Thứ hai 06/01/2025 10:21
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Hỗ trợ dệt may thời Covid-19: Đừng như sấm chớp kêu to, mưa thì nhỏ giọt

12/10/2020 00:00
Ngành dệt may rất quan trọng, nhưng cũng đang rất khó khăn. Nhiều chính sách trợ giúp đã được Nhà nước công bố và doanh nghiệp cũng đang trông chờ được cứu như nắng hạn chờ cơn mưa, nhưng những gì họ nhận được thì mới như vài giọt nước.

Triển lãm dệt may tại TPHCM. Ảnh: THÀNH HOA

Đại dịch Covid-19 đã khiến ngành dệt may gặp rất nhiều khó khăn. Lần đầu tiên, tất cả các mặt hàng xuất khẩu của ngành dệt và ngành may mặc đều tăng trưởng âm. Trong đó, xuất khẩu may mặc năm tháng đầu năm 2020 giảm gần 13,6% so với cùng kỳ, 100% đơn hàng nửa đầu năm đã bị hủy.

Trong bối cảnh đó, nhiều chính sách hỗ trợ nền kinh tế nói chung và hỗ trợ doanh nghiệp dệt may nói riêng đã được Chính phủ ban hành. Nhưng báo cáo “Dệt may Việt Nam: Tác động của dịch Covid-19 và xa hơn nữa” do nhóm nghiên cứu của Chương trình Nghiên cứu chiến lược Mekong - Trung Quốc (MCSS) thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện với sự tài trợ của ActionAid Quốc tế tại Việt Nam chỉ ra rằng những chính sách hỗ trợ này không chỉ thiết kế “không trúng đích” mà còn triển khai chậm dẫn đến sự suy giảm hiệu quả chính sách.

Tình hình ngành dệt may

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 5-2020, xuất khẩu may mặc Việt Nam đạt 10,56 tỉ đô la Mỹ, giảm 13,6% so với cùng kỳ 2019. Đặt trong bối cảnh chung là xuất khẩu của Việt Nam giảm 0,9% trong năm tháng đầu năm thì ngành may mặc đang cho thấy mức độ dễ tổn thương về tiêu dùng của loại hàng hóa này.

Đến hết tháng 5-2020, nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may và da giày đạt 8,53 tỉ đô la, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Mức giảm nhập khẩu này cũng cao hơn nhiều so với mức giảm 4,6% của toàn bộ các ngành kinh tế, phản ánh sự đứt gãy về đầu ra đã tác động tiêu cực thế nào đến hoạt động nhập khẩu của đầu vào.

Xét theo các thị trường xuất khẩu chủ chốt, năm tháng đầu năm 2020, xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm 14,9%, thị trường EU(28) giảm 19%. Hai thị trường này đã chiếm gần 60% giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 chưa được kiểm soát hoàn toàn trên phạm vi toàn cầu, sự mở cửa trở lại của các nền kinh tế chủ chốt châu Âu và Mỹ với thế giới bên ngoài chưa xác định được rõ thời gian và mức độ, nên có thể nhận định rằng năm 2020 và năm 2021 sẽ là thời điểm hết sức khó khăn của ngành dệt may. Chẳng hạn, báo cáo ngành của tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã nhận định doanh thu hợp nhất của toàn tập đoàn năm 2020 có thể sẽ giảm tới 50-55%, lợi nhuận hợp nhất cũng sẽ giảm 45-50%.

Sấm chớp kêu to, mưa thì nhỏ giọt

Song song với các chính sách hỗ trợ chung, một số bộ ngành cũng đề xuất các chính sách riêng để hỗ trợ doanh nghiệp dệt may vượt khó, tập trung vào cả chính sách tài khóa và tiền tệ, hướng đến cả doanh nghiệp và người lao động. Chẳng hạn hỗ trợ 1.800.000 đồng/người/tháng với lao động mất việc, mức hỗ trợ không quá ba tháng tính từ ngày 1-4-2020; giảm thuế suất nhập khẩu; tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội; miễn đóng hoàn toàn bảo hiểm thất nghiệp tập trung vào: (i) người lao động bị ngừng việc, thôi việc và (ii) doanh nghiệp có trên 50% lao động phải nghỉ việc; gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 2019, 2020; hoãn nộp thuế giá trị gia tăng; gia hạn và miễn, giảm tiền thuê đất, phí hạ tầng khu công nghiệp, phí xử lý nước thải trong thời gian nhà máy dừng hoạt động do dịch bệnh; đề xuất Chính phủ chỉ đạo hệ thống ngân hàng có giải pháp hỗ trợ giảm tỷ lệ ký quỹ, giảm phí thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp có nhập khẩu nguyên liệu;…

Mặc dù ban hành nhiều biện pháp, nhưng qua số liệu khảo sát và kết quả nghiên cứu có thể thấy các chính sách này chưa có hiệu quả thực chất. Để nâng cao hiệu quả, chính sách cần được xác định phương châm “ba đúng” là đúng chỗ, đúng lúc, đúng cách, tránh tình trạng “sấm chớp kêu to, mưa thì nhỏ giọt” vẫn hay xảy ra mỗi khi có khủng hoảng.

Đúng chỗ: đối tượng của các giải pháp này cần được xác định rõ và cần có các mức độ ưu tiên khác nhau. Các chính sách hỗ trợ cần xác định chính sách nào cần hỗ trợ ngay, ngành nào cần hỗ trợ trước; doanh nghiệp nào cần tập trung hỗ trợ; doanh nghiệp và lao động, nên “cứu” ai trước. Nghiên cứu của nhóm MCSS nhận thấy rằng, các doanh nghiệp may mặc trong nước quy mô lớn là những doanh nghiệp có thể cần nhận được các chính sách hỗ trợ đặc thù để từ đó giúp ích cho người lao động.

Đúng lúc: đối với cộng đồng kinh doanh, tốc độ và thời gian trong thời điểm ngặt nghèo là yếu tố còn quan trọng hơn cả tài chính. Việc có chính sách nhưng triển khai rất chậm vì quy trình quá dài và không mang tính “phản ứng linh hoạt” cho thấy các bộ ngành vẫn ban hành chính sách bằng “tư duy quy trình”, trong khi cái doanh nghiệp và nền kinh tế cần là một “quy trình bất thường”. Nghiên cứu của nhóm MCSS sử dụng số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê trong thời gian từ ngày 10 đến 20-4-2020 đối với 3.143 doanh nghiệp dệt may cho thấy hai điều: (i) quá ít doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách hỗ trợ và (ii) giữa việc ban hành chính sách và tiếp cận chính sách là một khoảng cách mênh mông về thời gian và quy trình chứ không phải là thiếu thông tin.

Cụ thể, chỉ có 113 doanh nghiệp, chiếm 3,6% tổng số doanh nghiệp khảo sát, đã tiếp nhận được chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp dệt may nhà nước được hỗ trợ là 8,6% tổng số doanh nghiệp nhà nước; tỷ lệ tương ứng với doanh nghiệp tư nhân là 3,2%. Bên cạnh đó, có tới 59,3% số doanh nghiệp dệt may được khảo sát cho biết họ “đã biết thông tin nhưng chưa biết đầu mối để tiếp cận chính sách”.

Đúng cách: các chính sách hiện nay cần tính đến tính khả thi, tránh tình trạng có chính sách nhưng khó triển khai hoặc triển khai không đem lại lợi ích. Chẳng hạn, để hỗ trợ doanh nghiệp giảm nhẹ chi phí tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội; và miễn đóng hoàn toàn bảo hiểm thất nghiệp nếu doanh nghiệp có trên 50% lao động phải nghỉ việc, giãn việc. Nhưng hoãn đóng bảo hiểm xã hội thì không giảm nhẹ chi phí của doanh nghiệp, còn để hoãn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì phải có 50% số lao động mất việc. Đó là điều kiện rất khó vì đa phần các doanh nghiệp dệt may đều cố gắng cầm cự giữ lao động để không mất công tuyển dụng lại sau đại dịch. Do đó, trên thực tế, chính sách mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất không giúp lợi được cho doanh nghiệp.

Trong khi chi phí cho hai khoản bảo hiểm đó lại quá lớn, nếu có “đột phá về tư duy chính sách” thì sẽ ngay lập tức “bơm máu” được cho doanh nghiệp mà Chính phủ không cần tốn nguồn lực tài chính hạn hẹp. Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp tương đương 34% quỹ lương và chiếm tới 20% tổng chi phí doanh nghiệp dệt may. Nếu được miễn hoàn toàn hai khoản này đến hết năm 2020 mà không cần ràng buộc về định mức lao động mất việc thì Chính phủ không cần làm gì doanh nghiệp cũng đã tự trang trải được 34% quỹ lương cho công nhân viên. Như vậy thì không chỉ doanh nghiệp được lợi mà người lao động cũng yên tâm làm việc.

Theo Thesaigontimes

Tin bài khác
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tạo nền tảng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tạo nền tảng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Sáng 4/1, tại TPHCM, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp UBND TPHCM và TP Đà Nẵng tổ chức hội nghị công bố nghị quyết của Chính phủ về ban hành kế hoạch hành động triển khai kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.
Duyệt đề án tái cơ cấu 17% doanh nghiệp Nhà nước

Duyệt đề án tái cơ cấu 17% doanh nghiệp Nhà nước

Sau quá trình sắp xếp và cơ cấu lại, các doanh nghiệp Nhà nước cơ bản tập trung vào những ngành và lĩnh vực mà Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo.
Đưa nền kinh tế Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới trong năm 2025

Đưa nền kinh tế Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới trong năm 2025

Tại Tọa đàm “Kinh tế vĩ mô Việt Nam nhìn lại 2024 và triển vọng 2025” vào sáng 3/1, các chuyên gia cho rằng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024 đã có sức bật mạnh mẽ. Năm 2025, sẽ vượt qua thách thức toàn cầu, triển vọng về một nền kinh tế vững mạnh và bền vững trong tương lai.
Khơi thông tiềm năng thu hút đầu tư du lịch Việt Nam

Khơi thông tiềm năng thu hút đầu tư du lịch Việt Nam

Để thu hút đầu tư hiệu quả vào ngành du lịch Việt Nam, cần tập trung vào cải thiện môi trường đầu tư, phát triển hạ tầng và tối ưu hóa các chính sách ưu đãi.
Phê duyệt Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1711/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là kim chỉ nam cho sự phát triển nhanh chóng, bền vững và toàn diện của thành phố trong thập kỷ tới và xa hơn nữa.
Xem xét ưu tiên đấu thầu, mua sắm công đối với phương tiện giao thông xanh

Xem xét ưu tiên đấu thầu, mua sắm công đối với phương tiện giao thông xanh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Tài chính xem xét ưu tiên đấu thầu, mua sắm công đối với các phương tiện giao thông xanh, từ đó thúc đẩy xu hướng này lan tỏa mạnh mẽ hơn.
TP. Hồ Chí Minh sẽ huy động 600.000 tỷ đồng đầu tư phát triển năm 2025

TP. Hồ Chí Minh sẽ huy động 600.000 tỷ đồng đầu tư phát triển năm 2025

Năm 2025, TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội năng động, hiệu quả và bền vững, đáp ứng kỳ vọng phát triển vượt bậc trong tương lai.
Kinh tế Việt Nam: Minh chứng cho sự phục hồi, tăng trưởng và sáng tạo

Kinh tế Việt Nam: Minh chứng cho sự phục hồi, tăng trưởng và sáng tạo

Năm 2025, kinh tế Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật trong khu vực Đông Nam Á và trên toàn cầu. Không chỉ phục hồi sau đại dịch, Việt Nam còn chứng minh khả năng thích nghi và sáng tạo mạnh mẽ, nổi bật trong bức tranh kinh tế toàn cầu.
Lùi thời hạn nộp báo cáo khả thi dự án đường sắt Việt - Lào

Lùi thời hạn nộp báo cáo khả thi dự án đường sắt Việt - Lào

Bộ Giao thông vận tải vừa đồng ý lùi thời gian nộp Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ, để nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ: Bộ máy sau tinh gọn đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ: Bộ máy sau tinh gọn đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc

Chiều ngày 31/12, tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ đã thông tin về hoạt động xuất nhập khẩu và việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Thu ngân sách Hà Nội lần đầu vượt 500.000 tỷ đồng

Thu ngân sách Hà Nội lần đầu vượt 500.000 tỷ đồng

Với kết quả tích cực năm 2024, bước sang năm 2025, Hà Nội được giao dự toán thu ngân sách nhà nước là 505.437 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 473.900 tỷ đồng.
Thu ngân sách năm 2024 vượt mốc 2 triệu tỷ đồng

Thu ngân sách năm 2024 vượt mốc 2 triệu tỷ đồng

Theo thống kê của Bộ Tài chính, dự kiến, tổng thu ngân sách cả năm 2024 sẽ vượt mốc 2 triệu tỷ đồng, tăng 19,1% so với dự toán và tăng 15,5% so với năm 2023.
Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh: Năm 2024 đã hoàn thành 2.021 km đường cao tốc

Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh: Năm 2024 đã hoàn thành 2.021 km đường cao tốc

Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh nhấn mạnh năm 2024 là năm bản lề với những đột phá quan trọng trong ngành giao thông, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
TP. HCM triển khai hiệu quả công tác kết nối, huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài

TP. HCM triển khai hiệu quả công tác kết nối, huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài

3 yếu tố then chốt dẫn đến thành công để có được kết quả năm 2024 trong công tác của Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài tại TP. HCM đó là tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo và hiệu quả đạt được mà thành phố đề ra.
Bình Phước: Phát huy thế mạnh trong phát triển ngành công nghiệp

Bình Phước: Phát huy thế mạnh trong phát triển ngành công nghiệp

Năm 2024, Bình Phước đạt những thành tựu ấn tượng trong lĩnh vực công nghiệp. Đặc biệt, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu tăng trưởng với mức tăng 12,7% trong quý III/2024 so với cùng kỳ, khẳng định vai trò động lực phát triển kinh tế của tỉnh.