Hiệp định EVFTA: Môi trường lao động tốt là lợi thế cho doanh nghiệp
- Vấn đề
- 09:26 24/08/2020
DNHN - Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/8 vừa qua. Chúng ta đã bước lên tuyến đường cao tốc để tiến vào thị trường EU vốn được coi là cao cấp hàng đầu thế giới. Hiệp định là kết tinh của một thập kỷ nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị, đồng thời thể hiện rõ chủ trương, đường lối đối ngoại đa phương tích cực và chủ động của Đảng và Nhà nước.
40% doanh nghiệp khó cải thiện điều kiện lao động
Hiệp định EVFTA đưa Việt Nam trở thành đối tác hàng đầu của EU trong ASEAN và là một trong những nước châu Á-Thái Bình Dương mà EU có quan hệ sâu rộng nhất. Đây được gọi là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, bởi lẽ ngoài ưu đãi thuế quan và lợi ích kinh tế, hiệp định còn đưa ra mức cam kết rất cao về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường… Chính những điều kiện phi thương mại này tạo nên điểm khác biệt của EVFTA so với rất nhiều hiệp định mà Việt Nam đã ký kết.
Hiệp định EVFTA dành riêng Chương số 13 để đưa ra các cam kết về THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. Các bên khẳng định cam kết của mình để thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế theo hướng: góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững, vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai. Mục tiêu của phát triển bền vững sẽ được lồng ghép vào các mối quan hệ thương mại song phương, bao gồm phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Những lợi ích của lao động và môi trường làm việc được chú trọng. Trong Hiệp định lần này, mỗi bên tái khẳng định cam kết của mình về việc thực hiện có hiệu quả luật pháp, quy định trong nước và các Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO đã được Việt Nam và các nước thành viên Liên minh châu Âu phê chuẩn.
55% doanh nghiệp khó đầu tư vào công nghệ mới
Cho đến thời điểm này, Việt Nam đã phê chuẩn 7 trong số 8 Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO. Đồng thời, Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 cũng đưa khung pháp lý tiệm cận hơn với các công ước cơ bản của ILO, cho thấy sự chủ động của Việt Nam để tạo ra một môi trường pháp lý cần thiết từ trước khi gia nhập những hiệp định thế hệ mới như EVFTA.
Còn ở cấp doanh nghiệp, tư duy nhiều nơi đã thay đổi. Lợi nhuận không phải là ưu tiên duy nhất mà còn phải tạo ra một môi trường lao động an toàn, công bằng; đảm bảo điều kiện sức khỏe, tinh thần và trở thành niềm tự hào cho những người lao động được làm việc trong đó. Số sản phẩm làm ra trong ngày của người lao động được ghi lại, từng người sẽ biết được thu nhập của mình theo đơn giá đã được doanh nghiệp công khai. Còn trong các xưởng, nhiệt độ luôn thấp hơn ngoài trời 5 độ… và không vượt quá 29 độ nhờ hệ thống làm mát nằng hơi nước ... ghế băng cứng sẽ được thay thế bằng ghế có tựa lưng và điều chỉnh cao thấp cho phù hợp với từng người lao động… Đây là những cải thiện môi trường lao động mà doanh nghiệp đang thực hiện, nhằm giúp mỗi công nhân ở đây cảm thấy thoải mái hơn trong sản xuất.
Theo Giám đốc điều hành Công ty CP May Đáp Cầu, Bắc Ninh: Môi trường lao động tốt, đáp ứng tiêu chuẩn theo ILO là lợi thế cho doanh nghiệp trong nước trước cơ hội hợp tác với đối tác từ châu Âu.
Bà Paula Alberson - Giám đốc Chương trình Better Work Vietnam cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng những thay đổi này sẽ mang lại sự thịnh vượng hơn cho các nhà máy và cho người lao động. Đó là, việc làm tốt hơn, doanh nghiệp tốt hơn, cuộc sống tốt hơn. Việc tuân thủ những tiêu chuẩn lao động cơ bản này thực sự có thể cải thiện lợi nhuận và năng suất”.
59% doanh nghiệp khó đáp ứng yêu cầu nội địa hóa
Dù đã có sự thay đổi tư duy, song không thể phủ nhận vẫn còn thách thức rất lớn khi hiện tại, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có hiểu biết đúng về Hiệp định EVFTA. Hơn nữa, khả năng thay đổi để thích hợp với hiệp định chưa cao. Có tới 40% doanh nghiệp khó cải thiện điều kiện lao động; 55% doanh nghiệp khó đầu tư vào công nghệ mới; 59% doanh nghiệp khó đáp ứng yêu cầu nội địa hóa. Tuy nhiên, sức ép mà EVFTA mang lại là sức ép cần thiết và theo lộ trình phù hợp.
Theo ông Pier Giorgio Aliberti - Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam: “Một yếu tố quan trong với 1 hiệp định thế hệ mới có cam kết sâu rộng như EVFTA là đảm bảo các tiêu chuẩn về mặt xã hội, bảo vệ môi trường là những yếu tố quan trọng quyết định tới tăng trưởng bền vững. Có thể hiểu là những yêu cầu giảm thiểu mức độ tác động từ sản xuất, hoạt động thương mại đến người tiêu dùng, môi trường xung quanh, quyền lợi người lao động trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm. Một ví dụ như phát triển năng lượng bền vững tại Việt Nam có thể coi là một điểm sáng với sự gia tăng của các dự án năng lượng sạch, năng lượng tái tạo... thu hút nhiều nguồn vốn chất lượng cao và trình độ công nghệ tiên tiến từ châu Âu để phục cho mục tiêu thực hiện tăng trưởng xanh. Hướng đến cuối cùng của các cam kết đó là tạo ra hợp tác cùng phát triển bền vững và một sân chơi công bằng giữa các bên.
Bảo Anh
Tin liên quan
#Hiệp định EVFTA

Xây dựng, đề xuất mới về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTPP
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã và đang nghiên cứu, xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2020/NĐ-CP ngày 24/8/2020 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định EVFTA và Hiệp định CPTPP.

"Trái ngọt" cho hoạt động xuất khẩu từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực
Sau gần 5 tháng thực thi Hiệp định EVFTA, mặc dù thời gian chưa phải dài nhưng cũng đủ để nhìn nhận được những “trái ngọt” từ hiệp định này mang lại..

Thực thi quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA
Từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực vào ngày 01 tháng 8 năm 2020, mặc dù diễn biến dịch bệnh tại EU và các nước trên thế giới rất phức tạp, nhưng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU vẫn liên tục ghi nhận mức tăng cao. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU các tháng 8, 9, 10/2020 lần lượt đạt 3,25 tỷ USD, 3,07 tỷ USD và 3,3 tỷ USD, tăng 4,2%, 8,7% và 6,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa quốc tế sẽ mang đến sự năng động và đổi mới cho Việt Nam
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu-EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU, đồng thời, cũng là một FTA có mức cam kết rộng và cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Cú huých từ Hiệp định đã góp phần đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu và thu hút đầu tư trong thời gian qua cho Việt Nam. Hiệp định EVFTA thực thi không chỉ tạo động lực cho kinh tế Việt Nam phát triển, hội nhập mạnh mẽ mà còn làm gia tăng vai trò, vị thế Việt Nam trên quốc tế nói chung và tại Vương quốc Hà Lan nói riêng. Xoay quanh vấn đề về thúc đẩy quan hệ song phương thông qua Hiệp định EVFTA, Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập đã có cuộc trao đổi với ông Christoph Prommersberger - Phó Đại sứ của Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Hà Nội.

Từ chuyện xuất khẩu nông sản đến chuyện “đi đánh xứ người”
Hiệp định EVFTA mang đến vô vàn lợi ích nhưng không có nghĩa là được trải thảm đỏ cho các doanh nghiệp. Để vào được thị trường EU thì doanh nghiệp phải vượt qua những tiêu chí rất ngặt nghèo, phải chắt chiu từ những việc làm nhỏ, đảm bảo chuẩn mực, chữ tín và lựa chọn hướng đi bền vững…

Hội thảo Hợp tác kinh tế Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức
Ngày 3/10, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo Hợp tác kinh tế Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phối hợp cùng Đài tiếng nói Việt Nam đồng tổ chức nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước, đồng thởi mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam giao thương sâu, rộng hơn vào thị trường châu Âu trong điều kiện thuận lợi mà Hiệp định EVFTA vừa có hiệu lực
Đọc thêm Vấn đề
Không ta tự làm khó ta, khổ dân
Đại dịch Covid-19 là một thách thức và thảm họa y tế và kinh tế, đặt ra nhiều vấn đề chưa từng có cho cả thế giới và Việt Nam.
Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Đề án Quy hoạch điện VIII
Làm sao có thể thực hiện tốt Quy hoạch điện VIII trong tình hình hiện nay là nhu cầu điện vẫn tăng trưởng với tốc độ cao nhưng nguồn năng lượng sơ cấp ngày càng khan hiếm?
Luân canh tôm - lúa bền vững ở Kiên Giang
Việc chuyển đổi đất trồng lúa ven biển kém hiệu quả sang mô hình luân canh tôm - lúa bền vững là chủ trương đúng đắn của tỉnh và đang phát huy hiệu quả cao.
Kiên Giang: Phát triển đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025
Một trong những mục tiêu được ngành Xây dựng Kiên Giang đặt ra trong giai đoạn 2021-2025 là triển khai thực hiện phát triển đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang theo các Đề án phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Ngành cơ khí Việt Nam: Cần tiếp tục tháo gỡ "điểm nghẽn"
Là một trong bốn ngành công nghiệp trọng yếu của Việt Nam, thế nhưng trong nhiều năm qua, ngành cơ khí vẫn đang loay hoay tìm cách tồn tại, cho dù đã được hỗ trợ bằng nhiều cơ chế, chính sách...
Phú Thọ: Dân bức xúc vì xe chở vật liệu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Đã nhiều ngày nay, tình trạng xe ben, xe tải chở vật liệu thuộc khu vực cảng Công ty Giấy Bãi Bằng, trên tuyến Tỉnh lộ 323 thuộc địa bàn xã An Đạo, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ khiến người dân vô cùng bức xúc vì bụi bẩn.
Nỗi lo ô nhiễm ở đảo ngọc Phú Quốc
Là thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam, mang trong mình nhiều tiềm năng, Phú Quốc đang trên đà chứng tỏ vị thế của mình. Thế nhưng, vấn đề ô nhiễm môi trường ở hòn đảo này vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, khiến nhiều người lo lắng.
"Làn sóng Covid-19 thứ 3 của Việt Nam đã đạt đỉnh, nhiều khả năng sẽ kết thúc cuối tháng 3-2021"
Ngày 27-1, làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 3 tại Việt Nam bắt đầu, khi có 2 ca lây nhiễm cộng đồng được phát hiện ở Hải Dương và Quảng Ninh. Ngày 28/1 có thêm 91 ca lây nhiễm cộng đồng, ngày 29/1 thêm 61 ca.
Kiên Giang: Tập trung phát triển du lịch biển, đảo
Là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo, thời gian qua, Kiên Giang thu hút nhiều nhà đầu tư vào loại hình du lịch này. Nhờ vậy du lịch biển, đảo Kiên Giang đang trở thành thương hiệu, sản phẩm du lịch hấp dẫn đối với du khách.
TP HCM: Vẫn còn người dân không đeo khẩu trang ở nơi công cộng
Bất chấp dịch bệnh Covid-19, một số người dân ở TP.HCM vẫn lơ là không đeo khẩu trang nơi công cộng.