Chủ nhật 11/05/2025 15:25
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Hà Nội: Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

07/12/2021 16:48
Năm 2022, quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế thế giới dự báo thấp hơn năm 2021, đây là rào cản đối với sự phục hồi kinh tế của đất nước cũng như của Thủ đô Hà Nội. Mục tiêu của Thành phố Hà Nội trong năm 2022 là phải thích ứng an toàn, linh ho

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại kỳ họp thứ 3 HĐND TP. Hà Nội. Ảnh: VGP/Gia Huy

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh như trên trong bài phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 3 HĐND TP. Hà Nội khoá XVII diễn ra sáng nay (7/12).

Trong các kết quả TP. Hà Nội đã thực hiện năm 2021, Bí thư Thành uỷ Hà Nội nhấn mạnh đến việc Thành phố đã tiêm phủ vaccine mũi 1 đạt tỉ lệ trên 94%, mũi 2 cho khoảng 85% người dân từ 18 tuổi trở lên và hiện nay Thành phố đang tổ chức tiêm cho trẻ em từ 12-17 tuổi (đến nay đạt trên 85%), từng bước cho các em học sinh trở lại trường học.

Tăng trưởng GRDP của Thành phố cả năm ước đạt khoảng 2,35-3,0%, mặc dù không đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch tăng 7,5%), nhưng vẫn duy trì ổn định; cân đối thu-chi ngân sách vẫn được đảm bảo: Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 108,3% dự toán Trung ương giao, đảm bảo các nhiệm vụ chi theo dự toán, nhất là các nhiệm vụ chi phòng chống dịch bệnh, chi cho công tác an sinh xã hội…

Sản xuất công nghiệp phục hồi khá, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 4,78% (năm 2020 tăng 4,7%). Nông nghiệp ước tăng trưởng 2,83-2,95% góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Thương mại điện tử được đẩy mạnh, tăng cường kết nối bán hàng trực tuyến qua các sàn giao dịch điện tử. Hỗ trợ tích cực cho các lĩnh vực sản xuất, điều hành của chính quyền các cấp từng bước trở thành giải pháp phát triển bền vững, lâu dài. Thành phố đã tổ chức thành công 2 Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp để tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo Bí thư Thành uỷ Hà Nội, kinh tế Thủ đô mặc dù có tăng trưởng, nhưng thấp hơn mục tiêu đề ra. Công tác tổ chức thực hiện, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của Thành phố hiệu quả chưa cao. Một số địa phương, đơn vị trong chỉ đạo phát triển kinh tế còn thiếu quyết liệt, nhất là cụ thể hóa các đột phá, nhiệm vụ trọng tâm của nghị quyết đại hội đảng các cấp. Giải ngân vốn đầu tư công còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra; công tác phòng, chống dịch bệnh có nơi, có lúc còn lơ là, chủ quan...

Khẩn trương tham mưu, xây dựng kế hoạch của năm 2022

Bí thư Thành uỷ Hà Nội nhận định, năm 2022, quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế thế giới dự báo thấp hơn năm 2021 là rào cản thực sự đối với sự phục hồi kinh tế của đất nước cũng như của Thủ đô Hà Nội. Mục tiêu của thành phố Hà Nội trong năm 2022 là phải thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19; tập trung thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế; đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống người dân.

Vì vậy, các cấp, các ngành của Thành phố khẩn trương tham mưu, xây dựng kế hoạch triển khai các công việc với tiến độ cụ thể đối với các chủ trương lớn của Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, như: Đầu tư đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2011-2020; rà soát, sửa đổi Luật Thủ đô và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô… tạo điều kiện thuận lợi cho Thủ đô ngày càng phát triển.

Tại kỳ họp, các đại biểu sẽ thảo luận, quyết nghị đối với các nghị quyết chuyên đề quan trọng liên quan đến chủ trương chính sách lớn, làm cơ sở trong chỉ đạo, điều hành, triển khai các nhiệm vụ thường xuyên năm 2022 và các năm tiếp theo. Vì vậy, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị HĐND Thành phố đi sâu, làm rõ tính hiệu quả, các giải pháp đột phá, tầm nhìn xa hơn, bảo đảm phù hợp, khả thi để triển khai nhanh, góp phần khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế to lớn của Thủ đô về nguồn lực con người, khoa học và công nghệ, giải phóng các nút thắt về hạ tầng, thể chế và phát huy tính năng động, sáng tạo, tự chủ của cơ sở.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội cũng đề nghị đại biểu cần phân tích, đánh giá những kết quả trong công tác phòng chống dịch bệnh của Thành phố thời gian vừa qua, đặc biệt là việc triển khai các mô hình phòng, chống dịch hiệu quả, sự nỗ lực hy sinh của lực lượng tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh chưa từng có trong tiền lệ, đã được nhân dân toàn Thành phố ghi nhận.

Bên cạnh đó, tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỉ lệ giải ngân đầu tư công đảm bảo đạt mức cao nhất; kiên quyết cắt giảm vốn của các dự án không giải ngân được, hoặc có tỉ lệ giải ngân thấp để bổ sung nguồn vốn chi trả nợ, thu hồi vốn ứng trước, các dự án có khả năng giải ngân tốt… nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố lần thứ 6, Hà Nội đã thống nhất tiếp tục chọn chủ đề công tác năm 2022 là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”; đề cao vai trò, trách nhiệm và sự gương mẫu của người đứng đầu ở tất cả các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị; chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, trọng tâm, trọng điểm, gắn với kiểm tra, giám sát thường xuyên.

Kỳ họp cuối năm rất nhiều nội dung quan trọng, Bí thư Thành uỷ Hà Nội đề nghị các vị đại biểu tiếp tục phát huy cao nhất các kết quả đã đạt được của HĐND Thành phố trong thời gian vừa qua, nâng cao hơn nữa chất lượng kỳ họp; nhất là chất lượng thảo luận, chất vấn, trả lời chất vấn theo hướng: Tập trung vào những vấn đề mà cử tri và nhân dân quan tâm; những vấn đề lớn, vấn đề khó để bàn đưa ra các giải pháp, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Tổng thu NSNN trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2021 ước thực hiện 241.896 tỷ đồng, đạt 102,7% dự toán Trung ương giao và đạt 96,2% dự toán HĐND Thành phố giao, bằng 84,1% so với thực hiện năm 2020. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 85.600 tỷ đồng, đạt 78,8% dự toán HĐND Thành phố giao.

Vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới ước đạt 345.000 tỷ đồng (giảm 16%) với khoảng 25.190 doanh nghiệp (giảm 5%). Kim ngạch xuất khẩu giảm, kim ngạch nhập khẩu tăng khá. Xuất khẩu ước đạt 14,98 tỷ USD, giảm 1,2% (năm 2020 giảm 3,4%); nhập khẩu ước đạt 34,35 tỷ USD tăng 18,33% (năm 2020 giảm 9,2%).

Năm 2021, kinh tế vẫn duy trì tăng trưởng, tuy nhiên mức tăng thấp hơn kế hoạch, lũy kế 9 tháng đầu năm, GRDP tăng 1,28% - mức thấp nhất từ trước đến nay (GDP cả nước tăng 1,42%), trong đó dịch vụ chỉ tăng 0,85%.

Dự báo, GRDP của TP. Hà Nội quý IV tăng 5,09-7,37% và năm 2021 tăng khoảng 2,35-3,0%, thấp hơn kế hoạch đề ra từ đầu năm là 7,5%.

GiaHuy/Baochinhphu.vn

Tin bài khác
Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong tháng 6/2025, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân.
Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Chính phủ đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, mở ra cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án, tăng nguồn cung nhà giá rẻ và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Tại hội nghị VNREA 2025, doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng lớn vào Nghị quyết 68-NQ/TW và kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn thị trường.
TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

Việc sáp nhập TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu hứa hẹn hình thành một siêu đô thị năng động, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị vùng Đông Nam Bộ.
Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Trong bối cảnh giá bất động sản tăng “chóng mặt”, giới trẻ đang chuyển từ khát khao "an cư" sang lựa chọn thuê nhà như một cách để tối ưu hoá tài chính và linh hoạt cuộc sống.
Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Nhiều người dân tại Hà Nội đã mất hàng trăm triệu đồng khi tin vào lời hứa "suất ngoại giao" từ môi giới không chính thống. Chuyên gia cảnh báo cần thận trọng để tránh rủi ro tài chính.
Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha

Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha

HĐND tỉnh Quảng Ngãi vừa thông qua quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2000 Khu dịch vụ hỗn hợp Đông Dung Quất và Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Tây Bắc Dung Quất có diện tích hơn 3.300 ha.
Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê, mở ra cơ hội sở hữu nhà cho người thu nhập thấp. Tuy nhiên, liệu đây có phải là giải pháp hiệu quả?
Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Theo số liệu ghi nhận, tâm lý thị trường Bất động sản Bình Thuận có phần cải thiện nhờ vào sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch của tỉnh, nhưng sự phục hồi này không đồng đều giữa các loại hình bất động sản.
Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Thị trường căn hộ TP.HCM năm 2025 đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt ở phân khúc nhà ở vừa túi tiền, gây khó khăn cho người mua có ngân sách hạn chế.
Bất động sản đối mặt với thách thức gì khi Mỹ áp thuế 46% ?

Bất động sản đối mặt với thách thức gì khi Mỹ áp thuế 46% ?

Bà Cao Thị Lan Hương, Phó Tổng Giám đốc Taseco Land, chia sẻ về ảnh hưởng của chính sách thuế quan Mỹ đối với thị trường bất động sản Việt Nam và đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
KBC đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng xây dựng KCN Phú Bình - Thái Nguyên

KBC đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng xây dựng KCN Phú Bình - Thái Nguyên

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phú Bình tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, với tổng vốn đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng.
Biến động trái chiều giá căn hộ ở Hà Nội trong quý 1/2025

Biến động trái chiều giá căn hộ ở Hà Nội trong quý 1/2025

Thị trường căn hộ Hà Nội trong quý 1/2025 chứng kiến nghịch lý: giá sơ cấp tiếp tục tăng cao, trong khi giá thứ cấp lại điều chỉnh giảm, phản ánh áp lực cân bằng cung - cầu rõ nét.
Phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch TP.Dĩ An - Bình Dương tới năm 2045

Phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch TP.Dĩ An - Bình Dương tới năm 2045

Quy hoạch TP.Dĩ An cùng với quy hoạch tổng thể tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 sẽ được xem xét điều chỉnh, tích hợp phù hợp với định hướng phát triển trong bối cảnh hành chính mới.
Bộ Tài chính đề xuất mở rộng miễn, giảm tiền thuê đất từ năm 2025

Bộ Tài chính đề xuất mở rộng miễn, giảm tiền thuê đất từ năm 2025

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định mới nhằm mở rộng đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất, sử dụng đất từ năm 2025, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, hộ dân và tổ chức phi lợi nhuận phục hồi sau dịch.