Thứ bảy 05/07/2025 13:14
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm

Mặc dù thị trường bất động sản đang trong cơn sốt, hàng trăm căn hộ tái định cư tại Hà Nội vẫn bỏ hoang, gây lãng phí tài nguyên đất vàng và ảnh hưởng đến nhu cầu nhà ở của người dân.
Lãng phí tài nguyên từ các dự án, công trình bỏ hoang: Bài toán cần lời giải hữu hiệu Bộ Xây dựng tháo gỡ dự án nghìn tỷ dở dang, gây lãng phí

Trong bối cảnh thị trường bất động sản tại Hà Nội đang chứng kiến sự gia tăng giá căn hộ và tình trạng thiếu hụt nguồn cung, hàng trăm căn hộ tại các khu tái định cư vẫn bỏ hoang trong nhiều năm qua. Một trong những ví dụ điển hình là tòa nhà CT2 Xuân La, thuộc Khu tái định cư Xuân La, dự án bắt đầu từ năm 2012 và hoàn thành vào năm 2020. Tuy nhiên, dù đã gần 5 năm kể từ khi hoàn thành, hàng trăm căn hộ tại đây vẫn chưa được đưa vào sử dụng.

Theo tìm hiểu, dự án Khu tái định cư Xuân La là dự án chung cư tại phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội. Dự án có tổng diện tích 4.5 ha, mật độ xây dựng 37%, tổng mức đầu tư 988.5 tỷ đồng. Dự án gồm 4 tòa chung cư CT1,CT2, CT3, CT4 với chiều cao 11-19 tầng. Tổng số căn hộ của dự án là 533 căn hộ. hiện đã được chủ đầu tư là Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Hà Nội hoàn thành nhưng chưa có bất kỳ hộ dân nào chuyển về sinh sống.

Dự này này bỏ hoang diễn ra trong khi thị trường bất động sản Hà Nội đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt căn hộ, đặc biệt là đối với những người có thu nhập trung bình và thấp. Tình trạng bỏ hoang các căn hộ tái định cư gây ra sự lãng phí tài nguyên đất vàng, làm gia tăng áp lực lên nhu cầu nhà ở của người dân. Việc này cũng đặt ra câu hỏi về việc quản lý, sử dụng đất công hiệu quả và đúng mục đích.

Chính quyền Hà Nội đã từng cam kết sẽ triển khai các dự án tái định cư để giải quyết vấn đề nhà ở cho người dân khi thành phố phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự lãng phí tài nguyên này lại đi ngược lại mục tiêu của các dự án, khiến không ít người dân cảm thấy thất vọng. Hàng nghìn người dân đang phải sống trong điều kiện thiếu thốn, chật chội, trong khi các căn hộ tái định cư lại không được sử dụng đúng mục đích.

Thực tế, các dự án tái định cư ở Hà Nội không phải là hiếm trường hợp bỏ hoang. Cùng với CT2 Xuân La, nhiều dự án khác cũng đang rơi vào tình trạng tương tự, khiến cho nguồn tài nguyên đất đai tại những khu vực này không được khai thác hiệu quả.

Tình trạng lãng phí các căn hộ tái định cư ở Hà Nội cần phải được nhìn nhận và xử lý kịp thời, bởi đây là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng không chỉ đến người dân mà còn đến sự phát triển bền vững của thành phố.

Mới nhất, Bộ Xây dựng đã đưa ra chỉ đạo mạnh mẽ nhằm tháo gỡ các dự án nghìn tỷ đang dở dang, góp phần giảm thiểu lãng phí và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việc này nhằm giải quyết tình trạng các công trình không được triển khai kịp thời, tồn đọng kéo dài, gây thất thoát nguồn lực và ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển cơ sở hạ tầng.

Theo thông tin từ Bộ Xây dựng, Cục Kinh tế - Quản lý đầu tư xây dựng được giao nhiệm vụ chủ trì việc rà soát và cập nhật đầy đủ các nội dung liên quan đến các dự án đang tồn đọng hoặc dừng thi công. Đặc biệt, các dự án lớn như Bệnh viện Ung bướu TP. Cần Thơ, cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, dự án chống ngập úng TP.HCM và Trung tâm điều hành Vicem đang là những công trình trọng điểm cần được tháo gỡ nhanh chóng.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công điện 112 vào ngày 6/11/2024 yêu cầu các bộ ngành tập trung xử lý dứt điểm các dự án dừng thi công lâu dài, nhằm giảm thiểu tình trạng thất thoát và lãng phí. Công điện này đã nêu rõ các khó khăn mà các dự án gặp phải, trong đó có sự thiếu phối hợp giữa các cơ quan, các vướng mắc trong thủ tục hành chính và thiếu nguồn lực để triển khai công trình.

Theo ghi nhận của phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập dự án khu tái định cư Xuân La hiện các tòa nhà hoàn thành với hàng trăm căn hộ, nhưng chưa có bất kỳ một cư dân nào về sinh sống. Một số khu vực đã xuống cấp, một vài người dân xung quanh đang tận dụng đất trống để trồng rau, thậm chí là bãi tập kết vật liệu xây dựng, bãi đỗ xe, rửa xe ô tô, sân chơi thể thao…

Dưới đây là những hình ảnh mới nhất về khu tái định cư bỏ hoang gây lãng phí.

Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Khu tái định cư Xuân La được đầu tư xây dựng gồm 4 tòa với 2 tháp chung cư 11 tầng (CT2 và CT3) và 2 tháp chung cư 17 tầng (CT1 và CT4) đáp ứng nhu cầu an cư của các hộ gia đình thuộc diện được đền bù tái định cư.
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Dù đã hoàn thành nhưng hiện nay dự án này chưa có bất kỳ cư dân nào chuyển về sinh sống.
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Cảnh tượng hoang hóa và xuống cấp tại dự án Khu tái định cư Xuân La.
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Phía bên trong tầng 1 của toàn nhà ở dự án.
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Xung quanh người dân đang tận dụng làm sân bóng chuyền.
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Hình ảnh cho thấy sự xuống cấp của một công trình không được sử dụng.
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Lối vào hầm gửi xe của toàn nhà dược bịt kín tôn và các cành cây khô.
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Tòa cảnh dự án lối giữa các toàn nhà không một bóng người.
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Một phần sân của tòa CT2 đang được tận dụng làm chổ rửa xe.
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Bên lề các toàn nhà đang được tập kết vật liệu xây dựng của một hộ kinh doanh.
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Phía bên trong rào đang được tận dụng trồng rau.
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Một lối vào hầm xe của tòa nhà đầy rác và cành cây khô bủa vây.
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm

Vị trí chung cư tái định cư Xuân La được quy hoạch chung của khu đô thị mới Tây Hồ Tây, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Dự án có vị trí đắc địa khi được tiếp giáp với các cung đường lớn như đường Võ Chí Công, đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, đường Hoàng Quốc Việt.
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm

Khu tái định cư Xuân La có vị trí đắc địa tại Khu đô thị Tây Hồ.
Khu nhà ở tái định cư Xuân La có vị trí thuận lợi về giao thông, tiếp giáp 2 mặt đường của Khu đô thị Tây Hồ Tây ( phía Bắc giáp đường 40m, phía Đông giáp đường 17,5m).

Chung cư tái định cư Xuân La nằm trong khu vực được đánh giá là có tốc độ phát triển nhanh và sôi động bậc nhất của Hà Nội. Trong đó, dự án nằm trong khu đô thị mới Tây Hồ Tây đang đã được phê duyệt một trong những khu đô thị kiểu mẫu lớn nhất miền Bắc. Khu tái định cư Xuân La được xây dựng với quy mô gồm 2 khu nhà ở 17 tầng (CT1 và CT4) và 2 khu nhà ở 11 tầng (CT2 và CT3) phục vụ cho khoảng 2.800 người sinh sống.

Tin bài khác
Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đang bước vào giai đoạn phát triển mới với kỳ vọng vượt ra khỏi phạm vi địa phương để định hình như một thương hiệu quốc gia, hội nhập vững chắc vào thị trường quốc tế.
Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, Hà Nội đang triển khai lộ trình cụ thể với nhiều mục tiêu tham vọng nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội.
Thành lập Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ sau sáp nhập ba tỉnh

Thành lập Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ sau sáp nhập ba tỉnh

Ngày 3/7, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ trên cơ sở hợp nhất ba đơn vị quản lý khu công nghiệp của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình.
Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Đà phục hồi du lịch bùng nổ đang là bệ phóng cho hàng không Việt. Các hãng bay tăng cường đội tàu, mở rộng mạng lưới, khẳng định vị thế trên bản đồ khu vực.
EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7

EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU và Mỹ hiện chỉ có thể hướng tới một “thỏa thuận nguyên tắc” trước hạn chót áp thuế đối ứng ngày 9/7 của Washington.
TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

Trong 6 tháng đầu năm, GRDP của TP. Hồ Chí Minh cũ tăng 7,82%; nếu tính chung sau sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, mức tăng trưởng đạt 6,56%.
Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD thuế quan giữa chiến tranh thương mại

Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD thuế quan giữa chiến tranh thương mại

Thuế quan tăng mạnh đã giúp Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD trong tháng 5/2025, hỗ trợ ngân sách quốc gia giữa lúc thâm hụt ngày càng trầm trọng.
TP. Hồ Chí Minh mới tổ chức phiên họp đầu tiên sau sáp nhập

TP. Hồ Chí Minh mới tổ chức phiên họp đầu tiên sau sáp nhập

Sáng ngày 04/7/2025, UBND TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức phiên họp đầu tiên kể từ khi hoàn tất quá trình sáp nhập các quận, huyện theo Nghị quyết của Quốc hội. Phiên họp được kết nối trực tuyến với 168 phường, xã và đặc khu, phản ánh quy mô vận hành toàn diện của mô hình chính quyền địa phương hai cấp mới.
Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy bất ốn, vốn FDI đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 3,677 tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Chiều 3/7, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025 với nhiều điểm sáng đáng chú ý, trong bối cảnh thế giới tiếp tục đối mặt với suy giảm tăng trưởng và bất định địa chính trị.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường hoàn tất phân cấp quản lý

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hoàn tất phân cấp quản lý

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã hoàn thành 100% nhiệm vụ xây dựng hệ thống pháp lý về phân quyền, phân cấp, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Du lịch Việt Nam vượt Thái Lan trong mắt khách Trung Quốc

Du lịch Việt Nam vượt Thái Lan trong mắt khách Trung Quốc

Việt Nam đang vượt Thái Lan trong cuộc đua thu hút du khách Trung Quốc nhờ tỷ giá thuận lợi, môi trường an toàn và chính sách visa linh hoạt.
Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về 'deal' thuế quan đối ứng Mỹ - Việt?

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn cho rằng, việc thỏa thuận được mức thuế đối ứng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là 20% là một thành công và kể cả mức 40% cho hàng transshipping cũng rất tích cực.
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa công bố hướng dẫn xử lý tài chính và tài sản công sau khi sắp xếp theo mô hình hai cấp, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí.
Hỗ trợ địa phương vận hành chính quyền hai cấp đồng bộ và thông suốt

Hỗ trợ địa phương vận hành chính quyền hai cấp đồng bộ và thông suốt

Ngay sau khi mô hình chính quyền hai cấp vận hành, nhiều doanh nghiệp lớn đã đồng loạt triển khai giải pháp hỗ trợ, đảm bảo hoạt động thông suốt, hiệu quả.