Thứ tư 18/09/2024 19:54
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

DOC tiếp nhận đề nghị điều tra chống bán phá giá thép chống ăn mòn Việt Nam

12/09/2024 15:37
Nguyên đơn cho rằng, các doanh nghiệp sản xuất,xuất khẩu thép CORE Việt Nam đã nhận được 26 chương trình trợ cấp từ chính phủ và bán phá giá sản phẩm thép.
aa
Bài liên quan
Đài Loan (Trung Quốc) khởi xướng điều tra chống bán phá giá xi măng, clinker Việt Nam
Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép cuộn cán nóng
Việt Nam tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát bán phá giá sợi dài từ polyester của 4 quốc gia

Cục Phòng vệ Thương mại Việt Nam đã nhận thông tin về việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) tiếp nhận đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với sản phẩm thép chống ăn mòn (CORE). Các sản phẩm bị điều tra thuộc mã HS như 7210.30, 7210.41, 7210.49 và nhiều mã khác.

Trong số các quốc gia bị điều tra, có 10 quốc gia lớn bao gồm Canada, Mexico, Brazil, Hà Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Thống nhất, Việt Nam, Úc và Nam Phi. Đây là những quốc gia chiếm khoảng 75% kim ngạch nhập khẩu thép CORE vào Mỹ trong năm 2023. Đáng chú ý, chỉ có Canada, Mexico, Brazil và Việt Nam bị yêu cầu điều tra kép cả CBPG và CTC, trong khi các quốc gia còn lại chỉ bị điều tra về CBPG.

DOC tiếp nhận đề nghị điều tra chống bán phá giá thép chống ăn mòn Việt Nam
DOC tiếp nhận đề nghị điều tra chống bán phá giá thép chống ăn mòn Việt Nam.

Thời kỳ điều tra CBPG và CTC được đề xuất là năm 2023, còn thời kỳ điều tra thiệt hại kéo dài 3 năm từ 2021 đến 2023. Việt Nam bị cáo buộc với biên độ CBPG cao nhất, lên đến 158,83%.

Trong vụ việc này, nguyên đơn đã đề xuất sử dụng Ma-rốc làm quốc gia thay thế, cho rằng nền kinh tế Ma-rốc tương đồng với Việt Nam và quốc gia này cũng có các nhà sản xuất thép CORE đáng kể. Các bên liên quan có 30 ngày để bình luận về việc sử dụng quốc gia thay thế trước khi DOC ban hành kết luận sơ bộ.

Dù không có cáo buộc về biên độ trợ cấp, nguyên đơn cho rằng, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thép CORE của Việt Nam đã nhận được 26 chương trình trợ cấp từ chính phủ, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa của Mỹ. Các chương trình trợ cấp bị cáo buộc bao gồm các chương trình vay vốn, ưu đãi thuế, miễn và hoàn thuế nhập khẩu, ưu đãi về đất đai và các tiện ích với mức giá ưu đãi.

Theo Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC), Việt Nam đã xuất khẩu 242 triệu USD thép CORE sang Mỹ trong năm 2023, chiếm khoảng 7% thị phần.

Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị hiệp hội và các doanh nghiệp liên quan cần chuẩn bị kế hoạch ứng phó trong trường hợp DOC khởi xướng điều tra. Đối với các doanh nghiệp, cần theo dõi sát sao vụ việc, nắm vững quy định điều tra CBPG và CTC của Mỹ, đồng thời đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Doanh nghiệp cũng được khuyến khích hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra Mỹ để tránh bị áp dụng mức thuế cao nhất.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần chủ động đăng ký tài khoản tại IA ACCESS, cổng thông tin của DOC, để cập nhật thông tin và nộp các văn bản liên quan đến cơ quan điều tra.

Theo quy định của Mỹ, quy trình thủ tục vụ việc điều tra chống trợ cấp như sau:

Bước 1: Chính phủ nước bị điều tra (Việt Nam) tham vấn với DOC về Đơn đề nghị điều tra CTC.

Bước 2: DOC có 20 ngày để xem xét Đơn đề nghị điều tra và ban hành quyết định khởi xướng/hay không khởi xướng điều tra, dự kiến ngày 25-9. Trong một số trường hợp đặc biệt, DOC có thể gia hạn thời gian này lên tổng số 40 ngày.

Bước 3: ITC có 45 ngày kể từ ngày nhận Đơn đề nghị để ban hành Kết luận sơ bộ về thiệt hại. Trong trường hợp kết luận sơ bộ của ITC là không có thiệt hại, vụ việc sẽ được chấm dứt toàn bộ (tuy nhiên khả năng này thường thấp).

Bước 4: DOC có 65 ngày kể từ ngày khởi xướng để Ban hành kết luận sơ bộ về trợ cấp.

Bước 5: DOC có 75 ngày kể từ ngày ban hành Kết luận sơ bộ để Ban hành Kết luận cuối cùng về trợ cấp.

Bước 6: ITC có 45 ngày kể từ ngày DOC ban hành Kết luận cuối cùng về trợ cấp để đưa ra Kết luận cuối cùng về thiệt hại.

Bước 7: DOC có 7 ngày để ban hành Lệnh áp thuế trợ cấp (trong trường hơp kết luận có trợ cấp và thiệt hại).

Tin bài khác
Sản phẩm OCOP chất lượng tốt vẫn

Sản phẩm OCOP chất lượng tốt vẫn 'vắng bóng' trên thị trường tiêu dùng

Việc tiêu thụ, tìm kiếm sản phẩm OCOP tại thị trường bán hàng truyền thống hoặc trên các nền tảng bán hàng trực tuyến còn đang gặp nhiều hạn chế, vướng mắc.
Bản tin hàng hoá nhóm nguyên liệu công nghiệp 18/9/2024: Cà phê và ca cao biến động trái chiều, giá đường tăng mạnh

Bản tin hàng hoá nhóm nguyên liệu công nghiệp 18/9/2024: Cà phê và ca cao biến động trái chiều, giá đường tăng mạnh

Nhóm nguyên liệu công nghiệp hôm nay với giá cà phê arabica tiếp tục tăng mạnh, trong khi ca cao và đường ghi nhận biến động trái chiều.
Bản tin hàng hoá nhóm nông sản 18/9/2024: Giá ngô Mỹ tăng nhẹ sau phiên giao dịch biến động

Bản tin hàng hoá nhóm nông sản 18/9/2024: Giá ngô Mỹ tăng nhẹ sau phiên giao dịch biến động

Ngô Mỹ tăng giá sau khi nông dân bắt đầu thu hoạch với kỳ vọng mùa vụ dồi dào và giá bán ngô vụ cũ ở mức cao. Giá lúa mì và đậu tương giảm...
Giá lúa gạo hôm nay 18/9/2024: Thị  trường trong nước và xuất khẩu đồng loạt tăng

Giá lúa gạo hôm nay 18/9/2024: Thị trường trong nước và xuất khẩu đồng loạt tăng

Giá lúa gạo hôm nay 18/9, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ghi nhận có điều chỉnh tăng so với ngày hôm qua. Tại thị trường trong nước, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long gạo nguyên liệu và thành phẩm cùng tăng.
Giá cà phê hôm nay 18/9/2024: Thị trường xuất khẩu tiếp tục bứt phá

Giá cà phê hôm nay 18/9/2024: Thị trường xuất khẩu tiếp tục bứt phá

Trên thị trường nội địa, ghi nhận hôm nay 18/9, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam bộ đang hướng tới mốc 124.000 đồng/kg, hiện dao động trong khoảng 123.300 - 123.800 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg so với hôm qua. 
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son