Doanh nghiệp Việt: Muốn đi đường dài đừng đi một mình!
- 27
- Kinh doanh
- 08:59 22/03/2021
DNHN - Mối liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, giữa các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp lớn còn hết sức hạn chế. Trong khi đó để tăng lực cạnh tranh cần sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp.
Thông tin từ Sách trắng doanh nghiệp (DN) Việt Nam năm 2020 do Bộ Kế hoạch & Đầu tư công bố, hiện cả nước có hơn 750.000 DN đang hoạt động. Cùng với đó, nhiều hiệp hội DN đã được xây dựng, như Hiệp hội Cà phê Ca cao, Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản, Hiệp hội Da giày, ...
Đáng nói, hiện chỉ có khoảng 21% DN nhỏ và vừa tham gia được một phần chuỗi giá trị toàn cầu, 14% thành công trong việc liên kết với đối tác nước ngoài, trong khi số DN FDI đầu tư tại Việt Nam rất nhiều.

Về thực trạng trên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, sự thiếu liên kết chính là rào cản khiến DN Việt Nam gặp khó khăn ở cả 2 phương diện: Tham gia chuỗi giá trị của khối DN FDI và tạo dựng chuỗi giá trị của mình.
Cũng theo Báo cáo của Ngân hàng thế giới, mối liên kết giữa các DN tư nhân trong nước và DN nước ngoài, giữa các DN nhỏ và các DN lớn là không đáng kể và còn hết sức hạn chế. Ví dụ trong ngành công nghiệp ô tô có 20 DN lắp ráp ô tô lớn đang hoạt động, chỉ có 81 nhà cung cấp cấp 1 và 145 nhà cung cấp cấp 2 và cấp 3. Trong khi đó Thái Lan chỉ có 16 nhà lắp ráp ô tô lớn nhưng quốc gia này có tới 690 nhà cung cấp cấp 1 và 1.700 nhà cung cấp cấp 2 và cấp 3.
Có một số nguyên nhân dẫn tới sự tham gia hạn chế vào chuỗi giá trị của các DN Việt Nam, đó là: Các DN Việt Nam chưa nhận thức đầy đủ về sự cần thiết và tầm quan trọng của việc tham gia vào cụm liên kết ngành, vào các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị để phát triển đảm bảo tính bền vững, nên không dám đầu tư đi trước nhằm nắm bắt cơ hội; các DN FDI, DN quy mô lớn thường đã có sẵn hệ sinh thái riêng đi theo và có chuỗi cung ứng luôn sẵn sàng, nên hoặc tự phát triển chuỗi khép kín do đó chưa chủ động tạo cơ hội cho DN trong nước tham gia.
Để hỗ trợ DNNVV tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị cũng như các cụm liên kết ngành, thời gian qua, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh triển khai các giải pháp hoạt động cụ thể như: Triển khai hiệu quả Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, với trọng tâm là xây dựng Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị giai đoạn 2021-2025 với các hỗ trợ về thị trường, hỗ trợ liên kết sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phát triển thương hiệu, hỗ trợ về tiêu chuẩn kỹ thuật, đo lường chất lượng, hỗ trợ về tài chính tín dụng, hỗ trợ sản xuất thử nghiệm... Đây là những nội dung căn bản và cần thiết để hỗ trợ các DN cần phải thực hiện khi muốn tham gia vào các sân chơi quốc tế, chuỗi giá trị.
Linh An
Bài liên quan
#doanh nghiệp Việt

Sự thích ứng và chính sách làm "đòn bẩy" cho doanh nghiệp vượt COVID
Với sự chuẩn bị, khả năng tái cấu trúc, hỗ trợ của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp Việt Nam đã vươn lên, có những cơ hội mới trong năm 2022 này.

Niềm tin của doanh nghiệp chính là điểm sáng năm 2021!
Đó là nhận định của Tiến sĩ Tô Hoài Nam- Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) trong buổi trò chuyện với PV Doanh nghiệp & Hội nhập về những cơ hội mới, thách thức mới đang chờ doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2022.

Sức bật mới từ RCEP giúp doanh nghiệp Việt tiến sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu
Được xây dựng trên nền tảng các FTA riêng lẻ đã có giữa ASEAN và từng đối tác, RCEP trở thành FTA bao trùm, thiết lập các tiêu chuẩn và cơ chế thống nhất tạo thuận lợi thương mại và đầu tư giữa các quốc gia thành viên qua thiết lập một khu vực thương mại tự do đầy tiềm năng.

Biến tiềm năng trở thành động năng để doanh nghiệp Việt làm chủ thị trường nội địa
Giữ vững thị trường trong nước hiện được đánh giá là bệ đỡ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến khó lường. Thị trường nội địa thì không chỉ Việt Nam mà các nước đều đánh giá là rất tiềm năng. Nhưng tiềm năng sẽ chỉ vẫn giữ nguyên nếu không biến nó trở thành động năng để thúc đẩy tăng trưởng. Bàn luận về chủ đề này, Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập đã có những chia sẻ với chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, nguyên Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội.

Tạo động lực để doanh nghiệp "bứt tốc" hậu Covid
Đợt bùng phát dịch lần thứ 4 bắt đầu từ cuối tháng 4/2021 đang gây sức ép nặng nề lên mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Thực tế đó đang đòi hỏi các cơ chế, chính sách phù hợp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để họ có thể “bứt tốc” sau khi phải gánh chịu những hậu quả từ đại dịch. Bàn luận về những vấn đề này, Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập đã có những chia sẻ với GS.TSKH Đỗ Nguyên Khoát – Ủy viên HĐTV về kinh tế khóa IX, thành viên tư vấn của Thủ tướng.

Nhiều doanh nghiệp Việt đang “rơi” vào tay nhà đầu tư nước ngoài
Dịch Covid-19 kéo dài sẽ khiến việc mua bán sáp nhập doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ hơn, nguy cơ các doanh nghiệp tiềm năng của Việt Nam bị thâu tóm bởi các nhà đầu tư nước ngoài với giá rẻ là cận kề.
Đọc thêm Kinh doanh
Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc đạt hơn 231 triệu USD
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc trong nửa đầu năm 2022 đạt trên 231 triệu USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt 3,01%/năm
Giai đoạn từ 2008 đến 2020, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) ngành nông nghiệp đạt 3,01%/năm, quy mô GDP (theo quy mô điều chỉnh, tính giá so sánh) toàn ngành tăng gấp 1,4 lần. Năng suất lao động nông nghiệp đạt 55,9 triệu đồng/người, gấp hơn 4 lần so với năm 2008. Quy mô xuất khẩu nông sản tăng bình quân 8,01%/năm; năm 2020 đạt 42,34 tỷ USD; năm 2021 đạt 48,6 tỷ USD. Nông sản của Việt Nam có mặt ở 196 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Thời gian vừa qua, thị trường vốn và thị trường tiền tệ có sự phát triển nhanh về quy mô và tính thanh khoản, huy động được nguồn lực tài chính lớn cho Chính phủ, doanh nghiệp và chính quyền địa phương…Tuy nhiên, thị trường cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp đã và đang bộc lộ và phát sinh những vấn đề bức xúc, như tình trạng thao túng giá cổ phiếu, gian lận hồ sơ, công bố thông tin không chính xác, sử dụng vốn không đúng mục đích theo phương án phát hành,...
Ứng xử với cú sốc lớn
Lần đầu tiên trong vòng 2 thập kỷ, đồng Euro của châu Âu (EU) trải qua một "cú sốc lớn" khi tỷ giá giảm xuống gần ngang bằng đồng USD. Nếu đồng EURO tiếp tục giảm, thì giá hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu có thể sẽ đắt đỏ hơn. Điều này ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam so với hàng hóa của các quốc gia khác ở thị trường trọng điểm này.
Vĩnh Phúc: Tổng cục QLTT kiểm tra, khảo sát thị trường hàng hóa tại huyện Vĩnh Tường
Thông qua kiểm tra, khảo sát Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT đề nghị lực lượng QLTT tỉnh Vĩnh Phúc đề xuất các biện pháp bình ổn thị trường cung cầu, giá cả hàng hoá dịp tết Trung thu, đồng thời thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật.
Gần 4.200 tỷ đồng thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc Nam đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi
Dự án đường bộ cao tốc Bắc- Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn Quảng Ngãi-Hoài Nhơn có tổng chiều dài 88km; trong đó tuyến đi qua tỉnh Quảng Ngãi có chiều dài 60,30km. Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ,đã khái toán tổng kinh phí thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh là 4.197 tỷ đồng.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực TMĐT phải bổ sung giấy phép kinh doanh
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa có thông báo về việc bổ sung giấy phép kinh doanh đối với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực TMĐT.
Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
Theo Bộ Công Thương, việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào EU sẽ giúp ngành hàng tăng trưởng ổn định và khẳng định chỗ đứng vững trên thị trường thế giới. Ngay từ khi có hiệu lực, Hiệp định EVFTA đã đưa thuế đối với nhiều dòng sản phẩm cà phê của Việt Nam về 0%, tạo điều kiện giúp ngành cà phê Việt Nam gia tăng giá trị và mở rộng thị phần tại EU.
Xuất khẩu thủy sản có dấu hiệu hạ nhiệt, tăng trưởng chậm lại
Thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi tăng nóng từ 39- 62% trong 4 tháng đầu năm, từ tháng 5, xuất khẩu thủy sản đã có dấu hiệu hạ nhiệt, tăng trưởng chậm lại.
5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD
7 tháng đầu năm 2022, có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 58,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.