chỉ đến khi hành động của chính phủ và NHTW cụ thể hơn thì việc tiếp cận vốn của các DN được đẩy nhanh lên rất nhiều.

Tình hình cũng tương tự như vậy ở Pháp trong tháng đầu tiên. Các thủ tục hướng dẫn chưa được rõ ràng, gọi điện thoại đến cơ quan có chức năng hỗ trợ DN thì đường dây luôn bị kẹt, còn các NHTM thì dè chừng vì chưa thấy hành động cụ thể của chính phủ. Đến khi các trở ngại được giải quyết, có những DN không thể cầm cự được nữa, hoặc không thể vay thêm vì tự bản thân DN thấy tỷ trọng nợ của mình đã đến mức kịch trần.

Có những NHTM đã chủ động thay đổi chính sách kinh doanh để hỗ trợ các khách hàng hiện tại của mình trong tối đa khả năng mình có, nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định của NHTW hay cơ quan quản lý giám sát. Nhiều NH theo khuyến nghị của NHTW không chia cổ tức của năm 2019 để tăng vốn, dùng một phần lợi nhuận của mình để hỗ trợ khách hàng.

Thuyền theo lái

Các NHTM hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận là điều hiển nhiên. Và khi nền kinh tế bị khủng hoảng, họ cũng ít nhiều bị liên lụy khi khách hàng chậm trả nợ, giảm nhu cầu vay vốn và sử dụng các dịch vụ NH, hay thậm chí bị phá sản. Các NHTM cũng có thể chia sẻ khó khăn với các khách hàng của mình nhưng họ cũng có giới hạn, bởi phải đảm bảo hiệu quả và không được vượt làn ranh đỏ.

Lúc này, giữ vai trò quyết định là các chính sách tài khóa của chính phủ và chính sách tiền tệ của NHTW. NHTM chỉ giữ vai trò là trung gian truyền dẫn, và chỉ cần họ làm tốt trách nhiệm của mình đã góp phần lớn vào thành công của chính sách. Có thể lấy một hình ảnh để minh họa đó là chính phủ/NHTW là nhà máy phát điện, còn NHTM là hệ thống truyền tải, và điện chính là vốn để đưa đến DN.

Với Việt Nam câu chuyện lại trong một ngữ cảnh khác. Nếu như ở nhiều nền kinh tế, NHTW độc lập với chính phủ và 2 định chế này thường khăng khăng theo đuổi mục tiêu riêng của mình, dẫn đến có khi bất đồng quan điểm với nhau.

Trong khi đó ở Việt Nam, Chính phủ có thể chỉ đạo NH Nhà nước (NHNN). Và trong giai đoạn khủng hoảng hay chuẩn bị hồi phục như lúc này, sự đồng điệu sẵn có của 2 bên lại là một lợi thế.

Câu hỏi lúc này đặt ra là sự phối hợp giữa chính sách tài khóa (Chính phủ) với chính sách tiền tệ (NHNN) sẽ như thế nào? Người viết nghĩ đến những khả năng sau đây, với liều lượng phối hợp tùy thuộc vào các mục tiêu, tình hình (dữ liệu) hiện tại và trước đây cũng như nguồn lực.

Về chính sách tiền tệ, mặc dù NHNN đã có 2 lần giảm lãi suất kể từ khi Covid-19, nhưng cũng có thể cân nhắc đến khả năng giảm tiếp lãi suất để kích thích nền kinh tế. So với các nền kinh tế có lãi suất cực thấp kéo dài và không thể giảm được nữa, thì Việt Nam vẫn có thể giảm thêm 0,25-0,5%. Song phải cân nhắc đến lạm phát.

Thông tin gần đây cho thấy nhiều NHTM đang thừa vốn vay, nhưng nhiều DN vẫn không tiếp cận được nguồn vốn. Điều này cho thấy các tiêu chuẩn để duyệt hồ sơ vay vẫn chưa được nới lỏng cho phù hợp.

Hiện nay NHNN đang lấy ý kiến Dự thảo để sửa đổi bổ sung Thông tư 01/20202/TT-NHNN, nhưng vẫn chỉ tập trung đến phân loại nhóm nợ, điều chỉnh khung thời gian thời hạn trả nợ, và miễn/giảm lãi, phí. Điều cần thiết ở đây là tiêu chuẩn duyệt hồ sơ vay chưa được nhắc đến, cũng như khoản vay có Chính phủ bảo lãnh.

Ngoài ra cần ưu tiên cho các DN sản xuất kinh doanh, phân luồng nguồn vốn để tránh bị lợi dụng đi vào bất động sản. Như ở Pháp thời gian qua, hồ sơ duyệt vay cho mua bất động sản bị thắt chặt, để dành ưu tiên cho các DN sản xuất kinh doanh.

Về chính sách tài khóa, việc nâng trần nợ công là điều không thể tránh khỏi, khi Chính phủ cần đẩy mạnh chi tiêu và đầu tư công để bù lại phần suy giảm từ hoạt động xuất khẩu. Tăng thâm hụt của Chính phủ cũng tăng nguy cơ lạm phát, nhưng Chính phủ cũng có thể điều tiết qua quỹ bình ổn giá.

Như vậy có thể thấy, bên cạnh việc các NHTM chủ động chia sẻ khó khăn với các khách hàng DN, thì vai trò của NHNN và Chính phủ là then chốt. Một chính sách hay, đẹp cũng là vô nghĩa thậm chí phản tác dụng khi không có các hành động cụ thể và đúng thời điểm.

Điểm thuận lợi trong điều hành kinh tế của Việt Nam là Chính phủ có thể chỉ đạo NHNN cùng phối hợp trong việc thực hiện các chính sách của mình. Thêm vào đó, lúc này là thời điểm phù hợp để 4 NHTM có vốn nhà nước đang chi phối thị trường NH thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình.

Bởi vì ngay trong tên của các NHTM này đã hàm chứa lĩnh vực mà các NH này phải hỗ trợ: Nông nghiệp, Công thương, Đầu tư và Phát triển, Ngoại thương.

TS. Võ Đình Trí - Giảng viên Đại học Kinh tế TPHCM và IPAG Business School Paris, thành viên Tổ chức AVSE Global

TAGS:

Tin bài khác
“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

Chia sẻ tại “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”, chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, nhiều ý kiến bày tỏ: “Xanh hóa” trở thành con đường sống còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và tạo sức bật trong chuỗi biến động. Phát triển logistics xanh sẽ là lợi thế cạnh tranh để doanh nghiệp Việt đi nhanh hơn, vượt lên trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu.
Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”.
Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh có thể bị từ chối cấp phép nếu vi phạm hoặc không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.
Hàng giả bủa vây, hàng thật “chịu trận”: Doanh nghiệp kêu gọi luật sòng phẳng và hành động từ tâm

Hàng giả bủa vây, hàng thật “chịu trận”: Doanh nghiệp kêu gọi luật sòng phẳng và hành động từ tâm

Hàng giả, hàng nhái và thông tin bịa đặt không chỉ làm tổn hại doanh thu mà còn đẩy nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính vào thế gồng gánh hậu quả thay cho những hành vi ngoài tầm kiểm soát.
Ngành Thuế giảm gần 97.000 tỷ đồng thuế: Tín hiệu chính sách tiếp sức doanh nghiệp vượt khó

Ngành Thuế giảm gần 97.000 tỷ đồng thuế: Tín hiệu chính sách tiếp sức doanh nghiệp vượt khó

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành Thuế đã triển khai hàng loạt chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế với tổng số tiền lên tới gần 97.000 tỷ đồng. Đây không chỉ là những con số hỗ trợ tài khóa, mà còn là cam kết mạnh mẽ của Nhà nước trong đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững.
Samsung mất một nửa lợi nhuận quý II/2025 vì khủng hoảng chip AI

Samsung mất một nửa lợi nhuận quý II/2025 vì khủng hoảng chip AI

Samsung lần đầu ghi nhận lợi nhuận sụt giảm kể từ năm 2023, do bị đối thủ SK Hynix vượt mặt trong mảng chip AI và ảnh hưởng từ các lệnh cấm xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc của Mỹ.
Dòng tiền đổi hướng, fintech Đông Nam Á bước vào “giai đoạn chọn lọc”

Dòng tiền đổi hướng, fintech Đông Nam Á bước vào “giai đoạn chọn lọc”

Theo báo cáo mới nhất từ Tracxn, trong 6 tháng đầu năm 2025, các startup fintech Đông Nam Á huy động được tổng cộng 776 triệu USD, tăng 31% so với nửa cuối năm 2024 nhưng vẫn giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tăng tốc chuyển đổi số: “Lá chắn” mới chống hàng giả, gian lận thương mại

Tăng tốc chuyển đổi số: “Lá chắn” mới chống hàng giả, gian lận thương mại

Ứng dụng AI, dữ liệu lớn và tăng cường liên ngành là giải pháp then chốt giúp ngăn chặn hàng giả, gian lận thương mại trong môi trường số đang bùng nổ.
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mùa du lịch: Mạo danh doanh nghiệp lữ hành, chiếm đoạt tiền triệu mỗi ngày

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mùa du lịch: Mạo danh doanh nghiệp lữ hành, chiếm đoạt tiền triệu mỗi ngày

Mùa du lịch Hè 2025 đang bước vào cao điểm cũng là lúc các chiêu trò lừa đảo “tăng nhiệt”. Nhiều du khách mất tiền oan vì tin vào các tài khoản mạo danh doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, khu nghỉ dưỡng… được “gắn mác” chính thống. Bộ Công an đã phát đi cảnh báo khẩn cấp nhằm ngăn chặn tình trạng đáng lo ngại này.
Nhà đầu tư cá nhân Mỹ thắng lớn nhờ chiến lược “bắt đáy”

Nhà đầu tư cá nhân Mỹ thắng lớn nhờ chiến lược “bắt đáy”

Chiến lược “mua khi giá giảm” đã giúp nhà đầu tư cá nhân tại Mỹ thu lãi cao nhất kể từ đầu đại dịch, đóng vai trò trung tâm trong đà tăng kỷ lục của Phố Wall năm 2025.
Thị trường chứng khoán vào “khoảnh khắc thú vị nhất”: SHS gọi tên 5 nhóm ngành triển vọng

Thị trường chứng khoán vào “khoảnh khắc thú vị nhất”: SHS gọi tên 5 nhóm ngành triển vọng

Trong báo cáo chiến lược nửa cuối năm 2025 vừa công bố, Công ty Chứng khoán SHS nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam đang bước vào một “khoảnh khắc thú vị” – giai đoạn mà tâm lý nhà đầu tư dao động giữa kỳ vọng tăng trưởng và sự thận trọng với các rủi ro vĩ mô.
Hà Nội tiên phong lập Quỹ đầu tư mạo hiểm - vốn mồi cho công nghệ cao

Hà Nội tiên phong lập Quỹ đầu tư mạo hiểm - vốn mồi cho công nghệ cao

Trong bối cảnh khoa học - công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Hà Nội đang xúc tiến thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm với nguồn vốn ban đầu từ ngân sách thành phố.
Lãi suất chạm đáy đâu là kênh đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay?

Lãi suất chạm đáy đâu là kênh đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay?

Lãi suất tiết kiệm duy trì ở mức thấp khiến dòng tiền dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác. Bất động sản, chứng khoán và vàng được xem là lựa chọn tốt nhất?
DIC Corp chuyển nhượng Lam Hạ Center Point, thu về nghìn tỷ

DIC Corp chuyển nhượng Lam Hạ Center Point, thu về nghìn tỷ

DIC Corp được chấp thuận chuyển nhượng dự án Lam Hạ Center Point, dự kiến thu hơn 1.100 tỷ đồng. Đây là bước đi chiến lược giúp tập đoàn tái cơ cấu tài chính.
Gần 37 triệu lượt xe động lực khiến VEC tăng tốc mở rộng cao tốc?

Gần 37 triệu lượt xe động lực khiến VEC tăng tốc mở rộng cao tốc?

Trong 6 tháng đầu 2025, các tuyến cao tốc VEC phục vụ gần 37 triệu lượt xe, tăng 9,43%. Mở rộng quy mô, khởi công dự án mới, hướng đến hệ thống giao thông hiện đại.