Theo Bộ Tài chính, việc sửa đổi hai nghị định này là cần thiết để phù hợp với chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy và mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Sau khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy nhà nước, nhiều nội dung trong các nghị định hiện hành cần được điều chỉnh để đảm bảo đồng bộ, thống nhất.
Dự thảo nghị định lần này nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn thực hiện, đồng thời tiếp thu kiến nghị, đề xuất từ các bộ, ngành và địa phương liên quan đến quy định về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và hoạt động của Quỹ phát triển đất.
Hiện tại, Nghị định số 104/2024/NĐ-CP quy định Quỹ phát triển đất phải hạch toán, theo dõi toàn bộ nguồn vốn hoạt động theo đúng quy định. Tuy nhiên, quá trình triển khai cho thấy còn chưa rõ ràng về việc có phải chuyển vốn sang Quỹ nhận ủy thác hay không. Do đó, dự thảo nghị định bổ sung quy định rõ ràng: " Không thực hiện chuyển nguồn vốn hoạt động củ Quỹ hát triển đất sang Quỹ nhận ủy thác" để tránh hiểu nhầm và thuận tiện trong thực hiện.
![]() |
Bộ Tài chính đang tổ chức lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2024/NĐ-CP về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và Nghị định số 104/2024/NĐ-CP về Quỹ phát triển đất. |
Sử dụng vốn nhàn rỗi
Để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn và phù hợp với quy định tại Luật Đất đai 2024 về bảo toàn, phát triển vốn của Quỹ, dự thảo bổ sung quy định: "Trong hời gian vốn điều lệ của Quỹ tạm thời nhàn rỗi, được phép gửi có kỳ hạn tạ các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chi phói trên địa bàn; việc này phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và không ảnh hưởng đến nhiệm vụ của Quỹ". Quy định này nhằm thống nhất với nguyên tắc quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước, tương tự như vốn nhàn rỗi của Ngân quỹ Nhà nước.
Chi phí quản lý vốn ứng
Hiện tại, mức chi phí quản lý vốn ứng từ Quỹ được xác định theo lãi suất tiền gửi bằng VND của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, để rõ ràng và dễ thực hiện hơn, dự thảo mới quy định: " Mức chi phí quản lý vốn ứng được xác định tại thời điểm ban hành quyết định ứng vốn lần đầu cho dự án và được cố định trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án".
Ngoài ra, dự thảo cũng mở rộng linh hoạt theo thực tế từng địa phương. Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quyết định mức chi phi quản lý vốn ứng thấp hơn mức quy định, đặc biệt trong các trường hợp như ứng vốn cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhằm phù hợp với nguyên tắc không vì lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo bảo toàn và phát triển vốn.
Các khoản thu – chi trong trường hợp Quỹ hoạt động theo hình thức ủy thác
Theo quy định hiện hành, khi Quỹ hoạt động theo mô hình ủy thác, chi phí quản lý Quỹ được lấy từ toàn bộ khoản thu của Quỹ. Tuy nhiên, để rõ ràng và hợp lý hơn trong phân bổ chi phí, dự thảo đề xuất phân loại các khoản chi như sau: Chi phí ủy thác quản lý Quỹ; Phụ cấp và các khoản chi khác cho thành viên Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và Cơ quan điều hành Quỹ (tối đa 20% tổng thu); Các khoản nộp ngân sách nhà nước và các chi phí hợp pháp khác (tối đa 15% tổng thu).
Dự thảo cũng quy định chi phí ủy thác quản lý Quỹ không vượt quá 50% tổng thu của Quỹ, nhằm đảm bảo Quỹ không bị lỗ và vẫn duy trì nguyên tắc bảo toàn, phát triển vốn.