GDP của Việt Nam ảnh hưởng thế nào khi ADB hạ tăng trưởng kinh tế?

17:11 27/09/2023

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến chậm lại ở mức 5,8% và 6,0% trong năm 2024.

Theo báo cáo của ADB, những yếu tố chính tác động tới nền kinh tế Việt Nam bao gồm tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, việc thắt chặt tiền tệ ở một số quốc gia phát triển và tác động của cuộc xung đột Nga – Ukraine vẫn tiếp diễn. Dù vậy, theo đánh giá nền kinh tế vẫn trụ vững và dự kiến sẽ phục hồi nhanh trong tương lai gần nhờ tiêu dùng trong nước mạnh mẽ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự kiến điều chỉnh xuống mức 5,8% so với mức giá báo cáo hồi tháng 4/2023 là 6.5%; sau đó sẽ tăng lên 6% trong năm 2024 (Giảm từ mức 6.8% trong báo cáo trước đó), phản ánh lực cầu yếu hơn trên toàn cầu so với trước đây.

Mặc dù dự báo tăng trưởng của Việt Nam có sự điều chỉnh giảm so với hồi tháng 4/2023. ADB cho rằng, mức tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam vẫn đứng đầu so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Sang năm 2024, với dự báo ở mức tăng trưởng kinh tế 6%, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á và chỉ sau Philippines là 6,2%.

Yếu tố bên ngoài, tăng trưởng toàn cầu chậm lại, sự phục hồi yếu từ Trung Quốc vẫn là nguy cơ đối với triển vọng kinh tế. Lãi suất duy trì ở mức cao tại Mỹ và Châu Âu cùng với đồng USD tăng mạnh hơn có thể gây thêm khó khăn cho việc phục hồi nhu cầu bên ngoài và dẫn đến việc giảm tỷ giá VNĐ.

Tuy nhiên, báo cáo cũng đền cập đến triển vọng tăng trưởng kinh tế của một số lĩnh vực trong thời gian tới. Cụ thể, lĩnh vực dịch vụ được kỳ vọng tiếp tục mở rộng nhờ sự hồi sinh của ngành du lịch và sự phục hồi của các dịch vụ liên quan. Nông nghiệp sẽ được hưởng lợi từ giá lương thực tăng, và dự kiến tăng trưởng 3,2% trong năm 2023 và năm tiếp theo.

H.M (t/h)