Bài liên quan |
Quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp thế nào? |
Bộ Công Thương: Số doanh nghiệp bán hàng đa cấp giảm xuống còn 20 đơn vị |
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (UBCTQG) trực thuộc Bộ Công Thương vừa yêu cầu các doanh nghiệp bán hàng đa cấp khẩn trương tiến hành rà soát toàn bộ hồ sơ pháp lý liên quan đến sản phẩm và hoạt động quảng cáo, đặc biệt là với các mặt hàng thực phẩm và mỹ phẩm.
Theo UBCTQG, các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng tất cả sản phẩm trong danh mục kinh doanh theo phương thức đa cấp đã được công bố theo đúng quy định, lưu hành đúng nội dung đã đăng ký, và cung cấp thông tin rõ ràng, chính xác về thành phần, công dụng, chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, các hình thức quảng cáo không được phép sử dụng hình ảnh, tên tuổi, thư từ hay lời cảm ơn của các cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, hoặc nhân viên y tế nhằm tránh gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
![]() |
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp khẩn trương rà soát sản phẩm, hoạt động quảng cáo |
Trong trường hợp doanh nghiệp hợp tác với người có ảnh hưởng (KOLs) để quảng bá sản phẩm, cả doanh nghiệp và KOLs đều phải minh bạch thông tin, không gây nhầm lẫn, và tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật hiện hành.
Động thái này được đưa ra trong bối cảnh gần đây xảy ra nhiều vụ việc nghiêm trọng liên quan đến hàng giả, kém chất lượng. Điển hình là vụ phát hiện đường dây buôn bán sữa bột giả có liên quan đến 573 nhãn hiệu, trong đó nhiều sản phẩm có chất lượng dưới 70% so với công bố, cũng như vụ triệt phá đường dây buôn bán thuốc tân dược giả tại Thanh Hóa với tổng khối lượng 10 tấn, thu lợi bất chính gần 200 tỷ đồng.
Đây là lời cảnh báo nghiêm khắc từ cơ quan chức năng, thể hiện quyết tâm siết chặt hoạt động bán hàng đa cấp nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và duy trì sự minh bạch trong thị trường.